b, Đối với thành ngữ Hán Việt
2.2. Bổ sung kiến thức Hán Việt vào giáo án giảng dạy 1 Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn luyện từ và câu
Cung cấp thêm cho học sinh một số từ Hán Việt ngoài những từ mà sách giáo khoa đã cung cấp.
Trong các tiết mở rộng vốn từ, giáo viên có thể cung cấp thêm một số từ Hán Việt ngoài những nghĩa mà sách giáo khoa cung cấp. Việc cung cấp thêm một số từ Hán Việt không làm cho học sinh nặng nề mà các em còn cảm thấy rất thú vị vì được khám phá những điều mới mẻ. Chẳng hạn, trong bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết [11. 49]. Ở bài tập 2, ngoài những từ có trong sách giáo khoa như: Nhân dân, nhân tài, công nhân,nhân đức, nhân từ, nhân ái, nhân hậu …thì giáo viên có thể cung cấp thêm một số từ như : Phu nhân, nhân nghĩa, nhân tính, nhân đạo, nhân tình,
bệnh nhân,nhân viên,nhân tài, siêu nhân ... và phân loại các từ có cùng nghĩa vào một
nhóm để học sinh hiểu. Hay cũng trong bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết
[11. 49] có câu hỏi: Xếp các từ sau vào ô trống thích hợp trong bảng: Nhân ái, tàn ác,
bất hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc đoàn kết. Cột có dấu – để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết).
+ -
Nhân hậu M: nhân từ M: độc ác
Đoàn kết M: đùm bọc M: chia rẽ
Sau khi học sinh sắp xếp các từ trên vào hai nhóm trên, giáo viên có thể cho học sinh tìm thêm một số từ ngoài sách giáo khoa phù hợp với mỗi nhóm, hoặc giáo viên có thể cung cấp trực tiếp một số từ như: Cay nghiệt, ác độc, nanh ác, nhân đức,
nhân nghĩa, đức hậu, ...
Thực tế, nhiều em vẫn sử dụng các số từ Hán Việt trong giao tiếp và trong luyện từ và câu nhưng do không hiểu nghĩa dẫn đến sử dụng sai. Do đó, bên cạnh việc cung cấp từ giáo viên phải giải nghĩa từng từ cho học sinh hiểu được nghĩa của từ và biết cách sử dụng cho đúng nghĩa, phù hợp văn cảnh là điều rất cần thiết.