Giải pháp tăng cƣờng tổ chức quản lý về các hoạt động DLST:

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 151 - 154)

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân

3.3.2.8 Giải pháp tăng cƣờng tổ chức quản lý về các hoạt động DLST:

*Mục tiêu: giúp tăng cường năng lực quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp vùng về du lịch,

tổ chức phát triển và quản lý các hoạt động về DLST một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và theo định hướng quy hoạch chung của vùng và của cả nước.

*Nội dung thực hiện:

+ Quy hoạch phát triển DLST:

- Lập quy hoạch đầu tư phát triển DLST hướng đến mục tiêu hàng đầu nhằm khai thác tối ưu nguồn lực về tài nguyên DLST: các giá trị tài nguyên du lịch rừng-biển, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc biệt là văn hóa truyền thống cho phát triển DLST.

- Trên cơ sở các nội dung định hướng quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhì đến 2030 của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cần tiến hành lập kế hoạch thực hiện chi tiết về các khu vực DLST trọng điểm, đầu tư theo một phân kỳ hợp lý và cụ thể. Đối với nội dung mở rộng DLST văn hóa cần ưu tiên xét chọn các dự án đầu tư

cơ sở hạ tầng, nâng cấp phục hồi, trùng tu các di tích lịch sử, các di sản văn hóa cho các vùng văn hóa Chăm, các vùng dân tộc Ragley, K’Ho và các tài nguyên nhân văn có giá trị khác.

- Cần xét ưu tiên lựa chọn các dự án DLST đã được quy hoạch hoàn chỉnh hoặc cơ bản, ở Ninh Thuận: dự án phát triển DLST VQG Núi Chúa - Vĩnh Hy, ở Bình Thuận: dự án phát triển DLST KBTTN Núi Ông-Thác Bà; dự án phát triển DLST KBTTN Takou; dự án phát triển DLST khu bảo tồn biển cù lao Câu. Bốn dự án trên được xem là mấu chốt làm điểm nhấn cho phát triển DLST của vùng trong các năm sắp tới. - Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, cần phải tổ chức phân công, xác định trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi, trong đó cần nêu rõ tiến độ thực hiện, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đầu tư. Sau khi thẩm định cần công bố rộng rãi các nội dung quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, tạo điều kiện xã hội hóa du lịch ngay từ giai đoạn quy hoạch. - Trong quản lý xây dựng, để hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực cần xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về mật độ, chiều cao xây dựng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Đặc biệt chú trọng đến các dự án khu vực ven biển Ninh Chữ-Vĩnh Hy, khu vực Mũi Né- Hòa Thắng và ở các vùng sinh thái nhạy cảm khác.

+Tăng cƣờng đổi mới để hoàn thiện bộ máy quản lý du lịch:

- Xây dựng và tăng năng lực hoạt động của các bộ phận quản lý du lịch thuộc sở VHTT và DL ở hai tỉnh cho ngang tầm với yêu cầu hoạt động (có thể hình thành bộ phận quản lý phát triển DLST). Riêng các Hiệp hội du lịch hai tỉnh cần nâng cao năng lực quản lý bao gồm tăng cường nhân sự, tổ chức bộ máy, tạo nguồn tài chính, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động thống nhất cụ thể và mang tính độc lập để cơ quan này thực sự là nơi tập hợp và đại diện lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở địa phương. Trong tương lai có thể thành lập Liên hiệp hội Du lịch chung cho hai tỉnh để tạo sự liên kết chặt chẽ hơn trong tổ chức quản lý điều hành về du lịch.

- Đối với Ban quản lý các khu du lịch biển, các bộ phận khai thác du lịch ở các VQG, KBTTN cần tăng cường thêm nhân lực, tạo nguồn thu, có cơ chế phân công và phân cấp quản lý địa bàn cụ thể tránh sự hoạt động chồng chéo kém hiệu quả.

+ Hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý về du lịch:

- Khuyến khích đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch nhanh chóng qua mạng, trao đổi thư từ, xử lý thông tin và tăng cường nguồn tri thức. Chấn chỉnh và tổ chức áp dụng mô hình chính phủ điện tử trong quản lý du lịch. Hoàn thiện và xây dựng nhiều Website, các thư viện điện tử, sớm thành lập các trung tâm thông tin du lịch-DLST ở hai Tỉnh để cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời về du lịch-DLST thuộc vùng DHCNTB cho du khách và cho ngay cả người dân tại các địa phương.

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến trong việc bảo quản các di tích và quản lý hệ thống thông tin - dữ liệu.

+ Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý trong quản lý du lịch:

- Rà soát bổ sung lại hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý, đầu tư trong lĩnh vực DLST, tiến hành phân loại và cấp chứng chỉ DLST, chứng nhận đạt tiêu chuẩn xanh sạch, chất lượng phục vụ,… cho các đơn vị kinh doanh DLST trong và ngoài tỉnh. Bổ sung các quy định còn thiếu, nhất là các quy chế về khuyến khích hỗ trợ phát triển DLST phù hợp với đặc điểm tình hình của hai tỉnh.

- Tổ chức phổ biến, giáo dục, đồng thời cung cấp thông tin pháp luật cần thiết liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch-DLST. Đặc biệt là các quy định về quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, thủ tục pháp lý khi có tranh chấp xãy ra.

* Điều kiện thực hiện:

Cần hòan thiện và củng cố tổ chức để tạo ra một bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả từ đơn vị cấp tỉnh đến các ban quản lý du lịch cơ sở. Gắn với việc kiện toàn bộ máy nhân sự, các công nghệ, thiết bị tiên tiến cũng được khuyến khích trang bị áp dụng, góp phần làm cho các nguồn thông tin đến kịp thời mọi người mà không bị giới hạn về không gian và thời gian.

Tóm lại, việc phân chia theo nhóm giải pháp mô trường sinh thái, kinh tế và xã hội như trên chỉ mang tính tương đối. Để đạt được mục tiêu toàn diện và xuyên suốt về phát triển DLST, ba nhóm giải pháp trên cần phải được tiến hành đồng bộ, vì giữa chúng có mối quan hệ hỗ tương do đó không thể coi nhẹ bất kỳ một nhóm giải pháp nào. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi đơn vị doanh nghiệp để vận dụng và đề ra các giải pháp tương ứng thích hợp. Một số giải pháp thực hiện trong giai đọan này có thể làm cơ sở cho sự phát triển của các giai đọan kế tiếp, và chung quy đều hướng đến việc phát huy tối ưu tiềm năng và thế mạnh về DLST của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, biến vùng DHCNTB trở thành một điểm đến về DLST có thương hiệu và thật sự hấp dẫn du khách bốn phương.

Để các nguồn lực nêu trên thật sự trở thành một kết quả vật chất hiện thực như mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi phải có một kế hoạch quản lý khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả. Thông qua các giải pháp thực hiện sát đúng, khoa học và hợp lý cho từng địa phương và theo từng giai đoạn. Tác giả đã đề xuất kế hoạch hành động chia theo hai giai đoạn cụ thể về nhiệm vụ phát triển góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển DLST trên địa bàn vùng DHCNTB đến năm 2020 như sau:

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)