Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn tập đọc

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giảng dạy từ hán việt lớp 5 (Trang 32 - 33)

b, Đối với thành ngữ Hán Việt

2.2.2. Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn tập đọc

Tập đọc là một môn học rất quan trọng với học sinh, ngoài việc đọc trôi chảy,

diễn cảm, đọc đúng... thìcác em cũng cần hiểu được nghĩa của các từ nhất là nghĩa của các từ Hán Việt có trong bài tập đọc và giáo viên nên cung cấp thêm một số từ Hán Việt không có trong bài nhưng lại có nghĩa giống với những từ trong bài để các em thấy được sự phong phú của vốn từ Hán Việt từ đó hiểu được nội dung, ý nghĩa chung

của bài. Ví dụ : Bài “Việt Nam thương yêu”- Nguyễn Đình Thi, tác giả đã sử dụng từ Hán Việt “quê hương” để khơi gợi tình cảm thiết tha, gắn bó sâu nặng của nhân dân đối với đất nước. “Quê hương” là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi trú ngụ của những tâm hồn khi cần bình yên, là cái vĩnh hằng của mọi cái vạn biến. Sau khi giáo viên giải thích song có thể cung cấp cho học sinh một số từ Hán Việt có nghĩa như từ “quê hương” như: Quê quán, bản xứ...

Hay trong bài “Mẹ ốm”- Trần Đăng Khoa tác giả đã sử dụng từ Hán Việt “y sĩ” để nói về người đã mang thuốc vào chữa bệnh cho mẹ của bạn nhỏ trong bài thơ. “Y sĩ” là người thầy thuốc có trình độ trung cấp. Khi đã cung cấp nghĩa của từ Hán Việt “y sĩ” cho học sinh song giáo viên có thể cung cấp cho các em một số từ hán Việt khác cũng có nghĩa là người thầy thuốc như: Bác sĩ, y tá, lương y... để học sinh mở mang vốn từ Hán Việt, có thêm kiến thức vận dụng vào từng bài học cũng như giao tiếp hằng ngày.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giảng dạy từ hán việt lớp 5 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w