nghiệp tại Chi nhánhTân Bình
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng thành lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tiếp nhận hồ sơ
+ CBTD chịu trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng lập và hoàn
thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với nội dung, tính chất, yêu cầu của từng khoản vay. Cụ thể hồ sơ vay gồm:
-Hồ sơ pháp lý:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, điều lệ DN, quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), kế toán trưởng…
Đăng ký mã số thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép hành nghề. Các giấy tờ cần thiết khác : Hợp đồng mua bán, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.
Nếu cá nhân: Phải có hộ khẩu, CMND, hộ chiếu. Hồ sơ khoản vay:
Chứng minh khả năng trả lãi vay và nợ gốc khi đáo hạn Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn.
Các báo cáo của DN về tình hình, kế hoạch SXKD, tình hình tài chính …
Hồ sơ đảm bảo tiền vay:
Nếu cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thì phải có giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện đảm bảo bằng tài sản khi bên cho vay yêu cầu hoặc chỉ định của Chính phủ.
Nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng thì phải có giấy tờ pháp lý chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc người bảo lãnh (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở…); Giây chứng nhận bảo hiểm tài sản và các giấy tờ có liên quan.
Nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay phải có giấy cam kết thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay.
Nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản bên thứ ba phải có: Hợp đồng, văn bản bảo lãnh của bên thứ ba: Các giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản của bên thứ ba.
CBTD tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, xác minh thông tin mà khách hàng đưa ra. Tập trung xem xét hồ sơ:
Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người vay bổ sung hoặc sửa đổi.
Nếu không đủ điều kiện , không phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàngthì từ chối sau khi đã báo cáo với lãnh đạo phòng (CBTD nêu rõ lý do và ký tên).
Nếu đầy đủ thì nhận hồ sơ để tiến hành thẩm định. Sau đó CBTD hoặc bộ phận thẩm định định giá tài sản đảm bảo, chuẩn bị thẩm định và lập tờ trình thẩm định.
Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình thẩm định + Đánh giá chung về khách hàng
Năng lực pháp luật dân sự Mô hình tổ chức của đơn vị
Khả năng quản trị điều hành của Ban lãnh đạo
Đánh giá tình hình hoạt động chung của ngành nghề kinh doanh Quan hệ của khách hàng với các TCTD.
Quan hệ của khách hàng với các TCTD
Đánh giá các rủi ro chủ yếu nếu giải quyết cho vay
+ Đánh giá tình hình tài chính và SXKD chung của khách hàng
Đánh giá về độ chính xác, trung thực của các số liệu, báo cáo về tính hình tài chính của khách hàng.
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tình hình SXKD và khả năng tài chính của khách hàng.
Phân tích các nguyên nhân tồn tại
+ Phương án SXKD sử dụng tiền vay, khả năng trả nợ.
+ Xem xét khả năng nguồn huy động vốn và lãi suất của Chi nhánh.
+ Xem xét các điều kiện khác: CBTD phối hợp với các phòng xem xét
các trường hợp khoản vay có liên quan đến các điều kiện khác như : điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán ….
Sau khi thẩm định xong và thảo luận sơ bộ với người vay về điều kiện vay, phải có kết luận đánh giá đầu đủ các nội dung cần thẩm định bằng văn bản, trong đó đề xuất ý kiến, ghi rõ có giải quyết cho vay hay không?
Nếu xét thấy cho vay được thì phải đề xuất cụ thể các điều kiện cho vay:
-Mức cho vay, lãi suất cho vay.
-Thời hạn cho vay, các kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ từng kỳ, định kỳ
-Các điều kiện đảm bảo tiền cho vay (nếu có).
-Các điều kiện cần phải hoàn thiện trước khi ký HĐTD hoặc giải ngân.
-Biện pháp theo dõi kiểm tra (nếu cần thiết) -Các điều kiện bổ sung cần ghi trong HĐTD.
Nếu không cho vay được thì nêu rõ lý do. Dù kiến nghị cho vay hay không cho vay, CBTD vẫn phải ký tên tờ trình thẩm định và khi hoàn tất công việc thẩm định, CBTD chuyển toàn bô hồ sơ và tờ trình thẩm định cho Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh kiểm tra, có thể thẩm định lại nếu cần thiết.
