Tìm hiểu điển tích, điển cố

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giảng dạy từ hán việt lớp 5 (Trang 28 - 29)

b, Đối với thành ngữ Hán Việt

2.1.3.2. Tìm hiểu điển tích, điển cố

Một số thành ngữ, tục ngữ Hán Việt được hình thành từ những câu chuyện dân gian, những điển tích điển cố. Muốn học sinh hểu được nghĩa chính xác, một cách lí thú, sâu sắc, đặc biệt là tính biểu trưng của nó, thì chúng ta phải giải thích, hoặc kể

chuyện. Chẳng hạn khi gặp thành ngữ: Tái ông thất mã thì phải biết thành ngữ này đã ra đời từ câu chuyện sau đây :

“Thượng tái ông có con ngựa quí tự nhiên biến mất, nhiều người đến hỏi thăm, ông nói với họ biết đâu đó lại là điều phúc. Quả nhiên , ít hôm sau ngựa quí quay về và kéo theo mấy con ngựa khác về cùng. Ông lại nói với mọi người biết đâu đó là điều họa. Và đúng như vậy, con trai ông mải mê phi ngựa chẳng may ngã gãy chân. Thượng tái Ông lại nói với mọi người biết đâu đó lại là điều phúc. Ít lâu sau, có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa, riêng con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sông sót” [15. 50]. Nghe kể như vậy, mọi người có thể rút ra được ý nghĩa của thành ngữ là: Sự may rủi không sao lường trước được, trong cái may có thể có cái rủi, trong cái rủi có thể có cái may. Hay như thành ngữ kinh cung chi điểu cũng vậy, muốn học sinh nắm được nghĩa của nó có thể kể điển tích

trong Chiến quốc sách: “Canh Luy đứng trước Ngụy Vương, gương cung không có tên, gỉ bắn một phát, một con chim nhạn rơi xuống. Canh Luy giải thích với vua rằng: Sở dĩ con chim này như vậy vì con chim này đã bị thương vì cung bắn. Vết thương chưa lành và lòng khiếp sợ chưa tan, cho nên thấy cung giương lên là hãi”. Có những thành ngữ được hình thành từ điển tích điển cố, nếu được dùng nhiều cũng có thể nắm được nghĩa chung của nó; song nếu được nghe kể về điển tích có liên quan thì sẽ hiểu sâu sắc và đẽ nhớ hơn. Chẳng hạn nghe thành ngữ hồng diệp xích thằng người ta có thể biết nghĩa của nó là nói về duyên số tiền định trong tình yêu. Nếu nghe câu chuyện sau đây kể về hai người thì học sinh chắc sẽ hiểu sâu hơn. Chuyện kể: Vua Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây nàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm. Vì cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng từng thuê người giết vì muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người từ thủa vợ chàng còn là cô bé lên ba”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giảng dạy từ hán việt lớp 5 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w