- Nhờ thu kèm chứng từ: phương thức này ưu việt hơn phương thức
Các chi nhánh và phòng giao dịch P Tài chính kế toán
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng VP Bank:
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Đó là do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Mỹ và Thế giới. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang đến gần, đồng thời Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ bắt đầu có hiệu lực đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác trong nước còn có những biến động không tích cực như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đứng trước những khó khăn, Đảng và Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn, do đó nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Về phía ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các Ngân hàng Thương mại theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đối với VP Bank, ngoài những khó khăn từ những sai lầm chủ quan từ phía Ngân hàng trong những năm trước làm tỉ lệ nợ quá hạn tăng cao. Với sự phấn đấu không ngừng của Hội đồng Quản trị, ban Kiểm soát, ban Cố vấn, ban Điều hành và toàn thể nhân viên VP Bank đã đang từng bước khắc phục những khó khăn, khôi phục lòng tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường.
Năm 2009, dòng triều lũ khủng hoảng và suy thoái kinh tế vẫn chưa rút khỏi Việt Nam, gây ra nhiều biến động trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy vậy, bằng những nỗ lực và chính sách đúng đắn, chính phủ Việt Nam đã thành công khi chèo lái con thuyền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,32% vượt mục tiêu đề ra để đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Một khi kinh tế vĩ mô dần được ổn định, nguồn vốn đầu tư cũng có xu hướng bắt đầu khởi sắc. Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút nhưng dòng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung, tổng vốn đầu tư cả năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.
Bảng số 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA VP BANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng trưởng so với năm
2009Tổng tài sản 27.543 37.666 37% Tổng tài sản 27.543 37.666 37% Huy động vốn từ khách hàng 16.490 19.590 19% Dư nợ tín dụng 15.813 18.350 16% Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,63% 1,78% Vốn điều lệ 2.117 3.000 42% LN trước thuế hợp nhất 383 520 36%
Biểu đồ 1: Tăng trưởng về tổng tài sản của VP Bank.
Nhìn trên bảng số liệu một số chỉ tiêu chính trong hoạt động của Ngân hàng VP Bank, ta thấy tỷ lệ tăng trưởng năm 2009 so với 2010 tăng cao. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản của VP Bank đạt 37.666 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn từ khách hàng đạt 19.590 tỷ đồng,
tăng 3.100 tỷ đồng (tương đương tăng 19%) so với cuối năm 2009. Dư nợ tín dụng đạt 18.350 tỷ đồng, tăng 2.537 tỷ đồng ( tương đương tăng 16%) so với con số cuối năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm đáng kể và ở mức 1,63%, giảm 1,78% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức bình quân chung của toàn ngành (22%).
Tính đến năm 2010, mức độ tăng trưởng của VP Bank đã tăng rất cao so với các năm. Từ đó thể hiện được rằng, ngân hàng VP Bank đang từng bước phát triển và đi vào hoạt động một cách nhanh, hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng số 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VP BANK Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 Tổng tài sản 27.543 37.666 Nguồn vốn huy động 24.444 28.320 Dư nợ tín dụng 15.813 18.350 Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,63% 1,42%
Lợi nhuận trước thuế 382,6 600
Vốn điều lệ 2.117 3.000
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân(ROA)
1,3% 1,4%
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ bình quân(ROE)
13,9% 15,7%
Kết thúc năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc cùng với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, VP Bank đã thu được kết quả kinh doanh khả quan. Mọi mặt hoạt động đều tăng trưởng khá và ổn định. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 600 tỷ đồng ( trong đó đã trích 33 tỷ đồng giảm giá chứng khoán của những khoản đã đầu tư các năm trước tại công ty chứng khoán) tăng 93% so với năm 2009 và đạt 115% so với kế hoạch được thông qua tại đại hội cổ đông năm 2009. Vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, đã tăng lên rất cao
so với các năm, từ đó tạo điều kiện để phát triển thêm các hình thức cho vay vốn, đầu tư xây lắp công trình, đầu tư chứng khoán… Chính vì thế mà tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân (ROA) năm 2010 là 1,4%, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ bình quân là 15,7%. Điều đó đã chứng tỏ được rằng, VP Bank đang từng bước phát triển, xây dựng, tạo ra không ít lợi nhuận. Từ đó cho ta thấy được sự phát triển vượt bậc của VP Bank trong năm 2010.
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn:
Với đặc điểm của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng của Ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng đã chủ động, tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, hình thức thích hợp nên mặc dù quy mô nguồn vốn còn nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn huy động năm 2009 là 24.444 tỷ đồng, năm 2010 là 28.320 tỷ đồng tăng 3.876 tỷ đồng so với năm 2009. Điều này cho thấy trong những năm qua VP Bank ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của VP Bank ngày càng nâng lên trên thị trường từ chỗ mất lòng tin nơi khách hàng nay đã dần có quan hệ lại với VP Bank. Trong đó cơ cấu vốn của Ngân hàng chủ yếu là các khách hàng dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, và biến động không liên tục. Đó là do công tác quản lý tiền gửi dân cư được VP Bank thực hiện thường xuyên, nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó kịp thời chỉ đạo các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng quy trình, chế độ nghiệp vụ, khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư, nâng cao uy tín của Ngân hàng với khách hàng.
gửi không kì hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ mà chủ yếu là lượng tiền gửi có kỳ hạn. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì đối tượng khách hàng là dân cư thì chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Như vậy ta cũng thấy được tính ổn định và chủ động của nguồn tiền gửi Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tuy nhiên Ngân hàng lại không có lợi thế về chi phí huy động vốn. Ngân hàng cần cân đối nguồn vốn, tăng tiền gửi không kì hạn để khai thác mọi lợi thế. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng số 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA VP BANK
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 So với 2009 Tổng huy động vốn 24.444 28.320 57% Huy động từ khách hàng 16.490 19.590 16% Huy động từ TCTD khác 1.278 7.477 485% Huy động khác 101 478 374%
Biểu đồ 2: Tăng trưởng huy động vốn của VP Bank.
