Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp tại VCB chi nhánh tân bình đến năm 2017 (Trang 70)

B. Tổng số dư nợ quá hạn thu hồi:

3.4.2/ Nguyên nhân của những hạn chế

Xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

3.4.2.1/ Từ phía Ngân hàng

Chất lượng tín dụng có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, còn nhiều khoản vay phải gia hạn, đó là:

+ Tình trạng thiếu thông tin

Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: Không biết rõ tình hình thực tế của DN, thiếu thông tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu, biến động thị trường nên không lường trước được các rủi ro. Như vậy, trong điều kiện không nắm bắt được đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi.

+ Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Với quy trình tín dụng ngắn hạn đối với DN hiện tại thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và khó tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Bởi vì một hợp đồng tín dụng có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực mà cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết. Chưa kể có những trường hợp cố tình làm sai vì những lý do cá nhân.

+ Công tác thẩm định

Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ có mặt chưa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại.

Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm ,kiểm soát không thường xuyên.

+ Chiến lược khách hàng

Chiến lược khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa có lộ trình bước đi cụ thể, còn ỷ lại vào Hội Sở, chưa sử dụng tốt hoạt động marketting.

3.4.2.2/ Từ phía doanh nghiệp + Năng lực quản lý có mặt còn yếu

Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng có rất nhiều rủi ro, môi trường kinh doanh luôn đầy tính canh tranh. Điều này đòi hỏi năng lực quản lý của các DN phải không ngừng được nâng cao. Nhưng đây là một trong những hạn chế rất lớn của các DN Việt Nam nói chung (khách hàng chủ yếu của VCB Tân Bình) khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, dẫn đến có DN hoạt động không hiệu quả. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.

+ Số liệu tài chính của DN không trung thực

Một thực tế đang tồn tại lâu nay là các DN vay vốn luôn đối phó với NHTM thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực. Điều đó gây khó khăn cho NHTM trong việc thẩm định và ra quyết định tín dụng đúng đắn.

+ Sử dụng vốn sai mục đích

Mặc dù khách hàng đi vay đều có các phương án rõ ràng, cụ thể thế nhưng khi đã được giải ngân thì cũng đã có mố số khách hàng sử dụng vốn vào một mục đích khác, không đúng với phương án vay. Tuy nhiên, số lượng khách hàngsử dụng vốn sai mục đích không nhiều nhưng những vụ việc phát sinh sẽ liên quan đến uy tính của CBTD, làm ảnh hưởng xấu đến Chi nhánh.

+ Thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh

Không nắm bắt được thông tin, khả năng quản lý yếu kém, việc kinh doanh không có hiệu quả sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn kinh doanh, không thể trả hết nợ đúng hạn cho Chi nhánh. Đồng thời, hoạt động kiểm soát của các

doanh nghiệp còn yếu kém, các BCTC còn thiếu độ tin cậy, gây khó khăn trong việc phân tích tín dụng của Chi nhánh.

+ Khả năng dự báo

Những rủi ro khách quan và thay đổi thị trường còn kém, họat động kinh doanh của họ phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nếu không nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường, cùng những biến động của chúng thì các doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và Ngân hàng cho vay là người phải chịu những tổn thất trong hoạt động cho vay của mình.

3.4.2.3/ Các nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài

Nền kinh tế nước ta trong thời gian qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng, các chính sách cùng các biện pháp của Chính phủ đưa ra đều nhằm để kiềm chế lạm phát và bình ổn kinh tế. Chính vì vậy trong thời gian qua hoạt động của nền kinh tế trở nên chậm lại đã khiến cho các Ngân hàng lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Đồng thời nước Chính phủ ta còn quy định mức trần lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản, với mức trần lãi suất này đã khiến cho các DN vừa và nhỏ dường như gần hết cơ hội vay ở các Ngân hàng. Trong khi đó các Ngân hàng với quy mô nhỏ đã cho vay quá nhiều trong thời kỳ phát triển nóng, đặc biệt là để hỗ trợ hoạt động kinh doanh BĐS, chính điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng và Ngân hàng HDBank-Chi nhánh Hàng Xanh cũng không ngoại lệ.

+ Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động SXKD của các DN, với việc Chính phủ đưa ra công cụ chống lạm phát chủ yếu là thắt chặt tiền tệ đã là yếu tố đè nặng lên vai các DN, các DN rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, khả năng vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư, mở rộng bị thu hẹp, khiến cho tình hình SXKD của các DN gặp khó khăn lớn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hóa vì hàng kém chất lượng, không đủ tính cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh

gay gắt này. Chính vì những tác động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của các DN và khả năng trả nợ vốn vay của Ngân hàng trong thời kỳ trước khủng hoảng. Vì vậy đã làm cho hoạt động tín dụng của hầu hết các Ngân hàng đều giảm sút.

+ Mặt khác, việc thị trường BĐS chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giảm tính pháp lý và giá trị của các tài sản thế chấp được dùng để vay vốn tín dụng Ngân hàng. Các Ngân hàng không được phép cho vay trên 50% giá trị tài sản và 70% giá trị thị trường, và với quy định cho vay không vượt quá 35% giá trị ban đầu của tài sản thế chấp đã làm cho giá tài sản giảm xuống rất nhiều, gây khó khăn cho cả các DN và Ngân hàng. Vì thế, việc thế chấp, đánh giá tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đánh giá chất lượng cho vay của chi nhánh Tân Bình trên cơ sở trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, hạn chế của đề tài chưa có sự so sánh về chất lượng tín dụng đối với các NHTM khác trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM như BIDV, VietinBank, Argribank, và các NHTM cổ phần khác, để biết thực chất chi nhánh Tân Bình mạnh hay yếu. Hướng đến sẽ tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, đề tài xem xét thực trạng tình hình tín dụng trung – dài hạn mà chi nhánh Tân Bình đáp ứng cho khách hàng doanh nghiệp như thế nào? Là cơ sở để thực hiện trong chương tiếp theo.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị và chất lượng cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp tại VCB chi nhánh tân bình đến năm 2017 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w