- Nội dung chủ yếu của thư tín dụng:
a. Thanh toán chuyển tiền( TTR-Telegraphic Transfer Remittance):
Remittance):
* Khái niệm: là phương thức thanh toán trong đó khách hàng ( người trả tiền – người nhập khẩu ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác ( người hưởng lợi – người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định bằng hình thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu hoặc bằng điện (telegraphic tranfer – T/T) hoặc bằng thư ( mail transfer – M/T). Ngân hàng chuyển tiền thường phải thông qua đại lý, hoặc chi nhánh của mình ở nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền.
* Các phương tiện:
- Điện chuyển tiền thông qua mạng Swift hoặc Telex ( MT103). - Chuyển tiền qua mạng WU.
- VP Bank phát hành Bankdraft. - Thông qua các ngân hàng nội địa.
Intermediary Bank
MT 103 MT 103
(3) (4)
VP Bank Beneficiary’s Bank (2) Payment Order
Sales Contract (5) Credit Buyer (1) Seller
Sơ đồ 2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền.
* Các bên tham gia:
- Người ra lệnh (Ordering Customer) - người mua, người sử dụng dịch vụ…
- Người hưởng lợi ( Beneficiary) - người bán hàng, dịch vụ… - Các ngân hàng ( Banks).
- Ngân hàng ra lệnh (Ordering Institution).
- Ngân hàng trung gian (Intermediary Institution).
- Ngân hàng của người hưởng lợi ( Account with Institution/ Beneficiary’s Bank).
* Quy trình:
(1)Tiếp nhận, trình duyệt hồ sơ hợp lệ - fax, scan về H.O thu tiền. (2)Nhập liệu ( commit) giao dịch lên màn hình T24
(3)Nhập liệu, hoàn thiện giao dịch và các bút toán trên T24 - duyệt - in điện và Debit Note lưu cùng chứng từ kế toán.
(4)Vào T24 in điện, ký, đóng dấu giao cho khách hàng – in điện và Debit Note lưư cùng chứng từ kế toán.
Trong phương thức này, ngân hàng chỉ làm trung gian nhận và chuyển tiền đi theo chỉ thị của người mua trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước, của NHNN và của VP Bank ( không kèm theo cam kết về nghĩa vụ tài chính nào).
Trong phương thức này, ngân hàng thường gặp các rủi ro không có lợi cho ngân hàng:
* Đối với khách hàng:
- Đối tác bội tín ( không thực hiện đúng hợp đồng). - Chỉ thị chuyển tiền sai ( tổn thất và chậm trễ). - Tỷ giá tháy đổi ( so với tỷ giá lúc ký hợp đồng).
* Đối với ngân hàng:
- Không thực hiện đúng Quy trình nghiệp vụ của VP Bank, các quy định của VP Bank, NHNN và Pháp luật.
- Không thực hiện đúng chỉ dẫn thanh toán của khách hàng. - Sai sót trong việc lập điện.
* Các nhân tố ảnh hưởng:
- Mức độ chuẩn xác của lệnh chuyển tiền (STP Compliance). - Chỉ thị (lộ trình) của lệnh chuyển tiền ( Routing).
- Thông lệ của từng khu vực thị trường ( International Practive). - Thiết bị IT và đường truyền dữ liệu.
* Ưu điểm: thủ tục đơn giản, không có chứng từ phức tạp, người NK và XK không phải tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau.
* Nhược điểm: độ an toàn trong phương thức này không cao. Trong trường hợp người NK chuyển tiền trước khi giao hàng vì một lý do nào đó, việc giao hàng của người XK chẫm trễ hoặc không đúng yêu cầu của người NK thì người NK sẽ bị ứ đọng vốn. Vì vậy, phương thức thanh toán này chủ yếu áp dụng cho thanh toán phi mậu dịch, các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi
thường, còn nếu áp dụng trong thanh toán XNK thì chủ yếu đối với khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao.
* Các hình thức chuyển tiền:
+ Chuyển tiền bằng điện(T/T): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển tiền cho người hưởng lợi.
+ Chuyển tiền bằng thư (M/T): Ngân hàng thực hiện bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý của mình ra lệnh trả tiền cho người hưởng lợi.
Phương thức chuyển tiền có ưu điểm tương đối đơn giản, thời gian tương đối nhanh nhưng cũng có nhược điểm đó là đối với người xuất khẩu sau khi giao hàng cùng với chứng từ không đảm bảo là sẽ được nhận tiền hay không. Với phương thức này ngân hàng tham gia với tư cách là trung gian thuần tuý. Phương thức này thường được sử dụng trong thanh toán nội địa, hai bên mua bán phải thực sự tin cậy lẫn nhau, phương thức này chỉ có lợi cho người mua, dùng trong thanh toán phi mậu dịch.