Các chiến lược và giải pháp để thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty khoáng sản-xây dựng-phụ gia xi măng thanh hoá (Trang 79 - 84)

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là khai thác phụ gia xi măng , chiếm hơn 70%. Vì vậy, ta xây dựng ma trận SWOT áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh này.

Vận dụng ma trận SWOT Công ty nên tiến hành theo 8 bước sau: - Liệt kê cơ hội lớn bên ngoài Công ty

- Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài Công ty - Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của Công ty

- Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của Công ty

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược S/O vào ô thích hợp

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với đe doạ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược S/T vào ô thích hợp.

- Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược W/O vào ô thích hợp.

- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kêt quả chiến lược W/T vào ô thích hợp.

Qua phân tích và dự báo môi trường kinh doanh đã xác định được những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và cùng với việc thực hiện 8 bước trên được thể hiện ở bảng sau:

* Cơ hội (O )

1. Tốc độ đô thị hoá phát triển

2. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển 3. Thuế thu nhập thấp • Nguy cơ (T ): 1. Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh trực tiếp 2. Năm 2006, ngành

công nghiệp xi măng tham gia lộ trình AFTA

* Điểm mạnh ( S)

1. Quy mô doanh nghiệp lớn

2. Nguồn lực tài chính

- Mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô ( O1 O2O3S1)

- áp dụng mọi biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm (

– khả năng huy động vốn cao

- Đầu tư thêm máy móc trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao .

T2, S2 )

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường và giữ ổn định thị trường truyền thống • Điểm yếu ( W ) 1. Mất uy tín đối với khách hàng truyền thống 2. Cán bộ phòng kế hoạch thiếu kiến thức hoạch định chiến lược 3. Hoạt động marketing yếu kém - Đẩy mạnh hoạt động marketing thúc đẩy tiêu thụ

- Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ xây dựng kế hoạch để đảm bảo các chiến lược có tính khả thi và đúng hướng cho Công ty vững bước trên đà phát triển - Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống ( W1, T1) - Giảm thiểu những chi

phí không cầm thiết, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng ( T1, W1, W3)

2. Các chiến lược Công ty sử dụng :

2.1. chiến lược thị trường :

Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay là đảm bảo sự tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp là không ngừng giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Công ty Khoáng sản - Xây dựng - Phụ gia xi măng Thanh Hoá xác định thị trường nội địa là thị trường xcan bản đầu tiên cũng là thị trường lâu dài của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải có những hiểu biết tường tận về thị trường nội địa, phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp để từ đó nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh thâm nhập thị trường. Các phương án chiến lược sau nên được sử dụng trong chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường của Công ty:

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Phương án 1: _Thực hiện giữ vững và tìm cách tăng trưởng thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện taị với các sản phẩm chủ chốt của Công ty như: đá bazan, quặng sắt, cát silic

_ Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đặc biẹt là nghiên cứu khách hàng

_ Xây dựng chính sách giá cả hợp lý

Thị trường chủ yếu của Công ty hiện nay là các nhà máy xi măng ở Thanh Hoá, Nghệ An. Để có thể giữ vững được thị trường truyền thống này Công ty cần ký kết những hợp đồng dài hạn trong tiêu thụ, giữ chân khách hàng bằng những dịch vụ ưu đãi như: giảm chi phí vận chuyển, giảm giá với những hợp đồng tiêu thụ nhiều, lâu dài ...

Phương án 2: chiến lược tìm kiếm các thị trường mới để tiêu thụ các sản

phẩm mà Công ty khai thác, tức là tìm kiếm những khách hàng mới ở thị trường mới.

Tìm kiếm thị trường mới : đó là các nhà máy xi măng phía Bắc. Do đặc điểm của ngành không cho phép tạo ra sự khác biệt hoá nhiều nên giá cả sản phẩm là điều kiện tất yếu để thâm nhập thị trường. Để làm được những điều trên Công ty cần thực hiện:

+ Đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng quy mô để tận dụng ưu thế hiệu quả kinh tế nhờ quy mô.

+ Mở chi nhánh ở các tỉnh phía Bắc để đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng nhằm thâm nhập thị trường miền Bắc.

Tóm lại, trong nền kinh tế hiện nay, để có thể giữ vững được khách hàng để làm ăn lâu dài là rất khó khăn bởi tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Do đó, chỉ có thể giữ vững khách hàng hiện tại khi Công ty có một ưu thế nào đó. Vì vậy, bên cạnh việc củng cố thị trường hiện tại, Công ty cần mở rộng thị trường để tận dụng tối đa năng lực của mình đồng thời tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm này chủ yếu là thị trường nước ngoài. Để có thể thâm nhập thị trường nước ngoài đòi hỏi Công ty phải có những phân tích kỹ lưỡng về thị trường đó: môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp ở đó như thế nào, quy mô thị trường đó ra sao và khả năng cung ứng của Công ty có thể đáp ứng đến đâu. Để thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài Công ty cần phải thực hiện các công việc sau:

- Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nghiên cứu các nguồn lực sẵn có tại nước kinh doanh để khai thác sử dụng với giá rẻ.

- Lập đại lý giao dịch trên thị trường nước ngoài hoặc qua môi giới để đảm bảo kinh doanh an toàn, hạn chế thấp nhất mức rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu.

2. Chiến lược suy giảm:

Chiến lược suy giảm thích hợp đối với sản phẩm xi măng, dịch vụ vận tải. Đây là 2 mặt hàng hầu như không đem lại lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần giảm bớt đầu tư ở hai lĩnh vực này để tạo tiềm lực tài chính cho lĩnh vực phụ gia xi măng và khoáng sản xuất khẩu.

3. Chiến lược cạnh tranh :

Chiến lược cạnh tranh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm trong một ngành ( phân đoạn thị trường nhất định) mà doanh nghiệp kinh doanh. Căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược có thể phân các chiến lược cạnh tranh thành: chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược trọng tâm hoá.

Việc lựa chọn chiến lược nào tuỳ thuọc vào năng lực, đặc điểm kinh doanh cũng như mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với ngành công nghiệp phụ gia xi măng, khai thác khoáng sản thì tính chất sản phẩm của ngành không cho phép tạo ra sự khác biệt hoá nhiều. Do đó sẽ có ít cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc khác biệt hoá sản phẩm và phân đoạn thị trường. Thay vào đó, giá cả là chỉ tiêu chủ yếu mà khách hàng sử dụng để đánh giá sản phẩm nên

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào cũng cố sản phẩm với giá thấp nhất.

Để thực hiện chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. - Giảm thiểu những chi phí không cần thiết

- Giảm lực lượng lao động quản lý, tạp vụ, tăng cường lao động quản lý có trình độ, năng lực

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty khoáng sản-xây dựng-phụ gia xi măng thanh hoá (Trang 79 - 84)