Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ( VP Bank) (Trang 63)

- Hoạt động tín dụng:

b. Thanh toán hàng nhập khẩu:

2.2.3. Nguyên nhân:

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan:

2.2.3.1.1. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập:

Các ngân hàng của Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt đông từ lâu nhưng Luật ngân hàng còn nhiều vấn đề bất cập. Đến nay, tuy Luật ngân hàng đã được thay đổi nhưng các quy định của Luật đều chung chung và rất khó thực hiện. Hoạt đông TTQT là một hoạt động tuy đã được đưa vào sử dụng một thời gian, nhưng những văn bản về hoạt động này vẫn mang tính đặc thù của các nước, chưa có các quy định và giao dịch dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, các quy chế về quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập, các văn bản pháp luật đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên khó áp dụng và hiệu

lực pháp lý chưa cao. Việc chuyển tiền ra nước ngoài vẫn được quy định chặt chẽ với nhiều thủ tục cũng hạn chế sự phát triển của hoạt động TTQT. Nước ta chưa có khung cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT, cần phải điều chỉnh để hoạt động TTQT được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng dần dần phát triển hoạt động TTQT, tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển kịp với các nước tiên tiến.

2.2.3.1.2. Quản lý vĩ mô của nhà nước về hoạt động xuất khẩu:

Chính sách mở cửa nền kinh tế của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia hoạt động XNK hàng hóa, đặc biệt là việc phát triển hệ thống TTQT trong ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, các chính sách quản lý nhập khẩu như: thuế xuất nhập khẩu, VAT, và liên tục thay đổi danh sách các mặt hàng cấm hoặc hạn chế XNK đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Mặt khác, hàng hóa XNK cuả Việt Nam mới chỉ ở dạng sơ chế nên giá trị hàng hóa thấp. Điều này hạn chế khả năng TTQT của ngân hàng VP Bank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

2.2.3.1.3. Hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và năng lực tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Hiện nay, nước ta đang có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp quốc doanh và công ty TNHH… tham gia vào hoạt động XNK nhưng nguồn vốn của họ yếu, hầu hết các hoạt động kinh doanh đều dựa và nguồn vốn của ngân hàng. Do vậy, khi kinh doanh với nước ngoài bị thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng và uy tín trong TTQT của ngân hàng.

Do sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ thanh toán cũng như thiếu thông tin về đối tác kinh doanh của các đơn vị XNK Việt Nam nên một số doanh nghiệp thường yếu thế trong ký kết hợp đồng ngoại thương và đã chấp nhận những L/C có điều khoản bất lợi cho mình. Đặc biệt, có những doanh nghiệp măc sai sót trong việc lập các chứng từ cần thiết hoặc không lập được các

chứng từ hoàn hảo để đòi tiền. Mà nguyên tắc của ngân hàng là nhân viên không được làm thay khách hàng nên việc thực hiện nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp do không hiểu hết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, khi ngân hàng thanh toán L/C thì ngân hàng chỉ có trách nhiệm với chứng từ chứ không có trách nhiệm với hàng hóa nên khi doanh nghiệp nhận thấy có sai sót thường kiện ngân hàng.

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

2.2.3.2.1. Hạn chế trong công nghệ thanh toán của ngân hàng:

Trong quá trình hội nhập, ngân hàng VP Bank đã chú trọng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, trang bị trang thiết bị hiện đại, đồng bộ trong hệ thống thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, mạng SWIFT của ngân hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể:

- Thông tin cập nhật toàn hệ thống và thông tin nắm bắt tình hình kinh tế chính trị của các nước còn chưa cập nhật kịp thời, đặc biệt là các tin tức liên quan đến các khách hàng trong nước cũng như quốc tế còn thiếu chính xác và chưa đầy đủ.

- Tính bảo mật chưa cao.

- Đội ngũ nhân viên chưa linh hoạt, nhanh nhạy dẫn đên việc thực hiện thao tác trên máy tính còn chậm chạp.

Tuy ngân hàng VP Bank đã tham gia hoạt động TTQT trong một thời gian dài, nhưng trình độ và kinh nghiệm của cán bộ trong lĩnh vực này còn hạn chế. Khả năng thu thập thông tin, việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập và khó khăn, vì thế việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ cũng như việc đánh giá tài sản thế chấp cầm cố còn sai lệch so với giá trị thực tế. Những thiếu sót này một phần đã tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng.

TTQT là một hoạt động hết sức phức tạp, yêu cầu kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc ở nhiều lĩnh vực liên quan cũng như trình độ ngoại ngữ, chuyên

môn của cán bộ thanh toán.

Đội ngũ cán bộ TTQT của VP Bank có bằng cấp, nhiệt tình nhưng chủ yếu còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, do hệ thống chi nhánh của VP Bank trải rộng khắp cả nước nên trình độ của nhân viên nói chung và nhân viên TTQT nói riêng còn chưa đồng đều giữa các chi nhánh phần nào cũng làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng.

2.2.3.2.3. Khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường chưa cao: Ngân hàng VP Bank được biết đến như một ngân hàng hoạt động trên các lĩnh vực ngoài quốc doanh Việt Nam. Hoạt động thanh toán ở VP Bank tuy không phải là hoạt động non trẻ nhưng còn nhiều hạn chế so với hệ thống ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng đại lý so với một số ngân hàng khác vẫn còn khiêm tốn. Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đối tác. Trong trường hợp không có quan hệ đại lý thì ngân hàng VP Bank phải làm trung gian thanh toán, tăng chi phí hoạt động, làm giảm sức cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ( VP Bank) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w