Phân tích và dự báo môi trường nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty khoáng sản-xây dựng-phụ gia xi măng thanh hoá (Trang 72 - 75)

III. Thực tiễn công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch của công ty khoáng

2.Phân tích và dự báo môi trường nội bộ doanh nghiệp

Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty là mô hình trực tuyến nên nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, tránh được sự chồng chéo mệnh lệnh từ nhiều cấp quản trị xuống. Song nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế: không sử dụng được các chuyên gia trong hoạt động quản trị; đường ra quyết định quản trị dài có thể làm mất thời cơ, cơ hội, mất tính linh hoạt; thông tin chậm và có thể không chính xác. Đặc biệt, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là có sự phân tán theo không gian ( do đặc điểm khai thác tài nguyên ) nên việc quản trị trực tuyến sẽ gây nhiều khó khăn ( thông tin giữa các cấp quản trị chậm và có thể không chính xác làm mất đi các cơ hội, thời cơ kinh doanh hay không lường trước được cũng như phản ứng kịp thời trước những thay đổi của môi trường kinh doanh ).

2.2. Tình hình tài chính:

Tình hình tài chính của Công ty được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau: * Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Tỷ số nợ = Tổng nợ

Vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu

Tỷ số này > 1 chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty là xấu. Ngược lại, tỷ số này < 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt.

* Phân tích khả năng thanh toán:

Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Tỷ số khả năng thanh toán =

Nợ ngắn hạn * Phân tích hiệu quả kinh doanh :

Lợi nhuận + Lãi vay + Doanh lợi trên vốn =

Tổng vốn kinh doanh

Lợi nhuận + Lãi vay + Doanh lợi trên doanh thu =

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tổng vốn kinh doanh

Bảng 3.3 :Ta có bảng tổng hợp các chỉ số phân tích sau:

Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

1. Doanh thu Triệu VNĐ 30483,7 34491,4 49300

2. Lợi nhuận Triệu VNĐ 357,6 371 425

3. Tổng nợ Triệu VNĐ 8789,43 7561,6 8249,5

4. Tổng vốn chủ sở hữu

Triệu VNĐ 6361,147 7769,6 8569,6 5. Nợ ngắn hạn Triệu VNĐ 4045,73 3858 4021,7 6. Tài sản lưu động Triệu VNĐ 7646,6 10221,6 10451,4 7. Hàng tồn kho Triệu VNĐ 116,02 599,55 327,6 8.Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu 1,38 0,97 0,96 9. Tỷ số khả năng thanh toán 0,54 2,49 2,58

10. Doanh lợi trên doanh thu

0,0117 0,0108 0,0068

( Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Nhận xét: Năm 2000, tình hình tài chính của Công ty rất xấu, Công ty rơi vào trạng thái nợ nần ( tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 1,38 > 1; khả năng thanh toán = 0,54 <1 ). Nhưng sang năm 2001, 2002 tình hình tài chính đã khá lên nhiều ( tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1), song việc sử dụng vốn lưu động lại không hiệu quả. Lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu là quá thấp, lại giảm dần qua các năm.

2.3. Nhân sự:

Công ty có một lực lượng lao động lớn, nhân công rẻ. Song, Công ty lại thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý có tri thức, năng lực tiếp thu kiến thức quản lý mới; thiếu đội ngũ lao động chuyên môn, đặc biệt là cán bộ phụ trách hoạt động marketing, phụ trách hoạt động xây dựng kế hoạch; thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề bậc thợ cao ( 70 - 75% lao động là lao động bậc 1, chỉ có 5 -6% lao động bậc 6,7 ). Vì vậy, năng suất lao động không cao. Mặc dù vậy, lực lượng lao động này lại không được thường xuyên đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ.

Đây là một khó khăn nan giải cho Công ty khi muốn thay đổi công nghệ sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.

2.4. Hoạt động marketing:

Marketing có thể mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thoã mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ.

Hiện nay, Công ty không có bộ phận marketing. Các hoạt động marketinh đều do phòng kế hoạch - kỹ thuật đảm nhận. Song các hoạt động này hiện nay còn rất yếu. Các hoạt động nghiên cứu thị trường ( tìm hiểu các chính sách, chiến lược của đối thủ cạnh tranh; nhu cầu khách hàng ...), xúc tiến bán hàng hầu như là không có. Việc chăm sóc khách hàng không thường xuyên. Công ty đã để mất dần uy tín đối với khách hàng truyền thống và để cho đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào. Việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường cũng không được xem xét nhiều. Nhìn chung, hoạt động marketing của Công ty chưa được quan tâm nhiều, yếu kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty khoáng sản-xây dựng-phụ gia xi măng thanh hoá (Trang 72 - 75)