Bước 3: Quyết định cho vay
Giám đốc Chi nhánh, căn cứ tờ trình thẩm định có chữ ký của CBTD, Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay.
+ Trường hợp không cho vay thì ghi rõ lý do để thong báo bằng văn
bản cho khách hàng.
+ Trường hợp quyết định cho vay thì nội dung duyệt cho vay phải xác
định rõ số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác nếu có thể.
+ Trình lên Hội đồng tín dụng hoặc trình Hội sở chính đối với các
khoản vay lớn, phức tạp, ngoài thẩm quyền quy định.
Bước 4: Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký kết HĐTD
Khi hồ sơ vay vốn được duyệt cho vay, CBTD phải cùng người vay tiến hành các bước hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng, bao gồm:
+Bổ sung tờ trình thẩm định nếu có yêu cầu.
+ Thống nhất với khách hàng về nội dung và điều kiện cho vay đã phê
duyệt.
+ Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, thủ tục.
+ Đối với trường hợp từ chối cho vay, soạn thảo văn bản trả lời trình
ký duyệt.
Khách hàng và lãnh đạo Ngân hàng ký kết HĐTD. Sau khi HĐTD được ký kết, CBTD có trách nhiệm nhận hồ sơ, tài liệu của khách hàng, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và giao cho các bộ phận có liên quan để theo dõ, lưu trữ theo quy định.
Bước 5: Duyệt giải ngân
Hoàn thiện các thủ tục giải ngân: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ, điều kiện giải ngân phù hợp với điều kiện của HĐTD, bao gồm:
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân.
+ Đăng ký, chứng thực hợp đồng tại các Cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật cũng như trong trường hợp có thỏa thuận riêng với khách hàng.
+ Chứng từ hoặc thỏa thuận đồng tại Cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật cũng như trong trường hợp có thỏa thuận riêng với khách hàng.
+ Chứng từ hoặc thỏa thuận thực hiện các hình thức đảm bảo tiền vay
khác theo quy định của HĐTD.
+ Giấy nhận nợ và các giấy khác liên quan đến việc nhận nợ theo quy
định của Ngân hàng.
Trình duyệt giải ngân: CBTD sau khi kiểm tra xem xét, nếu đủ điều kiện giải ngân thì lập tờ trình giải ngân trình Ban lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt.
Bước 6: Giải ngân
+ Khi đã được giải ngân, CBTD theo dõi việc phát tiền vay, chuyển
chứng từ thanh toán đã được Ban lãnh đạo duyệt cho phòng Kế toán Ngân quỹ giải ngân cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ làm căn cứ giải ngân theo quy
định.
+ Phòng Kế toán Ngân quỹ giải ngân khoản tiền vay cho khách hàng theo nội dung đã được duyệt và tiến hành hạch toán vào sổ theo quy trình kế toán.
+ Khách hàng có thể giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần tùy theo nhu cầu và
mục đích sử dụng vốn, tùy theo phương thức cho vay. Nhưng tổng số tiền của các lần giải ngân không được vượt quá số tiền mà Ngân hàng đã cấp tín dụng của khách hàng.
Bước 7: Theo dõi quá trình sử dụng vốn vay
Sau khi giải ngân cho khách hàng, CBTD phải tiền hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, cụ thể:
+ CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo HĐTD như: số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng, ngày tháng năm giải ngân, lãi suất cho vay, số tiền thu nợ , ngàn đáo hạn, …Theo dõi đôn đốc khách hàng thực hiện việc cầm cố, thế chấp tài sản hình thành vốn vay theo hợp đồng sau khi tài sản đã hình thành và hoàn tất thủ tục xác nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng.
+ Theo dõi, đánh giá tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng. Đồng
thời có kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và việc thực hiện các điều khoản của HĐTD thong qua các biện pháp:
-Kiểm tra sổ sách hoạch toán theo dõi của khách hàng. -Kiểm tra chứng từ, hóa đơn.
-Kiểm tra chứng từ quyết toán, thanh lý hợp đồng.
-Kiểm tra trực tiếp tài sản có liên quan tới vốn vay và tài sản đảm bảo
khoản vay.
