Chuẩn giảng viên cao đẳng

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 30 - 35)

1.2.2.1. Chuẩn về trình độ đào tạo

Hiện nay, có những định nghĩa về chuẩn. Trong Từ điển tiếng Việt, tiêu chuẩn là "Cái đƣợc chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hƣớng theo đó mà làm cho đúng" Khái niệm tiêu chuẩn thƣờng đi đôi với khái niệm chất lƣợng, ngƣời ta thƣờng đồng nhất "Chuẩn" hay "Tiêu chuẩn" là một, vì ngƣời ta luôn hiểu mục đích của nó là "Để hƣớng tới chất lƣợng" hay "Để đảm bảo chất lƣợng". Chúng tôi hiểu chuẩn là những quy định về yêu cầu, chỉ tiêu đƣợc đặt ra, tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đƣợc dùng làm thƣớc đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ v.v… trong một lĩnh vực nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu sử dụng của con ngƣời. Theo Luật giáo dục sửa đổi 2005, và các nghị định của Chính phủ ban hành các văn bản quy định một số tiêu chuẩn có tính chất chung đối với GV cao đẳng. Tiêu chuẩn của ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo GV làm công tác giảng dạy trong các Trƣờng Cao Đẳng đƣợc chia thanh 3 cấp:

- Giảng viên.

- Giảng viên chính. - Giảng viên cao cấp.

Sự khác nhau cơ bản giữa các cấp chức danh chính là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, khả năng dạy thực hành và lý thuyết cũng nhƣ các nhiệm vụ khác: biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, quản lý…Trong trƣờng cao đẳng kỹ thuật giảng viên phải có trình độ về chuyên môn, nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ sƣ phạm theo quy định về tiêu chuẩn, chức danh giảng viên của Bộ GD và ĐT quy định (Điều 77 luật GD 2005), bao gồm:

- Giảng viên dạy lý thuyết chuyên ngành: + Tốt nghiệp các trƣờng đại học kỹ thuật. + Chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm bậc II.

+ Chứng chỉ bồi dƣỡng về lý luận giáo dục đại học - Giảng viên dạy thực hành, thực nghiệm:

+ Tốt nghiệp các trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật. + Chứng chỉ bồi dƣỡng về lý luận giáo dục đại học

Để chuyển từ “giảng viên” lên “giảng viên cao cấp ”, GV phải đạt đƣợc các chứng chỉ sau:

- Có chứng chỉ bồi dƣỡng sau đại học và có tay nghề dạy thực hành cho HS, SV theo yêu cầu đào tạo nghề của trƣờng.

- Có chứng chỉ lý luận Mác- Lê Nin theo chƣơng trình BD cho cán bộ sau ĐH.

- Có chứng chỉ trình độ C về một ngoại ngữ thông dụng. - Có thâm niên giảng dạy tối thiểu là 10 năm.

- Có bằng tốt nghiệp từ thạc sỹ trở lên.

- Có những công trình khoa học cải tiến giảng dạy của ngành, nghề đ- ƣợc áp dụng có hiệu quả, đƣợc hội đồng khoa học Bộ- Ngành thừa nhận. 1.2.2.2. Chuẩn về chuyên môn

- Chuẩn về kiến thức

GV cần có năng lực tổng hợp, phân tích và lựa chọn kiến thức từ các nguồn tài liệu khác nhau, kết hợp với năng lực thực hành để gia công lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuyết, biến nó thành vốn riêng và đƣợc trình bày bằng phƣơng pháp riêng của mình mang tính thuyết phục cao, phù hợp với ngƣời học, phải xác định nội dung để hoàn thành mục tiêu. GV phải vừa có thể đảm bảo cho SV kém tiếp thu đƣợc, đồng thời phải có khả năng mở rộng để dẫn dắt SV khá, giỏi tìm tòi khám phá.

- Chuẩn về kỹ năng thực hành

Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với GV dạy thực hành hay hƣớng dẫn thí nghiệm trong các Trƣờng CĐKT, quyết định nhiều đến uy tín của GV vì mục đích của họ là học để hành nghề. Ngƣời GV phải thể hiện đƣợc mình trong quá trình thực hành, cần có kỹ năng thực hành thành thạo để hƣớng dẫn các thao tác một cách chuẩn xác để SV làm theo, mặt khác tạo điều kiện cho SV tƣ duy sáng tạo trong quá trình thực hành, phải chuyển hóa lý thuyết vào những công việc cụ thể một cách đơn giản, dễ hiểu có tính thuyết phục.

- Chuẩn về hiểu biết chung

GV cao đẳng phải là ngƣời tổ chức lãnh đạo, vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn họ cần am hiểu về những lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, xã hội, quản lý, văn hóa, đời sống vv...

- Chuẩn về nghiên cứu khoa học

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 2 nhiệm vụ cơ bản của ngƣời GV. Hoạt động NCKH sẽ góp phần nâng cao trình độ GV, gắn liền với công tác đào tạo, bồi dƣỡng sau đại học, gắn liền học và hành, gắn liền nhà trƣờng với xã hội, tạo khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo và làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt ngày nay, khi mà khoa học và công nghệ cũng nhƣ khoa học giáo dục không ngừng phát triển, GV cần nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ và khoa học giáo dục để cải tiến nội dung, phƣơng pháp dạy và học trong điều kiện Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để tiến hành giảng dạy HS-SV, GV không chỉ cần trình độ chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải có trình độ về nghiệp vụ sƣ phạm, đó là khối kiến thức rộng bao gồm những hiểu biết về tâm lý học, lý luận dạy học chung, lý luận GD đại học, lý luận dạy học chuyên ngành, phƣơng tiện dạy học và ứng dụng phƣơng tiện dạy học vào công việc của mình. Những kiến thức về sƣ phạm cho phép GV chủ động lựa chọn phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học thích hợp để hoàn thành nội dung đạt đƣợc nội dung bài giảng với hiệu qủa cao, qua đó ngƣời GV có thể tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức và kinh nghiệm riêng của mình và đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. Những tri thức và kỹ năng sƣ phạm mà GV cần có:

+ Khả năng hiểu biết học sinh

Đƣợc hình thành từ những kiến thức về tâm lý học và kinh nghiệm hoạt động của bản thân trong quá trình giao tiếp với SV, nhờ đó GV có thể thâm nhập vào thế giới bên trong của ngƣời học, hiểu biết động cơ học tập. Ƣu và khuyết điểm của ngƣời học.., để thục hiện quá trình cá thể hóa trong quá trình giảng dạy, qua đó giáo dục đạo đức, thái độ, tình cảm của ngƣời học.

+ Tri thức về xây dựng mục tiêu bài giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ mục tiêu chung của môn học GV cần xác định các mục tiêu chi tiết và những đóng góp của từng bài giảng vào mục tiêu chung của môn học, phải xác định cho đƣợc vị trí và tầm quan trọng của bài giảng trong môn học. Từ đó xây dựng mục tiêu chi tiết cho từng bài giảng kết hợp một cách hợp lý với phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng tiện để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tri thức về xây dựng nội dung bài giảng

Từ chƣơng trình đào tạo GV có đề cƣơng mục tiêu môn học trong chƣơng trình, các chƣơng và các phần của chƣơng. Tự họ phải có khả năng lựa chọn tài liệu, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học để thực hiện. Việc xây dựng nội dung và phát triển nội dung từng phần đòi hỏi GV phải có năng lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyên môn cao, có kiến thức sâu, rộng về thực tế nghề nghiệp, và căn cứ vào mục tiêu môn học để xây dựng nội dung chi tiết phù hợp với ngƣời học và hoàn thành tốt mục tiêu.

+ Tri thức về lựa chọn phƣơng pháp cho bài giảng

Phƣơng pháp, nội dung và phƣơng tiện dạy học thƣờng có quan hệ hữu cơ với nhau và có thể mô tả nhƣ hình 1.3. GV cần nắm vững và sử dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại vào công nghệ giảng dạy của mình.

+ Kỹ năng chuẩn bị bài giảng

GV phải lựa chọn đƣợc các tài liệu tham khảo, sách giáo khoa cần thiết, xác định đƣợc mục đích và kiến thức cơ bản của giờ giảng, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học phù hợp với từng loại bài tập và trình độ của SV. Tất cả những yêu cầu này phải đƣợc thể hiện trong giáo án.

Hình 1.3. Quan hệ phƣơng pháp - nội dung – phƣơng tiện dạy học

+ Kỹ năng tiến hành bài giảng

GV phải tổ chức đƣợc toàn bộ hoạt động từ đầu cho đến khi kết thúc buổi học, từ ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, hƣớng dẫn học bài mới, củng cố kiến thức và hƣớng dẫn SV phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu.

+ Kỹ năng đánh giá chất lƣợng bài giảng

Phƣơng pháp

Phƣơng tiện Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV cần so sánh việc thực hiện bài giảng của mình với mục đích yêu cầu đƣợc quy định trong giáo án để thấy đƣợc những thành công, những thiếu sót, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục.

+ Kỹ năng tổ chức

GV vừa là ngƣời tổ chức các hoạt động, lĩnh hội tri thức cho cá nhân và tập thể HS vừa là hạt nhân gắn những HS thành một tập thể, tuyên truyền, liên kết, phối hợp các lực lƣợng giáo dục.

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 30 - 35)