Khảo sát khách DL và DLST quốc tế:

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 82 - 87)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

i/ Về tình hình đầu tƣ ở2 VQG và các vùng sinh cảnh khác tại Ninh Thuận:

2.4.1.1 Khảo sát khách DL và DLST quốc tế:

a/ Xuất xứ du khách:

Sơ đồ 2.1 : Xuất xứ khách DLQT đến vùng DHCNTB

Trong tổng số 144 du khách quốc tế đến vùng DHCNTB qua điều tra, có 82 nam; và 62 nữ. Về quốc tịch chủ yếu gồm: Nga (16,67%), Nhật (13,89%), Pháp (10,42%), Hàn Quốc (9,028%), Úc (8,33%), Đức (6,25%), Mỹ (5,56%), Đài Loan (9,028%), Anh, Hà Lan, Philippines, Canada,…

Sơ đồ 2.2: Mục đich và thời gian của chuyến đi của khách DLQT đến vùng DHCNTB

Khách DLQT đi du lịch chủ yếu là vì mục đích giải trí (65,3%), vì công việc chỉ chiếm

14,6%. Thăm khám phá nơi đến mới chiếm 20,1%. Thời gian của chuyến đi hầu hết kéo dài 2-4 ngày (chiếm 32,6%), thời gian 5-10 ngày chiếm 27,1%, từ 11-20 ngày chiếm 14,6%. Trên 20 ngày chiếm 10,4% (thời gian của chuyến đi cũng tương tự với các tài liệu điều tra năm 2007 của Cục Thống kê Bình Thuận)

c/ Những nội dung khách DLQT sẽ tham gia khi đến du lịch vùng DHCNTB (Bình Thuận)

Sơ đồ 2.3:Các hoạt động mà khách DLQT dự kiến tham gia khi đến vùng DHCNTB

Giải trí- nghỉ dưỡng biển, 65.30% Thăm và khám phá điểm đến mới, 20.10% Vì mục đích công việc, 14.60% Mục đích chuyến đi du lịch đến Bình Thuận của khách DLQT 0% 10% 20% 30% 40% Từ 2-4 ngày Từ 5-10 ngày Từ 11-20 ngày Trên 20 ngày 32.60% 27.10% 14.60% 10.40%

Khách DL quốc tế đến vùng DHCNTB đa số quan tâm chọn tắm nghỉ dưỡng biển (chiếm25,69%), tiếp đó với các nội dung tiếp theo là thăm vườn cây trái, vùng nông thôn (13,19%), cón có tỷ lệ khá cao du khách có dự định sẽ thăm viếng các di tích lịch sử -văn hóa (11,1%) đạp xe thư giãn và muốn tham dự các lễ hội truyền thống địa phương (8,33%) và có khoảng 12,5% du khách muốn tham quan khám phá các khu bảo tồn, những nơi thiên nhiên hoang dã.

d/ Sự quan tâm của khách DLQT đến các yếu tố môi trường du lịch tại điểm đến DHCNTB:

Bảng 2.14 Mức độ quan tâm đến các yếu tố nội dung môi trường du lịch tại điểm đến

của khách DLQT ĐVT: % Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm - Thể thao khám phá

- Nghỉ dưỡng –thư giãn

- Văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương - Tâm linh-tôn giáo

- Khám phá thiên nhiên, khu bảo tồn hoang dã

18,75 50,00 9,03 4,86 74,31 36,81 39,58 40,28 20,14 25,60 44,44 10,42 50,69 75,00 0 Từ bảng trên cho thấy nội dung chính mà du khách QT quan tâm hàng đầu khi chọn DL đến vùng DHCNTB là yếu tố khám phá thiên nhiên hoang dã và nghỉ dưỡng thư giãn, tiếp đến là sự quan tâm đến hoạt động thể thao khám phá, còn các yếu tố văn hóa, lịch sử chưa được du khách quan tâm.

đ/ Những thông tin có ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng DHCNTB (Mũi Né) làm điểm đến:

Sơ đồ 2.4: Các kênh thông tin ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách DLQT khi chọn điểm đến vùng DHCNTB

Qua sơ đồ 2.4 cho thấy nguồn thông tin gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn điểm đến du lịch vùng DHCNTB của khch1 DLQT là từ Internet (25,69%); tiếp đến là thông qua sự giới thiệu của bạn bè 22,92%, các nguồn thông tin khác như tạp chí, đài ,TV chiếm vị trí thứ ba (24,94%); riêng nguồn thông tin từ nhật báo cũng rất quan trọng (chiếm 11,81%); luồng thông tin từ các công ty du lịch lữ hành cũng có đóng góp nhất định (chiếm gần 7%).

Sơ đồ 2.5: Mức độ hiểu biết về thuật ngữ DLST và hoạt động của DLST đối với khách DLQT

f/ Về sự hiểu biết khái niệm của DLST: Khách DLQT có hiểu biết tương đối về khái niệm DLST, trên 31,94% du khách biết về DLST với mức độ khá và tốt, có 27,82% DKQT biết về DLST tương đối khá và 27,78% biết vài nội dung, có 13,19% du khách chưa biết đến DLST. Các kênh thông tin mà khách DLQT biết về DLST chủ yếu qua sách báo, tạp chí và brochure của các công ty du lịch lữ hành (23,61%), qua bạn bè (21,53%) và qua tìm kiếm trên internet là 20,14%.

g/ Cảm nhận và đánh giá của khách DLQT đối với các yếu tố cơ bản của DLST tại điểm đến vùng DHCNTB: Từ bảng tổng hợp đánh giá của khách DLQT sau đây:

Từ bảng 2.18 dưới đây, cho thấy sự cảm nhận và đánh giá của khách DLQT đến vùng DHCNTB, đánh giá quan trọng nhất của họ là yếu tố cảnh quan thiên nhiên đẹp (có 91,65% cho là rất quan trọng và quan trọng), yếu tố tiếp theo là giá cả hàng hóa hợp lý ( 68,75% chọn), yếu tố thứ ba là muốn đến để trãi nghiệm nền văn hóa bản địa (

66,67%), tiếp đến là yếu tố ