- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
3.1.2.3 Định hƣớng phát triển DLST theo lãnh thổ của vùng DHCNTB: a/ Tổ chức không gian du lịch sinh thái:
a/ Tổ chức không gian du lịch sinh thái:
Lãnh thổ vùng DHCNTB có đặc điểm trải dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Việc tổ chức các không gian hoạt động DLST của vùng DHCNTB với hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trước 1992 gọi chung là tỉnh Thuận Hải) gồm các khu vực chủ yếu như sau:
i// Khu vực vùng núi Bắc Thuận Hải (giáp Lâm Đồng):
Không gian DLST của vùng gồm các huyện Ninh Sơn, Bác Ái và một phần của huyện Thuận Bắc thuộc Ninh Thuận. Các hệ sinh thái điển hình ở đây rất có giá trị, độc đáo với hệ sinh thái rừng trên vùng núi cao chuyển tiếp xuống địa hình bậc thềm đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ. Tính ĐDSH khu vực này khá cao. Về sinh thái cảnh quan, ở đây có nhiều cảnh quan độc đáo, kết hợp với vùng đèo Ngoạn Mục tạo nên một quần thể cảnh quan sinh động có giá trị cao về mặt sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng có thác Sakai, các nhánh sông suối chảy qua như suối Gia Nhông, suối Tao Quang là hợp lưu của sông Cái tạo nên những cảnh quan sơn thủy hữu tình thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch dã ngoại cho khách DLST. Về di tích lịch sử, vùng núi phía Bắc Ninh Thuận gắn liền với chiến khu cách mạng Bác Ái nỗi tiếng của vùng duyên hải miền Trung và Lâm Đồng. Có di tích lịch sử cách mạng là trận địa bẫy đá nổi tiếng của anh hùng Pinăng Tắc sẽ là điểm thu hút khách du lịch đến tham quan. Ngoài ra ở đây còn có bộ đàn đá Bác Ái cổ, một loại nhạc cụ từ lâu đời của người Ragley, đã được khôi phục để trình diễn, được các chuyên gia đánh giá cao.
-Tham quan VQG Phước Bình để nghiên cứu các HST đặc thù. -Du lịch mạo hiểm: leo núi, vượt thác, trèo đèo,..
-Du lịch đi bộ trong rừng, đạp xe đạp thăm thú các cảnh quan thiên nhiên, dùng xe đạp leo đèo Ngoạn Mục,…
- Du lịch tham quan miệt vườn cây ăn trái nhiệt đới ở Lâm Sơn (chân đèo Sông Pha), tham quan ga xe lữa và đường ray răng cưa cùng với cầu Dran.
- Du lịch văn hóa lịch sử: về thăm di tích bẫy đá Pinăng Tắc, tham quan hang 403, tham gia các lễ hội của người Raglay ở Trà Co, nghe cồng chiêng và đàn đá..
ii/Vùng ven biển Bắc Thuận Hải:
Không gian kéo dài từ Phương Cựu cho đến Vĩnh Hy và Mũi Cà Tiên. Trọng tâm của vùng này là VQG Núi Chúa, nơi đây tồn tại HST rừng khô hạn ven biển đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều tập đoàn sinh vật quần tụ rất phong phú, đa dạng về số lượng cũng như chủng loài. Đây là địa bàn nghiên cứu khoa học có giá trị cao và hấp dẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Về cảnh quan tự nhiên có nhiều thắng cảnh và bãi biển đẹp nổi tiếng, về di tích lịch sử - văn hóa: có chiến khu CK19, ngoài ra đây còn là địa bàn gắn với các chứng tích tháp Hòa Lai–cụm Ba Tháp và nhiều ngôi làng cổ người Chăm sống lâu đời trong vùng.
Các loại hình DLST có thể khai thác chính ở đây gồm:
-Tham quan VQG Núi Chúa để nghiên cứu các HST rừng đặc thù khô hạn ven biển -Du lịch mạo hiểm: leo núi, vượt thác, câu cá, chèo thuyền thúng đến các bãi tắm hoang sơ kết hợp cắm trại, trèo đèo, khám phá hồ treo trên núi, bãi Rùa vàng,…
- Du lịch tham quan vùng trồng hành tỏi lâu đời vùng sản xuất muối Phương Cựu, hoặc dùng thuyền đi tham quan khu vực lưới Đăng để bắt cá thu trong vịnh Vĩnh Hy, đi tàu đáy kính để xem các rạn san hô.
- Du lịch văn hóa lịch sử: về thăm khu cụm ba tháp Hòa Lai, thăm khu di tích cách mạng ở Bình nguyên Ba Tri–Ma Trai ở Phước Chiến kết hợp thăm các làng dân tộc Raglay sinh sống lâu đời ở các thung lũng….
Các HST chủ yếu gồm: HST rừng Savan ven biển gió mùa - khô hạn. Về cảnh quan thiên nhiên ở đây có nhiều bãi tắm nổi tiếng như Bình Sơn –Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná,..Cảnh quan khác có đồi cát trắng Tuấn Tú, đồi cát đỏ Nam Cương, đồi cát di động Phước Dinh., có hồ Tân Giang gắn với vùng rừng khộp nguyên sinh Phước Hà.
Về di tích lịch sử văn hóa nơi đây là khu vực tập trung người Chăm chủ yếu của Ninh Thuận,có các di tích tháp lớn của cả nước như cụm tháp Poklông–Giarai, tháp Pô rômê, đập thủy nông lâu đời của người Chăm Nha Trinh, làng gốm cổ Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp,…
Các loại hình DLST có thể khai thác chính ở đây gồm:
-Tham quan hồ Tân Giang để nghiên cứu các HST đặc thù rừng khộp,…
-Du lịch mạo hiểm: leo núi, câu cá, chèo thuyền, cắm trại, trèo đèo, khám phá đối cát thiên nhiên ven biển,...Du lịch đi bộ trong rừng, đạp xe thăm thú các cảnh quan thiên nhiên, đi tham quan các làng dân tộc Chăm, thăm vườn trồng nho–Ba Mọi ,….Tham quan hải đăng mũi Dinh và đồi cát di động Phước Dinh
- Du lịch văn hóa lịch sử: thăm khu cụm tháp Chăm PôKlong – Giarai, tháp Pôrômê (Phước Hữu), thăm đập thủy nông lâu đời của người Chăm-Nha Trinh, làng gốm cổ Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp kết hợp dự các lễ hội nổi tiếng của người Chăm như Katê, Ramưwan, …
iv/ Vùng Vĩnh Hảo -Tuy Phong và vùng núi Bắc Bình:
Ở đây có đặc thù là HST rừng phát triển trên núi đá. Ở vùng này còn có HST biển đảo với cù lao Câu là khu BTB có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao. Về thắng cảnh: trong vùng có biển Cà Ná -Vĩnh Hảo, có khu nước suối khoáng Vĩnh Hảo nổi tiếng trong cả nước về chất lượng, có bãi biển ghềnh Son, bãi đá cuội 7 màu, có hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, có các đập thủy lợi nổi tiếng vẩn còn sử dụng đến ngày nay do vua Chăm Pô Kathít xây dựng (đập PaRi Ya–đập Bá Ra; đập Kron mal–đập Đồng Măng, đập Hamupajai–đập Cà Giây,…). Về di tích lịch sử, trong khu vực đất liền có nhiều nhiều đền thờ, miếu mạo nổi tiếng như nhóm đền tháp Pô Tằm gồm 6 đền tháp ở xã Phú Lạc. Ngoài ra trên đảo Cù lao Câu, ở khu vực Bãi Miếu hiện có 3 miếu thờ
Ông Nam Hải của ngư dân trong vùng, hằng năm đến rằm tháng 4 âm lịch để cầu cho một mùa đánh bắt cá bội thu, ngư dân tập trung tổ chức lễ hội cầu ngư (cúng vạn). Các loại hình DLST có thể khai thác chính ở đây gồm:
-Tham quan núi Vĩnh Hảo, Phan Dũng, hồ Đá Bạc, để nghiên cứu các HST đặc thù rừng khộp,…Du lịch mạo hiểm: leo núi đá Vĩnh Hảo, trèo đèo Phan Dũng kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, ngâm bùn khoáng Vĩnh Hảo.
-Du lịch khám phá cù lao Câu: lặn xem san hô, cá cảnh, câu cá, chèo thuyền, các môn thể thao nước như lướt ván, dù kéo,..
-Du lịch đi bộ trong rừng, đạp xe thăm thú các cảnh quan thiên nhiên, dùng xe đạp đi tham quan các làng dân tộc Chăm, thăm vườn trồng nho – Phong Phú –Phước Thể,.. Tham quan đồi cát di động Chí Công, Bình Thạnh.
- Du lịch văn hóa lịch sử: thăm khu cụm tháp Pô Tằm, kết hợp dự các lễ hội nỗi tiếng của người Chăm, lễ hội cầu ngư, lễ hội nông nghiệp của người Raglay,..