Khảo nghiệm các giải pháp qua ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 109 - 113)

Do chưa có điều kiện đưa các giải pháp vào thực hiện để tổng kết đánh giá, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá của ĐNGV (200 người) và CBQL (47 người) về mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp về quản lý phát triển ĐNGV của Trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức đến 2015. (ni dung phiếu trưng cầu và kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp xem phần phụ lục 7). Kết quả được phản ánh trên Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỉ lệ % về tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp

STT Các giải pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

Rất.CT CT K.CT Cao TB Thấp

1

Xây dựng trung tâm chuyển giao CN,NCKH vàBD đội ngũ

58,4 35,7 5,9 55,3 42,5 2,2

2 Nâng cao hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có

57,1 41 1,9 52,3 45,6 2,1

3 Tăng cường công tác bồi d- ưỡng và tự BD ĐNGV

62,6 35,5 1,9 62,9 37,1

4 Đẩy mạnh đào tạo nâng cấp trình độ ĐNGV

54,7 45,3 60,2 39,8

5 Tuyển dụng mới ĐNGV 79,5 20,5 61,8 38,2

6 Xây dựng lại các chính sách nội bộ đối với ĐNGV

61,1 36,1 2,8 36,7 60,6 2,7

Kết quả kiểm chứng cho thấy các giải pháp đề xuất trong đề tài nhìn chung đều mang tính cấp thiết và tính khả thi trong công tác phát triển ĐNGV hiện nay. Trong đó tính cấp thiết đạt ở mức cao cho cả 6 giải pháp. Tính khả thi đạt ở mức cao cho các giải pháp 3,4,5 và các giải pháp còn lại đều có triển vọng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy các giải pháp quản lý phát triển ĐNGV của trường đến năm 2015 nêu trong đề tài này được đa số cán bộ quản lý và GV-SV của nhà trường cho là rất cần thiết và hoàn toàn có thể triển khai thực hiện được. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác phát triẻn ĐNGV, góp phần vào hoàn thành mục tiêu của Đề án phát triển nhà trường đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

3.4.1. Chúng tôi đã đề xuất hệ thống giải pháp quản lí nhằm phát triển ĐNGV Trường Cao Đẳng Việt đức đến năm 2015 bao gồm 6 mảng: Xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao trình độ GV đạt tiêu chuẩn quốc tế; Sử dụng hiệu quả GV hiện có; Tuyển dụng GV mới; Giải pháp đột phá về đào tạo nâng cấp và chuẩn hóa ĐNGV; Giải pháp về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Giải pháp xây dựng và điều chỉnh những chính sách nội bộ đối với ĐNGV.

3.4.2. Mỗi một trong những giải pháp quản lí này đều bao hàm nhiều biện pháp và nội dung hoạt động phong phú và tập trung tác động vào nhiều mặt trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV.

3.4.3. Các giải pháp cũng tác động và hỗ trợ cho quá trình phát triển, điều chỉnh chính sách nội bộ trên cơ sở chính sách chung của Nhà nước và tình hình thực tế của cơ sở. Giải pháp đột phá trong hệ thống này là điều chỉnh cơ chế, chính sách và tăng cường đào tạo nâng cấp và chuẩn hóa ĐNGV.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Với mục tiêu nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã tập trung vào những vấn đề lí luận cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phân tích và tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV và quản lý phát triển ĐNGV, xác định rõ những khái niệm cơ bản về quản lý và quản lí giáo dục, chức năng cơ bản quản lý, quản lý trường học và quản lí nhân lực giảng dạy, phát triển ĐNGV.

- Phân tích và nêu bật vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giảng viên, đặc thù lao động, tiêu chuẩn chức danh giảng viên và các quan điểm về phát triển ĐNGV, quản lý phát triển ĐNGV với những nội dung quản lý từ việc xây dựng kế hoạch đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý các chính sách đối với ĐNGV.

