Thực trạng quản lý việc tuyển chọn, sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 66 - 113)

Công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV của nhà trường trong những năm vừa qua được thực hiện tương đối tốt, phần lớn là đáp ứng được các yêu cầu chung của trường như quy mô đào tạo tăng, chất lượng GV được đảm bảo, ĐNGV được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo nên phát huy được khả năng, từ đó trách nhiệm và tinh thần làm việc của GV cũng tốt hơn.

2.3.2.1. Tuyển chọn GV

- Hàng năm công tác tuyển dụng của nhà trường đều triển khai thực hiện đúng theo quy chế, quy định chung của Bộ công nghiệp và những quy định của pháp luật về vấn đề tuyển dụng lao động. Trước năm học các đơn vị xây dựng kế hoạch nhân lực GV căn cứ vào dự kiến quy mô tuyển sinh (thực tế số lượng học sinh - sinh viên) phòng tổ chức nhà trường tổng hợp thông báo nhận hồ sơ và phối hợp với các đơn vị để thực hiện công tác tuyển dụng đảm bảo theo đúng quy trình (thành lập hội đồng tuyển dụng với các thành phần: phòng tổ chức- phòng ĐT- đơn vị sử dụng), với các tiêu chí tuyển GV theo cấp trình độ và nhu cấu ngành nghề cần tuyển; đối tượng và nguồn tuyển chủ yếu là những SV tốt nghiệp các trường ĐH kỹ thuật và ĐHSPKT (ĐH Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐHSPKT Hưng Yên, ĐHSPKT TPHCM). Trong những năm vừa qua, đặc biệt là những năm 2004 - 2008 số lượng giảng viên tăng nhanh là do quy mô đào tạo tăng, công tác tuyển dụng của nhà trường về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu đặt ra về đào tạo.

- Tuy vậy công tác tuyển chọn GV còn những hạn chế

+ Chủ yếu tuyển mới chưa có nguồn dự phòng nội bộ để điều chuyển. + Trên thực tế công tác tuyển chọn có những thời điểm còn kéo dài do có khó khăn về nguồn tuyển, nên ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, GV ở ngành này có những thời kỳ phải dạy quá căng, ngành kia lại thiếu giờ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Do dồn ép về quy mô học sinh, sinh viên, dẫn đến chất lượng đầu vào của GV cũng chưa thực sự tốt. Có những ngành đặt ra yêu cầu tuyển trình độ đại học chính quy, có bằng tốt nghiệp khá trở lên nhưng không có nguồn, phải tuyển đại học tại chức hoặc đại học chính quy bằng trung bình...

+ Trong công tác tuyển chọn cũng vẫn còn hiện tượng ưu tiên cho con cháu, đối ngoại... Đây cũng chính là những vấn đề khó khăn, hạn chế trong công tác tuyển chọn GV.

2.3.2.2. Sử dụng GV

Nhìn chung việc sử dụng và bố trí đội ngũ GV được thực hiện đúng chuyên ngành, chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để GV phát huy tay nghề trong tất cả các lĩnh vực từ hệ thống cán bộ quản lý đào tạo đến GV trực tiếp đứng lớp. Tuy vậy xét cụ thể trong những năm vừa qua đặc biệt là giai đoạn đầu của kế hoạch 2006 – 2010, sự bất hợp lý được bộc lộ khi phân tích vào chiều sâu:

- Số GV chính, GV lâu năm ít được khai thác, sử dụng vào việc xây dựng chương trình, giáo trình hay những đề tài khoa học giáo dục.

- Một số GV được cử đi học tập, BD về chuyên môn, ngoại ngữ theo chương trình dự án xong ít được sử dụng đúng vào chuyên ngành đang cần.

- Sự bất hợp lý ngay tại mỗi đơn vị (Khoa đào tạo), trong việc sử dụng ĐNGV mang tính kế thừa, giữa lớp giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm với lớp giảng viên trung tuổi và cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý lớp học.

- Việc sử dụng đội ngũ cán bộ giáo vụ khoa Đào tạo chưa được quan tâm và nhìn nhận một cách đúng mức. Hiện nay ở các khoa đội ngũ này chưa được ĐT nghiệp vụ một cách bài bản thậm chí còn quá yếu cả về mặt CM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.19. cho thấy ý kiến đánh giá của 47 CNQL và 200 GV về thực trạng quản lí đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng hiện nay.

Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả ĐT- BD

Nguồn đánh giá Rất tốt(%) Tốt (%) TB (%) Chƣa tốt (%)

Cán bộ quản lý (10ng)21,3 (20ng)42,5 (05ng)10,7 (12ng)25,5

GV (56)28,0 (80ng)40,0 (27ng)13,5 (37)18,5

Công tác quản lý ĐT- BD của ĐNGV nhà trường trong những năm vừa qua thực hiện chưa được tốt, hiệu quả chưa cao, tỉ lệ% được hỏi ở mức thực hiện chưa tốt còn cao (25,5% với CBQL và 18,5% với GV). Với chính sách đầu tư mạnh để nâng cao trình độ ĐNGV nhằm phát triển và nâng cấp nhà trường, hàng năm trường đầu tư các kế hoạch và chỉ tiêu chuẩn hoá đội ngũ với nhiều phương pháp như tuyển mới, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng, tự học theo chương trình, dự án hợp tác đào tạo trong và ngoài nước, bồi dưỡng theo kế hoạch nội bộ, cử GV đi học một số trường trọng điểm.

2.3.3.1. Công tác đào tạo đội ngũ giảng viên

Từ 2006 – 2010, Trường đã chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giảng viên, theo số liệu thống kê đến hết năm 2009 có 30 giáo viên trình độ Cao đẳng được đào tạo ở trình độ Đại học, 109 giảng viên được đào tạo ở bậc Thạc sĩ. Trong đó đã tốt nghiệp là 87; 22 trường hợp còn lại sẽ tốt nghiệp vào năm 2010 và 2011, cho đến 2009 thì 97,3% GV của trường đã có trình độ từ Đại học trở lên trong đó tỉ lệ Thạc sĩ chiếm 33,9%.

- Quá trình quản lý công tác đào tạo đội ĐNGV

+ Căn cứ nhu cầu của trường và của cá nhân giảng viên, đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu giao cho các đơn vị về số lượng nâng chuẩn với trình độ trên Đại học để lập kế hoạch đào tạo (Hình 2.1).

%

20 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1. Nhu cầu đào tạo ĐNGV của Trƣờng

Chú thích: (1) Tiến sĩ; (2) Thạc sĩ ) ; (3) Đại học

+ Liên kết với một số trường như Đại học Bách Khoa Hà Nội để mở các lớp đào tạo tại trường về trình độ đại học, trên đại học tạo điều kiện cho số GV không có điều kiện đi xa. Trường đang triển khai, thực hiện công tác quản lý đào tạo theo kiểu kết hợp từ dưới lên và từ trên xuống, kết hợp các giải pháp rất cụ thể, phù hợp với điều kiện chung của trường và của cá nhân.

+ Tranh thủ các dự án đầu tư nước ngoài như dự án GTZ (dự án hỗ trợ ĐT vừa và nhỏ của Đức), chủ yếu ĐT ĐH, thạc sĩ bằng nguồn vốn dự án.

+ Bằng các cơ chế nội bộ của trường khuyến khích giảng viên chủ động liên hệ các cơ sở đào tạo theo chuyên ngành với chính sách tài chính được hỗ trợ như: giảng viên đi học thạc sĩ ngoài chế độ lương, thưởng hàng tháng theo kết quả học tập thì giảng viên còn được trường hỗ trợ 10 triệu đồng trên một khoá học; đi học tiến sĩ được hỗ trợ 50 triệu đồng.

- Những hạn chế cơ bản

+ Chất lượng đào tạo chưa cao mặc dù được triển khai khá tốt trong lập kế hoạch, khảo sát, chọn nguồn, chọn cơ sở đào tạo và cử người đi học.

+ Nội dung đào tạo còn chưa phù hợp với đối tượng GV và trình độ, ngành nghề cần đào tạo đặc biệt là đào tạo trên ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ).

10%

1 2 3 Loại nhu cầu

2,1 , 1 12,9 3,4 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phương pháp đào tạo lựa chọn chưa phù hợp giữa ĐT ngắn hạn, dài hạn, tập trung và không tập trung.

+ Thời gian cá nhân GV dành cho học tập chưa nhiều. Số GVĐT dưới dạng vừa học vừa giảng dạy còn nhiều, có thời điểm chiếm tỉ lệ 80%.

+ Công tác giám sát, đánh giá chất lượng sau đào tạo của giảng viên chưa được thực hiện tốt, phần lớn sau tốt nghiệp giảng viên chỉ báo cáo cơ quan tổ chức về bằng cấp. Xong thực tế khả năng đáp ứng công việc sau tốt nghiệp của giảng viên thì không ai biết. Đây cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm của cơ quan quản lý của trường trong thời gian tới với đội ngũ giảng viên được đào tạo.

2.3.3.2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Nhu cầu bồi dƣỡng

Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của trường đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong hiện tại và trong tương lai, trường đã xây dựng các kế hoạch về bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm giải quyết nhanh chóng những vấn đề còn yếu kém, bất cập, đặc biệt là giảng dạy ở bậc cao đẳng khi mà phần lớn đội ngũ (90%) đang trực tiếp giảng dạy ở bậc trung cấp và dạy nghề. Cụ thể là phân tích, đánh giá công tác quản lý bồi dưỡng ĐNGV trên từng mặt nội dung, phương pháp BD chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và khả năng tự BD của GV, nhận thức được những hạn chế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp BD ĐNGV hiệu quả hơn (Hình 2.2).

- Bồi dưỡng chuyên môn nhằm đạt chuẩn và nâng chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và năng lực nghiên cứu khoa học dưới dạng: khai thác nguồn dự án với việc cử giảng viên đi học từ 6 tháng đến 1 năm về các chuyên ngành như ô tô; CNC, điện tử và tin học, tại cộng hoà Liên Bang Đức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng thời khai thác các tổ chức hợp tác quốc tế đang liên kết với trường để cử các chuyên gia sang trường bồi dưỡng về chuyên môn cho lực lượng giảng viên của trường. Tính đến năm 2010 đã có 5 lượt chuyên gia triển khai công tác hội thảo về chuyên môn tại trường, hàng năm trường đều tổ chức thi giảng viên dạy giỏi các cấp, khuyến khích cho giảng viên tham gia vào các hoạt động hội thảo về chuyên môn, xây dựng các mô hình và phương tiện dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của cá nhân. Trường cũng đã mở các lớp bồi dưỡng về Tin học và Ngoại ngữ, học thêm một văn bằng về kỹ thuật (hệ cao đẳng tại chức) cho số GV chuyên ngành ngoại ngữ nhằm giúp cho việc dịch các tài liệu kỹ thuật của trường.

- BD nghiệp vụ sư phạm đến năm học 2010 thì 95% GV của trường đều đã chuẩn hóa về sư phạm. Đây chính là kết quả thường xuyên quan tâm của trường bằng các giải pháp được lựa chọn như: hàng năm đều rà soát và lập các kế hoạch yêu cầu số GV tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật, hoàn thiện các chứng chỉ sư phạm bậc day nghề; tổ chức các hoạt động để nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm như: xây dựng cho GV kế hoạch dự giờ hàng tháng và sinh hoạt nghiệp vụ một lần/tháng với Hội đồng sư phạm để toạ đàm, trao đổi về các chủ đề chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV, phối hợp với Viện KHGDVN tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận giáo dục đại học; bồi dưỡng về sư phạm bậc II, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm.

% 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 78,2 65,9 62,6 53,1 48,3 44,2 51,5 35,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.2. Nhu cầu bồi dƣỡng của ĐNGV

Chú thích:

(1) Nhu cầu BD về chuyên môn. (5) Nhu cầu BD về tin học. (2) Nhu cầu BD về tay nghề. (6) Nhu cầu BD về Ngoại ngữ.

(3) Nhu cầu BD về sư phạm. (7) Nhu cầu BD lý luận giáo dục ĐH (4) Nhu cầu BD về NCKH. (8) Nhu cầu BD về hiểu biết chung.

- Công tác tự bồi dưỡng của giảng viên có ý nghĩa rất quan trọng vì đào tạo cũng chỉ mới cho những kiến thức cơ bản, cần phải được bổ sung, hoàn thiện trong thực tế. Đặc biệt là phải cập nhật kiến thức mới (tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ - công nghệ mới) vì vậy mỗi người không thể xem nhẹ, ngoài chương trình kế hoạch bồi dưỡng dài và ngắn hạn của nhà trường thì giảng viên phải làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện mình.

Xác định được tầm quan trọng đó, trong thời gian vừa qua phần lớn số giảng viên của trường đều đã có nhiều cố gắng trong việc tự học, tự bồi dưỡng với thái độ và động cơ nghiêm túc, bằng các hình thức như ngoài giờ lên lớp giảng viên tự nghiên cứu tại thư viện, nghiên cứu qua các tài liệu, sách báo, qua hội thảo, trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau... Thực tế cho thấy nhiều giảng viên đã đạt các trình độ ngoại ngữ và Tin học A - B - C do tự bố trí thời gian để học, có nhiều giảng viên tham gia vào nghiên cứu các đề tài về công nghệ mới phục vụ cho chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác nghiên cứu khoa học và tự NCKH được quan tâm từ nội dung, phương pháp nghiên cứu đến đánh giá kết quả. Các đơn vị triển khai cho GV đăng ký đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình (được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt), Phòng NCKH&QHQT lập kế hoạch thực hiện và đánh giá trước Hội đồng của trường. Thực tế trong những năm qua (Bảng 2.15) GV tham gia vào các đề tài chưa nhiều, chất lượng chưa cao.

- 100% các nội dung bồi dưỡng trên GV đều có nhu cầu ở các mức độ khác nhau. Trong đó nhu cầu được bồi dưỡng lớn nhất là chuyên môn (công nghệ mới), thứ hai là nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức sư phạm và kiến thức về NCKH. GV đã nhận thức được về tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng làm chủ KT và NCKH ứng dụng tiến độ của khoa học công nghệ vào giảng dạy và đào tạo nhằm tránh tụt hậu, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Đồng thời họ đã xác dịnh được nội dung cần phải bồi dưỡng của mình nhằm đáp ứng được chương trình mục tiêu phát triển nhà trường.

Những ƣu điểm và hạn chế trong công tác quản lý bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng

- Những ưu điểm

+ Nhà trường đã có chủ trương, định hướng và tổ chức thực hiện một cách tích cực.về công tác bồi dưỡng giảng viên.

+ Nội dung bồi dưỡng tương đối toàn diện, tập trung bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm là 2 vấn đề rất quan trọng trong nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ giảng viên trong đó đặc biệt đã chú trọng đến việc bồi dưỡng để nâng chuẩn và công nghệ mới nhằm thực hiện "đón đầu".

+ Hình thức bồi dưỡng cũng được tiến hành đa dạng, phong phú, phối hợp và khai thác về các nguồn tài chính dành cho quá trình bồi dưỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phương pháp tiến hành bồi dưỡng cũng được đổi cải tiến và đổi mới cả về nội dung và chương trình bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ sau bồi dưỡng cũng đã được nâng lên (được minh chứng qua khảo sát).

- Những mặt hạn chế

+ ĐNGV chưa thực sự nêu cao tinh thần tự giác trong công tác bồi dưỡng, kế hoạch chung của trường chưa xác thực với nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của cá nhân, chưa có những cơ chế mạnh trong công tác bồi dưỡng.

+ Tổ chức thực hiện bồi dưỡng còn lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất do sự phân cấp quản lý và cơ chế điều hành ở các khoa chưa tốt.

+ Tổ chức bồi dưỡng còn mang tính "đại trà", "phổ cập" dàn trải nhằm đạt chuẩn để nâng cấp trường hay để xác định vị thế của trường là chính.

+ Công tác tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng chưa được thực hiện chặt chẽ đúng mức, chưa xây dựng được quy trình hệ thống

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 66 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)