Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái môi trƣờng: * Nội dung thực hiện:

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 137 - 139)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

3.3.1.1Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái môi trƣờng: * Nội dung thực hiện:

Y : Giá trị làm trơn cho đến giai đoạn p (hoặc dự báo cho p giai đoạn trong tương

3.3.1.1Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái môi trƣờng: * Nội dung thực hiện:

* Nội dung thực hiện:

- Bảo vệ đa dạng sinh học ở các khu vực cốt lõi: VQG, KBTTN, KBT biển, các vùng cảnh quan sinh thái nhạy cảm. Chú trọng phục hồi bảo tồn các vùng Savan tái sinh ven biển (đã bị xâm hại cho mục đích xây dựng các khu Resort ven biển), các HST hồ nước-ghềnh thác để phục vụ DLST.

- Quản lý nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh du lịch có liên quan đến tác động môi trường vùng ven biển và hải đảo như: các hoạt động san lấp địa hình ven biển Phan Thiết, các vùng rừng ngập mặn-bải bồi ở cửa sông, xóa bỏ các vùng cây bản địa, tác động thay đổi cảnh quan tự nhiên (bê tông hóa bờ biển), bảo vệ các vùng rừng phòng hộ ven biển và các hải đảo.

- Quy hoạch lại mạng lưới dân cư ven biển, sắp xếp lại các cơ sở chế biến hải sản ở trên bờ, tại đảo Phú Quý đang gây ô nhiễm môi trường du lịch biển-đảo.

- Cân đối hài hòa việc khai thác tài nguyên với bảo tồn trong hoạt động DLST về mặt không gian kiến trúc- cảnh quan bằng cách quy hoạch phân vùng xây dựng các phân khu hoạt động du lịch trong các VQG, khu BTTN, khu BTB để tạo ra các khu chức năng riêng biệt. Đối với VQG Núi Chúa cần tổ chức phân khu khai thác hợp lý, tránh khai thác quá mức các vùng đệm ven biển, vùng san hô ở Hòn Đỏ, vùng rừng khộp trên núi đá, nhạy cảm dễ bị suy kiệt. Đây là biện pháp hợp lý và rất cần thiết.

- Xây dựng bảo tàng ĐDSH và nhà trưng bày các nguồn gen quý hiếm ở mỗi VQG, KBTTN, KBTB (cần làm sớm ở VQG Núi Chúa, KBTTN TaKou, Núi Ông) để khách du lịch có thể tiếp cận những thông tin bổ ích cho tham quan và nghiên cứu.

- Xây dựng 3 vườn thú đêm (Safari night) ở 3 điểm chính: Khu BTTN Tà Kou, KBTTN Núi Ông và tại VQG Phước Bình để du khách có thể tham quan trực tiếp.

* Các điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Tiến hành phân cấp quản lý các VQG, KBTTN, đồng thời phải sớm thiết lập chính thức các KBTB để đi vào quản lý, từ đó có chính sách đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển bền vững tài nguyên DLST ở mỗi đơn vị hiện có.

- Xây dựng chính sách ưu tiên hoặc không thu thuế trong một thời gian nhất định cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch áp dụng hình thức đầu tư bảo vệ môi trường, hoặc ứng dụng các công nghệ “xanh- sạch”, khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên DLST, đảm bảo phát triển bền vững.

- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, yêu cầu các nhà đầu tư dịch vụ du lịch phải cam kết đạt tiêu chuẩn về môi trường, tổ chức thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo môi trường du lịch đạt chất lượng.

- Tập trung thực hiện chính sách giáo dục nâng cao ý thúc cho cộng đồng và cho cả du khách về DLST bền vững, làm thay đổi nhận thức của cộng động về vai trò quản lý bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển DLST như là một hoạt động có thu để tái đầu tư.

- Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và tuyên truyền để kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mọi người, của các tổ chức trong việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên DLST bản địa. Dùng biện pháp thu phí trên mỗi sản phẩm hoặc từng mỗi cá nhân tham gia trong hoạt động DLST. Có tác dụng tích cực, trước hết vừa mang tính giáo dục vừa gây quỹ cho việc bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên DLST. Thông qua địa phương, các tổ chức doanh nghiệp du lịch nêu cao trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng các biện pháp như tổ chức truyền thông chương trình giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức tuần hành phát động phong trào làm sạch môi trường, vệ sinh bãi biển, tổ chức các đợt thu gom rác ở các bãi biển, trong các vũng, vịnh (nhất là tại VQG Núi Chúa và KBTTN Takou). Trong các dịp có sự kiện du lịch lớn nên tuyên truyền

vận động gắn trách nhiệm của du khách và cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 137 - 139)