Năm 2010, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định. Tuy nhiên, do lãi suất thấp và thị trường xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản, vàng…nên nguồn vốn huy động từ khối khách hàng cá nhân không cao. Thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như vậy, nhìn chung nguồn vốn huy động từ khách hàng của VP Bank luôn giữ được ổn định và tăng đều. Tính đến 31/12/2010, tổng số dư huy động vốn của VP Bank là 28.320 tỷ đồng, tăng 3.876 tỷ đồng so với cuối năm 2009 (tương đương tăng 57% so với 2009) và đạt 114% kế hoạch. Điều đó khẳng định VP Bank đang từng bước phát triển hệ thống huy động vốn của mình.
2223 23 24 25 26 27 28 29 2009 2010 Huy đ?ng v?n Huy động vốn
* Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng:
Tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đến cuối tháng 5/2009 là 1.118 tỷ đồng – giảm 240 tỷ đồng so với cuối năm trước. Nguyên nhân nguồn vốn giảm là do trong 5 tháng đầu năm nguồn vốn huy động từ dân cư của VP Bank tăng khá mạnh (tăng 1.570 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng 2 tháng đầu năm giảm, chỉ tăng trở lại từ tháng 3/2009 nên mức tăng dư nợ thấp hơn nhiều (dư nợ chỉ tăng 692 tỷ đồng) so với tăng nguồn vốn, nguồn vốn của VP Bank tạm thời dư thừa nên VP Bank đã chủ động điều chỉnh giảm nguồn vốn huy động trên thị trường.
Tổng tiền gửi có kỳ hạn, cho vay liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu các loại đến cuối tháng 5/2009 là 3.958 tỷ đồng – tăng 1.175 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong đó riêng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay liên ngân hàng là 1.930 tỷ đồng – tăng 569 tỷ đồng so với cuối năm trước. Số dư đầu tư trái phiếu Chính phủ và trái phiếu khác là 2.028 tỷ đồng – tăng 606 tỷ đồng so với cuối năm trước.
Đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 28.320 tỷ đồng, tăng cao so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng VP Bank đã nắm bắt được các khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời gian vừa qua, qua đó đã có các biện pháp giải quyết triệt để, đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn:
Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, vấn đề cạnh tranh càng căng thẳng hơn sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực. VP Bank đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỉ lệ nợ quá hạn. Kết quả hoạt động tín dụng liên tục tăng trong ba năm đặc biệt là năm 2010, tỉ lệ nợ quá
hạn giảm đáng kể, ngày càng khắc phục được hậu quả của những sai lầm trước kia, từng bước khôi phục vị thế của mình nơi khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2010 tăng cao, trong đó chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, đặc biệt cho vay trung hạn và dài hạn ngày càng được mở rộng và tốc độ tăng rất nhanh. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối lại là rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng cũng như so với nền kinh tế.
Tín dụng trung và dài hạn tăng, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mới nhưng cũng đầy những khó khăn thử thách. Đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự khẳng định mình trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó cũng được chứng minh qua dư nợ tín dụng ngoại tệ ngày càng tăng với tốc độ cao. Năm 2010, dư nợ tín dụng ngoại tệ của VP Bank đạt 18.350 tỷ đồng, tăng 2.537 tỷ đồng, tương đương tăng 24,9% so với năm 2009, khách hàng có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhu cầu nhập hàng hóa vật tư cũng tăng lên. Tuy nhiên cần nâng cao tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ trong tổng dư nợ ngân hàng.
Về cơ cấu tín dụng, ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2009 dư nợ cho vay là 11 tỷ đồng, chiếm 83% trong tổng dư nợ, năm 2010 đạt 17,567 tỷ đồng tăng 5,5% so với năm 2009. Đây là khu vực còn nhiều khó khăn, đang có nhu cầu vay vốn lớn nhưng lại khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. VP Bank tập trung khu vực này vì mỗi ngân hàng có lợi thế riêng. Khu vực kinh tế quốc doanh có nhiều thuận lợi hơn do được sự nâng đỡ của Nhà nước, song dư nợ chỉ chiếm từ 3-5% trong tổng dư nợ. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ vì khu
vực này chủ yếu lựa chọn ngân hàng thương mại quốc doanh để vay vốn, ở đây sẽ có những ưu đãi riêng về mọi mặt từ thủ tục vay đến hạn mức cho vay, thời hạn cho vay. Xét về cơ cấu thì chưa hợp lý song VP Bank đang có những điều chỉnh thể hiện dư nợ quốc doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ.