Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên hiện có

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 88 - 113)

3.2.3.1. Mục đích của giải pháp

Sử dụng đúng chuyên môn, đúng chuyên ngành, đúng sở trường, nhằm phát huy năng lực của ĐNGV hiện có vào công tác chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường, GV phấn khởi yên tâm công tác và sẵn sàng phục vụ hết mình vì sự phát triển của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và các biện pháp thực hiện

- Xây dựng kế hoạch chiến lược về sử dụng ĐNGV với tiêu chí “ Từ việc mà bố trí người chứ không phải là từ người mà bố trí việc”, trong đó chú trọng đến số GV có trình độ CM cao, có tiềm năng phát triển và găn bó lâu dài với nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Với những GV có chuyên môn giỏi, có trình độ đào tạo trên chuẩn, có thâm niên công tác, có phẩm chất và năng lực tốt thì tạo điều kiện hợp lý trong công việc và xây dựng để trở thành GV nòng cốt, được chủ trì trong việc xây dựng chương trình, tài liệu dạy học, tham gia vào bồi dưỡng chuyên môn và sư phạm cho các đồng nghiệp trẻ, tham gia quản lí chuyên môn và được hưởng mọi quyền lợi với cơ chế khuyến khích chung của nhà trường.

- Với những GV có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu cần bố trí công việc chuyên môn phù hợp để tạo điều kiện cho GV phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ của mình, tránh việc bố trí số GV này với thời gian làm việc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc chung.

- Với những GV yếu về chuyên môn thì bố trí công việc phù hợp và tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ để hoàn thiện về chuyên môn.

- Với những GV có trình độ trên đại học được bố trí sắp xếp ở các vị trí giảng dạy hệ cao đẳng, bố trí ở các môn chuyên ngành, còn đối với những giảng viên có trình độ trên đại học về Quản lý giáo dục được bố trí vào các vị trí quản lý phù hợp tạo điều kiện để giảng viên phát huy hết khả năng, năng lực chuyên môn của mình, sử dụng hợp lý ĐNGV có trình độ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV yên tâm công tác và là động lực thúc đẩy cho việc phát triển trình độ trên đại học của ĐNGV nhà trường.

3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp

- Điều kiện về môi trường làm việc của ĐNGV: tăng cường cơ sở vật chất-kĩ thuật, phương tiện dạy học theo hướng hiện đại đảm bảo đủ cho GV thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình, tập trung vào:

+ Xây dựng các phòng học chuyên môn hoá đảm bảo cho các ngành. + Đầu tư trang thiết bị dạy học, các mô hình phục vụ cho GV nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KT vào chuyên môn của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mở rộng, nâng cấp thư viện trường theo hướng hiện đại (hệ thống phòng đọc, phòng sách, tăng đầu sách chuyên môn, phòng thư viện điện tử có nối mạng chung), tạo điều kiện tốt cho GV khai thác thông tin nghiên cứu.

- Tăng cường nguồn kinh phí dành cho NCKH của GV và triển khai các mô hình học cụ phục vụ giảng dạy theo hướng gắn với các đề tài sáng tạo, sử dụng các nguồn kinh phí từ các dự án để triển khai BD tạo điều kiện cho GV nâng cao trình độ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, mặt khác phải thường xuyên quan tâm đến đời sống và hoàn cảnh riêng của từng GV dựa vào tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên

- Công khai hoá các tiêu chí về công tác thi đua khen thưởng; đánh giá, động viên kịp thời những GV tích cực hoàn tốt nhiệm vụ; tăng cường đoàn kết nội bộ trong ĐNGV (tạo cho GV tính tự giác, lòng nhiệt tình, đặt niềm tin vào nhà trường, yên tâm công tác).

3.2.4. Giải pháp 3. Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng ĐNGV

3.2.4.1. Mục đích của giải pháp

- Nâng trình độ chuẩn ĐNGV của trường (chuẩn về GVLT, chuẩn về GVTH, chuẩn về nghiệp vụ sư phạm).

