Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp tại VCB chi nhánh tân bình đến năm 2017 (Trang 40)

Trong những năm gần đây, NHTM đã luôn chủ động tích cực quan tâm tới việc phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động vốn cũng phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân. Quan hệ rộng với các TCTD, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phát huy được nội lực và cạnh tranh ngoại lực đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn cho NH, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Huy động vốn tại chỗ là khâu quan trọng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng, việc huy động vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc cân đối tiền tệ trên địa bàn bởi vì nó thu hút một khối lượng tiền rất lớn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực …có nhu cầu về vốn, tạo ra vòng quay liên tục của đồng vốn trong lưu thông.

Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại Vietcombank Tân Bình 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng cộng 3464,9 1 100% 4690,83 100% 5643,58 100% - Cá nhân -Tổ chức kinh tế - Khác 2079,2 9 981,26 404,35 60,01 % 28,32 % 11,67 % 2779,91 1330,60 579,32 59,22% 28,43% 12,35% 3335,02 1650,72 657,84 59,09% 29,25% 11,66%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Tân Bình)

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng giai đoạn 2011- 2013

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011-2013

Kỳ hạn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011/2012 2012/2013 Không kỳ hạn 1527,98 934,46 1008,17 -539,52 +73,71 Có kỳ hạn 2818,48 1794,99 2288,74 -1023,49 +493,75 - kỳ hạn >12 tháng 967,90 538,24 824,53 -429,66 +286,29 - kỳ hạn =<12 tháng 1850,58 1256,75 1464,21 -593,83 +207,46 Tổng cộng 4346,46 2729,45 3296,91 -1617,01 +567,46

Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 -2013

Theo bảng số liệu nêu trên, việc huy động vốn và cho vay luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Có huy động được vốn mới có nguồn để cho vay và ngược lại mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả.

Chi nhánh đã luôn luôn chủ động, tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi trong dân cư. Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, tạo được sự yên tâm cho người gửi.

Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện.

Trong công tác huy động vốn, VCB Tân Bình thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng, nên nguồn vốn của chi

nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối cung, cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi được chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát với nhiều hình thức, kịp thời khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối, nâng cao uy tín của NH với khách hàng.

Nhìn chung nguồn vốn huy động tại VCB Tân Bình 3 năm qua có xu hướng giảm mạnh rồi tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn từ khách hàng tại chi nhánh chưa thực sự ổn định. Trong đó, huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn.

Cụ thể: Năm 2011, huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn đạt 2.818,48 tỷ đồng, chiếm 64,85% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, huy động vốn có kỳ hạn đạt 1.794,99 tỷ đồng, chiếm 65,76% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013, huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn đạt 2.288,74 tỷ đồng, chiếm 69,42% trong tổng nguồn vốn huy động. So sánh giữa các năm thì nguồn vốn huy động năm 2012 giảm 539,52 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm là 62,80%. Trong đó: Tiền gửi không kỳ hạn giảm 539,52 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 38,41%. Tiền gửi có kỳ hạn giảm 1.023,49 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,39%. Sự sụt giảm đáng kể đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất lớn từ khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới.

Bước sang năm 2013, tình hình huy động vốn của VCB Tân Bình đã có dấu hiệu tích cực hơn. Tổng nguồn vốn huy động đã tăng lên, tăng 567,46 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,79%. Nguyên nhân chính là do lãi suất huy động tăng mạnh vào đầu năm 2013 cùng với việc chi nhánh đã chủ động, tích cực hơn trong việc huy động vốn và nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu tích cực hơn nên việc thu hút khách hàng gửi tiền có kỳ hạn tăng lên.

Mặc dù nguồn vốn huy động của VCB Tân Bình chưa thực sự ổn định, nhưng đã từng bước có dấu hiệu phục hồi cao hơn khẳng định xu thế phát

triển tiến bộ của chi nhánh. Đó là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp tại VCB chi nhánh tân bình đến năm 2017 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w