Sau khi kiểm tra, CBTD phải có báo cáo bằng văn bản cho Trưởng phòng. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tài sản
đảm bảo không đủ đảm bảo cho khoản vay, hay bị hư hỏng thì CBTD cùng Trưởng phòng kinh doanh phải có đề xuất cụ thể để xử lý.
Theo dõi tình hình SXKD chung của khách hàng, CBTD có trách nhiệm:
+Đôn đốc khách hàng cung cấp báo cáo về tình hình tài chính, kinh
doanh.
+ Theo dõi, phân tích định kỳ, đánh giá tình hình hoạt động và tài sản
chính của khách hàng.
+ Báo cáo Ban lãnh đạo để cùng khách hàng có biện pháp khắc phục nếu tình hình SXKD, tài chính của khách hàng gặp những biến động bất lợi.
+ Đánh giá, phân loại các khoản nợ của khách hàng đề cùng Ban lãnh
đạo Ngân hàng sớm có hướng giải quyết.
Bước 8: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý thu hồi nợ
Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:
+ Trước khi khoản vay đáo hạn khoản 10 – 15 ngày, CBTD có trách
nhiệm đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ.
+ Nếu khách hàng gửi giấy đề nghị gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn
nợ, CBTD xem xét giấy đề nghị gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ có phù hợp với tình hình SXKD của người vay hay không. Nếu xét thấy phù hợp thì lập tờ trình gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ gởi Hội đồng tín dụng. Nếu không đồng ý cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ gởi Hội đồng tín dụng. Nếu không đồng ý cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ cũng phải lập tờ trình nêu rõ lý do.
+ Trường hợp đồng ý cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì lập
phụ kiện HĐTD (nếu cần) và chuyển cho phòng kế toán để theo dõi. Trường hợp không đồng ý cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải thong báo cho khách hàng biết để có kế hoạch trả nợ, CBTD phải bám sát khách hàng
vay tiền để tiến hành thu nợ cho đến khi thu hồi nợ xong.
+ Chuyển nợ quá hạn: khi khoản vay đến hạn, nêu không nhận được
giấy đề nghị gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của khách hàng đã được cấp lãnh đạo ký duyệt, kế toán phải chuyển khoản nợ sang nợ quá hạn.
Xử lý và thu hồi nợ:
+ Khi có nợ quá hạn, CBTD viết thư mời lần thứ nhất gửi cho khách hàng nhằm giải quyết nợ quá hạn. Nếu khách hàng không đến làm việc hoặc hết thời gian cam kết trả nợ của khách hàng vay tiền, CBTD có trác nhiệm chuyển toàn bộ toàn bộ hồ sơ nợ quá hạn sang phòng pháp chế.
+ Phòng pháp chế tiếp tục làm việc với khách hàng để thu hồi nợ gốc
và lãi. Khai khách hàng không có khả năng trả nợ, kịp thời đề xuất Ban lãnh đạo chuyển hồ sơ đến các cơ quan pháp luật khởi kiện theo quy định trong thời hiệu khởi kiện của HĐTD.
Bước 9: Thanh lý HĐTD
HĐTD được thanh lý khi người vay đã trả hết nợ vay Ngân hàng bao hồm cả gốc và lãi phát sinh. Thủ tục thanh lý như sau:
+ Sau khi khách hàng đã trả hết nợ, phòng nghiệp vụ kinh doanh lập văn bản đề nghị giao trả tài sản đảm bảo nợ vay, các giấy tờ thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh cho khách hàng và các giấy tờ khác.
+ Căn cứ đề nghị của phòng nghiệp vụ kinh doanh và xác nhận của
phòng Kế toán Ngân quỹ, Giám đốc Chi nhánh phê duyệt giải chấp và ký văn bản giải chấp gởi đến cơ quan có liên quan.
+ CBTD hướng dẫn khách hàng đến phòng công chứng để làm thủ tục
giải chấp và đến cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo để xóa giao dịch đảm bảo.
+ Sau khi có phê duyệt giải chấp, thủ quỷ kho xuất kho để trả lại các giấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản bảo lãnh cho người cho vay.
cố, bảo lãnh.
3.2.2/ Tình hình tín dụng trụng - dài hạn đối với doanh nghiệp theo hình thức sở hữu