- Nâng cao trình độ chuyên môn (năng lực giảng dạy lý thuyết, năng lực giảng dạy thực hành, năng lực nghiên cứu khoa học).

- Nâng cao trình độ các mặt khác nhau: CN mới, ngoại ngữ, tin học, hiểu biết chung...

3.2.4.2. Nội dung và các biện pháp thực hiện

- Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng

+ Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng kế hoạch 1. Tính mục đích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục đích của kế hoạch bồi dưỡng GV ở trường CĐCN Việt Đức là nhằm nâng cao chất lượng về chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực NCKH, năng lực ngoại ngữ - tin học, đạo đức người GV, đặc biệt là đào tạo ĐNGV có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu ĐT hệ CĐ và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo ĐT ở bậc ĐH khi trường được nâng cấp.

2. Tính lôgíc

Kế hoạch BD cần thống nhất giữa các khâu, các quá trình từ chuẩn bị lập kế hoạch đến thông qua kế hoạch và được triển khai tổ chức thực hiện.

3. Tính cấp thiết và cập nhật

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung và nhu cầu cấp thiết của giảng viên cũng như sự cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường

4. Tính khả thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo tính khả thi trong lập kế hoạch bồi dưỡng GV, cần phải thực hiện tốt một số yêu cầu: phải xuất phát từ nhu cầu BD của ĐNGV, tiêu chuẩn chức danh GV, định hướng phát triển ĐNGV của trường, các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho bồi dưỡng, kết hợp hài hoà và hợp lý giữa đào tạo cơ bản với công tác bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu hiện tại và yêu cầu lâu dài, kết hợp giữa BD ngắn hạn với BD dài hạn, kết hợp giữa bồi dưỡng với tự bồi dưỡng theo từng nhu cầu nguyện vọng, khả năng cá nhân, yêu cầu tập thể, của nhà trường từ đó lập kế hoạch theo hướng: Ưu tiên BD cho những GV trẻ có năng lực, có phẩm chất có nhu cầu BD, đồng thời kết hợp công tác bồi dưỡng về mọi mặt để các GV này có điều kiện trở thành các GV chính, GV đầu đàn, mặt khác tiến hành bồi dưỡng cho những GV có độ tuổi cao hoặc những GV có năng lực, có trình độ còn hạn chế ít được phát triển để tiếp tục cống hiến khi chưa đủ các điều kiện thuyên chuyển hoặc nghỉ hưu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Trình độ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và tiếp cận với công nghệ mới; kế hoạch phát triển GV đầu đàn có trình độ chuyên môn giỏi ở tất cả các ngành nghề (Cơ khí, Điện - Điện tử, Động lực, CNTT, Kinh tế) có từ 1 đến 2 GV làm nòng cốt; chuẩn hoá ĐNGV đạt chuẩn và trên chuẩn quy định của Bộ, tăng tỷ lệ GV chính lên 15- 20% vào năm 2010; kế hoạch bồi dưỡng GVTH nâng chuẩn trình độ tay nghề (bậc 5/7), GVLT có trình độ tay nghề tương đương với bậc 4/7 theo từng chuyên ngành.

2. Trình độ sư phạm

Xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng ngắn hạn kết hợp tự bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, dạy học hiện đại, đặc biệt là kế hoạch bồi dưỡng về lý luận giáo dục đại học cho ĐNGV.

3. Năng lực nghiên cứu khoa học

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, năng cấp và hiện đại hoá thư viện điện tử, các thiết bị đào tạo hiện đại các điều kiện làm việc của GV, nhà trường hàng năm cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng GV lựa trọn các đề tài khoa học gắn liền với lĩnh vực chuyên môn của mình để nghiên cứu.

4. Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ

Xây dựng kế hoạch kiểm tra trình độ về tin học và ngoại ngữ với ĐBGV trong đó có yêu cầu nâng tỷ lệ GV có bằng đại học ngoại ngữ và tin học đến năm 2010 đạt tỷ lệ 10 - 15 % ; GV có trình độ C là 20-30 %.

