b, Đối với thành ngữ Hán Việt
2.2.3. Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn Tập làm văn
Tập làm văn là phân môn rất quan trọng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt, làm công cụ giao tiếp và tư duy. Để làm được bài văn, học sinh phải huy động vốn kiến thức nhiều mặt như: Các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… học sinh lại còn phải sử dụng nhiều loại kỹ năng như: Dùng từ đặt câu, dựng đoạn, tạo văn bản, kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý… và nhân tố quan trọng để làm một bài văn là vốn từ. Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả. Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khả năng tiếp nhận từ ngữ của mỗi học sinh, đặc biệt là vốn từ Hán Việt. Như chúng ta đã biết từ Hán Việt chiếm tới 75% trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, khi làm một bài văn, hay một đoạn văn học sinh phải huy động khá nhiều từ Hán Việt, chính vì vậy giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số từ Hán Việt theo các dạng bài văn. Ví dụ 1 :
Bài 3, hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp [12. 49].
Ở bài này giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh một số từ Hán Việt miêu tả về các bộ phận của con gà trống để là nổi bật vẻ đẹp của nó như:
- Về những đức tính của con gà cung cấp cho học sinh những từ như : Sứ giả của bình minh, nhân, lễ, nghĩa,chí, tín...
Ví dụ 2:
Bài 2, lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay [11. 49]. Ở bài này giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh cách lập dàn ý cho bài văn và cung cấp cho các em một số từ Hán Việt để miêu tả về chiếc áo như sau:
Mở bài: Gới thiệu chiếc áo hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có tự bao giờ? Mua hay may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?
Ví dụ: Đó là chiếc áo em được mẹ may cho nhân dịp đầu năm học mới (giáo viên có thể cung cấp thêm các từ như: Ngày khai trường, trung thu, tết thiếu nhi,..)
Thân bài: Tả bao quát chiếc áo (hình dáng, kiểu, rộng, hẹp, loại vải, màu gì?) + Áo màu trắng, chất vải cô tông, kiểu áo sơ mi, dáng rộng, mặc rất thoải mái (giáo viên cung cấp thêm từ như: Vải tổng hợp, kiểu cổ điển, hiện đại...)
- Tả từng bộ phận (cổ áo, thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo, tà áo...). + Cổ đứng, vừa vặn.
+ Tay áo không quá dài.
+ Áo có hai túi trước ngực rất tiện có thể cài bút vào trong.
+ Hàng khuy trắng bóng, được khâu rất chắc chắn ( hoặc hàng khuy may năm lỗ luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hành quân trong đội duyệt binh)
Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo.
+ Em rất thích chiếc áo vì nó do chính tay mẹ em mua cho. Mặc nó em có cảm giác như mình lớn lên thêm.
Từ đây học sinh có thể sử dụng các từ này vào đoạn văn, khi đó đoạn văn của các em sẽ hay, sinh động, và lôi cuốn người đọc hơn.
TIỂU KẾT
Khi tìm hiểu nghiên cứu về từ Hán Việt trong chương trình sách giáo khoa lớp 4, chúng tôi đã đưa ra ba biện pháp giảng dạy từ Hán Việt đó là: Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh nghĩa cấu tạo và quan hệ giữa chúng, giải nghĩa từ Hán Việt dựa vào ngữ cảnh, giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt đồng nghĩa. Không chỉ vậy mà chúng tôi còn bổ sung một số kiến thức Hán Việt (từ Hán Việt) vào trong các phân của môn Tiếng Việt như: Tập đọc, luyện từ và câu. Việc
làm này sẽ giúp cho giáo viên dạy tốt hơn các bài có chứa kiến thức Hán Việt, học sinh hiểu và biết sử dụng từ Hán Việt vào từng trường hợp cụ thể.
CHƯƠNG 3