Củng cố dặn dò

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giảng dạy từ hán việt lớp 5 (Trang 45 - 49)

- 2 HS lên bảng mỗi học sinh tìm 1 loại,

3. Củng cố dặn dò

- HS tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ khác thích hợp với chủ điểm và nêu ý nghĩa của những câu vừa tìm được.

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

+ Tham thì thâm.

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- HS thực hiện trò chơi.

- Trò chơi đối đáp: HS 2 dãy bàn thi nhau đặt câu có nội dung nhân hậu – đoàn kết. - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ, câu tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

3.2. Thực nghiệm sư phạm3.2.1. Mục đích nghiên cứu 3.2.1. Mục đích nghiên cứu

Thực nghiệm sư phạm tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Số tiết thực nghiệm: 8 tiết Số tiết dạy : 6 tiết Số tiết kiểm tra : 2 tiết

Mỗi tiết thực nghiệm đều được soạn giáo án đầy đủ, có tính khoa học, đảm bảo về mặt kiến thức và thời gian theo yêu cầu của trường phổ thông.

3.2.3. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng là 50 học sinh trong đó gồm có cả học sinh dân tộc thiểu số của lớp 4 Trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La.

3.2.4. Tổ chức thực nghiệm

- Chia 50 học sinh trường Tiểu học Quyết Tâm - Thành Phố Sơn La thành 2 lớp 4A và Lớp 4B.

- Chọn lớp 4A làm lớp thực nghiệm. - Chọn lớp 4B làm lớp dạy đối chứng.

Do chia ngẫu nhiên nên trình độ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau, số học sinh dân tộc thiểu số ở 2 lớp cũng tương đương nhau nên rất thuận lợi cho việc thực nghiệm.

Dạy thực nghiệm 3 tiết (phân môn tập đọc: 1 tiết, phân môn luyện từ và câu: 1 tiết, phân môn tập làm văn: 1 tiết) ở lớp 4.

Đối với lớp thực nghiệm trước khi dạy chú trọng bổ sung từ Hán Việt vào giáo án giảng dạy, trong khi dạy sẽ chú trọng đến việc giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh nghĩa cấu tạo và mối quan hệ giữa chúng, giải nghĩa từ Hán Việt dựa vào ngữ cảnh, giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt đồng nghĩa.

Sau khi dạy 3 tiết (tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn) ở 2 lớp, chúng tôi thu thập kết quả bằng cách dùng phiếu trưng cầu ý kiến (1 tiết) cho cả 2 lớp (phần phụ lục).

Phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm 10 câu hỏi (trong đó có 7 câu hỏi trắc nghiệm dạng khoanh tròn, 1 câu hỏi trắc nghiệm dạng nối và 2 câu hỏi tự luận) từ dễ đến khó nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về từ Hán Việt sau khi chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm.

3.2.5. Kết quả thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu phân bậc mức độ hiểu biết về từ Hán Việt dựa vào số đáp án đúng trả lời câu hỏi phiếu trưng cầu ý kiến của các em: trả lời đúng 9-10 câu (hiểu biết và sử dụng được), đúng 6-8 câu (hiểu được), đúng 4-5 câu (mơ hồ), đúng < 4 câu (không hiểu).

Sau khi thực nghiệm và xử lí số liệu để có được những kết luận cần thiết sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Mức độ nhận thức Lớp thực nghiệm (4A) Lớp đối chứng (4B)

Hiểu sử dụng được 21/25 (84%) 8/25 (32%)

Hiểu được 3/25 (12%) 12/25 (48%)

Mơ hồ 1/25 (4%) 4/25 (16%)

Không hiểu 0/25 (0%) 1/25 (4%)

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lớp 4B (lớp học sinh đối chứng) dạy từ Hán Việt theo cách thông thường. Sau khi tiến hành khảo sát vẫn còn một số học sinh không hiểu về từ Hán Việt, cụ thể là có tới 16% học sinh mơ hồ, thậm chí còn có 4% học sinh không hiểu gì về từ Hán Việt. Số lượng học sinh hiểu và sử dụng từ Hàn Việt nhuần nhuyễn lại không cao chỉ chiếm 32%. Như vậy chỉ sử dụng phương pháp thông thường để giảng giải cho học sinh các kiến thức về từ Hán Việt mà không trú trọng giảng dạy từ trong ngữ cảnh hay giải nghĩa thêm cho học sinh vốn từ Hán Việt mới bổ sung,... mà chỉ tuân theo sách giáo khoa dẫn đến các em còn không hiểu, mơ hồ về từ Hán Việt khà nhiều. Mặt khác, thực nghiệm ở lớp 4A có sử dụng các phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học từ Hán Việt đã đề xuất trong đề tài. Chúng ta thấy, tỉ lệ học sinh hiểu và sử dụng được từ Hán Việt chiếm phần lớn lên tới 84% không có học sinh không hiểu về từ Hán Việt. Như vậy, việc giảng dạy (hoặc dạy học) theo những đề xuất của các tác giả đề tài đạt kết quả cao hơn đáng kể so với việc dạy – học thông thường. Tóm lại, kết quả đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, chất lượng học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng.

Kết quả trên đây đã phần nào phản ánh được hiệu quả của việc vận dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng từ Hán Việt khắc phục một số thực trạng còn tồn tại về dạy và học từ Hán Việt hiện nay. Để các giải pháp nâng cao chất lượng từ Hán

Việt cho học sinh thực sự phát huy tác dụng. Học sinh có thể hiểu và sử dụng nhuần nhuyễn từ Hán Việt vào trong câu nói cũng như trong giao tiếp thì cần phải có thời gian, sự chuẩn bị về con người, cơ sở vật chất và nhiều yếu tố khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giảng dạy từ hán việt lớp 5 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w