- Xác định nhu cầu của GV về nội dung cần bồi dƣỡng

+ Về chương trình bồi dưỡng

1. Nội dung bồi dưỡng ban đầu cho số GV mới tuyển gồm: quá trình hình thành và phát triển nhà trường, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, chương trình, các mô hình và phương pháp dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.2. Nội dung bồi dƣỡng GV

2. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV bao gồm: bồi d- ưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng công nghệ mới (CNC; PLC; KTS..v.v), bồi dưỡng kỹ năng sư phạm (phương pháp dạy học tích cực); ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng…

3. Chương trình bồi dưỡng định kỳ gồm: bồi dưỡng chuẩn hóa GVĐH- CĐ (Lí luận giáo dục đại học, triết học, ngoại ngữ sau đại học; sư phạm); bồi dưỡng về ngoại ngữ A, B, C (chú trọng đến B và C); bồi dưỡng về tin học A, B, C (chú trọng đến B và C); bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học (chú trọng tự nghiên cứu khoa học và phương pháp biên soạn tài liệu dạy học); bồi dưỡng kiến thức quản lí (đội ngũ cán bộ từ cấp tổ môn trở lên); bồi dưỡng tạo nguồn cho GV thi và học sau đại học.

+ Về phương pháp và hình thức bồi dưỡng

Kiến thức CM

Nội dung bồi dƣỡng giảng viên Nghiệp vụ chuyên môn Kiến thức bổ trợ Nghiệp vụ sƣ phạm Tay nghề CM Công nghệ mới Các PP DH hiện đại luận GD ĐH Ngoại ngữ Tin học Nghiên Cứu KH Hiểu biết chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Về phương pháp bồi dưỡng: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khai thác triệt để việc ứng dụng CNTT (các phần mềm dạy học và nghiên cứu) vào quá trình dạy học của GV, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng theo hướng học hợp tác, tọa đàm, báo cáo chuyên đề v.v…

2. Về hình thức bồi dưỡng: với nội dung bồi dưỡng ban đầu, bồi dưỡng thường xuyên nên sử dụng kết hợp các hình thức bồi dưỡng tại trường như: tập huấn GV tháng 1 lần; hội thảo chuyên đề; hội giảng GV dạy giỏi hàng năm; tổ chức dự giờ GV; giao chuyên đề cho GV tự nghiên cứu; với nội dung bồi dưỡng định kỳ cần sử dụng các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn tập trung, không tập trung (tại chức) trong và ngoài nước, BD tại trường (trung tâm BD đội ngũ chất lượng cao); đưa GV đi các cơ sở ngoài trường để BD. Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có những mặt ưu điểm và mặt hạn chế, vì vậy quá trình lựa chọn các hình thức BD cần sao cho phát huy được tối đa những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và đội ngũ để đạt chất lượng và hiệu quả.

- Đào tạo GV, cán bộ nòng cốt để triển khai kế hoạch BD ĐNGV

1. Công tác BDĐNGV cần được triển khai ngay tại trường (hình thức này giải quyết được đồng bộ hơn). Để thực hiện có hiệu quả công tác BD ĐNGV tại trường cần phải tổ chức đào tạo ĐNGV nòng cốt để đội ngũ này thực hiện các chương trình BD tại trường theo các lĩnh vực.

2. ĐTGV nòng cốt được thực hiện dựa vào: các GV cao cấp, GV đầu ngành, các chuyên gia ở các cơ sở, các viện, các trung tâm, các trường ĐH có uy tín trong và ngoài nước về trường giảng dạy; cử GV đi đào tạo nâng cao tại các cơ sở bên ngoài theo yêu cầu của nhà trường.

- Tổ chức bồi dƣỡng ĐNGV

Bồi dưỡng ĐNGV căn bản theo qui trình 5 bước như Hình 3.3, theo đó triển khai nội dung bồi dưỡng về các lĩnh vực sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.3. Qui trình tổ chức bồi dƣỡng ĐNGV

1. Bồi dưỡng sâu về chuyên môn: xây dựng chương trình bồi dưỡng về công nghệ mới cho ĐNGV tại Trung tâm đào tạo chất lượng cao của trường (liên kết với nước ngoài) với các module bồi dưỡng từ 3-4 tuần; bồi dưỡng thông qua nguồn vốn mục tiêu chuơng trình hàng năm do Bộ cấp cho nhà trường tại một số cơ sở đào tạo có uy tín như: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH SPKT Hưng Yên; ĐHCN Hà Nội v.v…

2. Bồi dưỡng nâng cao bậc nghề: một trong những khác biệt giữa GV trường CĐ kỹ thuật với các GV trường cao đẳng thuộc khối Văn hóa xã hội, kinh tế, là ngoài trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm người GV còn phải có trình độ cao về tay nghề. Vì vậy để đáp ứng được đào tạo đội ngũ cử nhân lành nghề ở trình độ cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì trong giai đoạn 2010-2015 cần phải chú trọng đào tạo bồi dưỡng ĐNGV thực hành nâng cao trình độ tay nghề và tiến tới nâng chuẩn tay nghề của GVTH từ 4/7 (hiện nay) lên bậc 5/7. Để thực hiện được thì vào cuối năm cần tập trung sát hạch tay nghề của ĐNGVTH. Đồng thời trong chương trình hành động theo năm học

Khảo sát nhu cầu của GV, mục tiêu của nhà trường và định hướng của công tác đào tạo trong thời kỳ hội

nhập

Xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng

Đào tạo GV nòng cốt để triển khai kế hoạch bồi dưỡng

( mời GV cao cấp, chuyên gia về giảng dạy ) Tổ chức các khoá bồi dưỡng theo kế hoạch đã được

nhà trường phê duyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của các khoa cần phải xây dựng rất cụ thể kế hoạch bồi dưỡng dưới hình thức thi tay nghề cho GV (với số lượng và danh sách cụ thể).

+ Về năng lực sư phạm

1. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức tăng cường các chuyên đề về phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học mới do các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về SPKT của trường thuyết trình tại các buổi tập huấn GV của nhà trường hằng tháng. Mặt khác kết hợp vớitổ chức sát hạch trình độ GV vào cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12.

2. Bồi dưỡng định kì: tập trung BD cho GV về lý luận GDĐH và các mô hình dạy học theo hướng hợp đồng với các cơ quan khoa học.

+ Về năng lực ngoại ngữ

Vấn đề sử dụng ngoại ngữ trong các lĩnh vực đang trở nên cấp thiết và đòi hỏi ĐNGV phải biết ngoại ngữ để học tập và nghiên cứu. Để triển khai thực hiện mục tiêu của đề án đến năm 2010 là100% GV có trình độ ngoại ngữ B, 40% có chứng chỉ C, 10% có bằng đại học và thông thạo trong giao dịch thì cần xúc tiến những biện pháp sau.

1. Thành lập trung tâm ngoại ngữ và tin học với chức năng BD thường xuyên và định kỳ cho GV trong và ngoài trường nâng cao trình độ ngoại ngữ.

2. Tổ chức cho GV hằng năm đi thăm quan và học tập ở nước ngoài vừa nâng cao trình độ vốn ngoại ngữ của mình vừâ tăng cường hiểu biết đó chính là cách bồi dưỡng tốt mà nhà trường cần khai thác.

3. Đẩy mạnh chương trình đầu tư phát triển cho ĐNGV kỹ thuật về ngoại ngữ chuyên ngành đây cũng là khâu yếu nhất trong giai đoạn vừa qua. Cần phải kết hợp vừa BD ngắn hạn với hình thức tự BD của GV bằng cách đơn vị và nhà trường thường xuyên có kế hoạch giao tài liệu nước ngoài để GV tham gia dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về năng lực tin học và CNTT

Để giảng viên có thể làm chủ cơ bản về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy thì cần phải thực hiện các biện pháp sau.

1. Khai thác Trung tâm tin học và ngoại ngữ vào bồi dưỡng ĐNGV thường xuyên.

2. Dần từng bước có những yêu cầu cao đối với GV, đến năm 2015,

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 88 - 113)