1.2. Trên cơ sở phân tích số liệu, tư liệu thống kê, khảo sát thực tế, đề tài đã đi sâu đánh giá thực trạng ĐNGV Trường CĐCN Việt Đức trên các mặt: chất lượng, số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ, cũng như đánh giá thực trạng quản lý phát triển ĐNGV của trường. Tác giả đã phân tích thực trạng và rút ra được một số yếu kém sau đây:

- Chất lượng ĐNGV còn hạn chế về trình độ chuyên môn, đặc biệt là công nghệ mới và năng lực NCKH, tin học, ngoại ngữ (chưa có nhiều GV có trình độ cao về ngoại ngữ chuyên ngành).

- Công tác kế hoạch phát triển ĐNGV còn chắp vá, số lượng GV tăng chưa đáp ứng được với tăng quy mô đào tạo (có những thời điểm còn tăng đột biến, dồn ép ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV), cơ cấu ĐNGV còn mất cân đối ở một số ngành, tỉ lệ GV có trình độ trên đại học khối chuyên môn và kỹ thuật thấp hơn các khối khác trong trường, đặc biệt mới có rất it tiến sĩ.

- Công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV còn nhiều bất cập, công tác đào tạo,bồi dưỡng chưa tập trung được vào nâng cấp trình độ (theo hướng đột phá) mà chủ yếu mới tập trung vào việc tuyển GV để giải quyết tình thế khi quy mô ĐT tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác đánh giá và tự đánh giá của ĐNGV còn chung chung, nhiều khâu còn đang bỏ ngỏ….Các chính sách và chế độ đãi ngộ của trường còn nhiều bất cập. đặc biệt là một số cơ chế nội bộ đã quá lạc hậu so với hiện nay. 1.3. Dựa vào cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV và kết quả đánh giá thực trạng ĐNGV, thực trạng quản lý phát triển ĐNGV của trường, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây:

- Xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ, NCKH và bồi đưỡng đội ngũ chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có của trường. - Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của ĐNGV. - Đẩy mạnh đào tạo nâng cấp trình độ ĐNGV (thạc sĩ, tiến sĩ). - Tuyển dụng mới GV (trong đó trú trọng đến GV ở trình độ cao). - Xây dựng lại các chính sách với ĐNGV (bằng các cơ chế nội bộ). 1.4. Qua khảo sát thăm dò ý kiến ĐNGV và CBQL của trường, các giải pháp cơ bản đều thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi tương đối cao, có thể áp dụng được như một chương trình hành động thực hiện Đề án phát triển nhà trường đến 2015.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Nhà nước

- Chú trọng đầu tư cho đào tạo đội ngũ nhà giáo, đặc biệt cần có chính sách thoả đáng với ĐNGV được đào tạo ở các trường sư phạm nói chung và các trường sư phạm kỹ thuật nói riêng.

- Có những cơ chế chính sách cùng đầu tư ngân sách, chế độ học phí của sinh viên riêng cho các trường cao đẳng, đại học thuộc khối kỹ thuật, vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lĩnh vực này cần phải chi phí về cơ sở vật chất thiết bị rất lớn trong quá trình đào tạo.

- Cần triển khai đồng bộ Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Giai đoạn 2005 - 2010 của Chính phủ để làm căn cứ cho các trường xây dựng và triển khai thực hiện phát triển ĐNGV đúng hướng.

2.2. Đối với các Bộ liên quan

- Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và hoàn thiện, ban hành chuẩn chức danh GV các trưởng khối kỹ thuật (cao đẳng - cao đẳng nghề) theo hướng chú trọng đến trình độ tay nghề của GV.

- Bộ Công thương (Bộ chủ quản) tiếp tục phân cấp mạnh hơn trong việc quản lý nhân sự cho các trường thuộc Bộ để các trường có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm cao hơn khi triển khai công tác phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của trường.

2.3. Đối với Trường CĐCN Việt Đức

- Áp dụng các giải pháp của đề tài vào việc triển khai thực hiện phát triển ĐNGV đảm bảo mục tiêu phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015.

- Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp quản lí trên để kịp thời điều chỉnh các mục tiêu và biện pháp, nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

- Đẩy mạnh những nghiên cứu tương tự tại trường bằng các nguồn lực tài chính bên trong và từ ngoài để có căn cứ khoa học phát triển các giải pháp phát triển Trường liên tục, đáp ứng bối cảnh mới luôn biến động.

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)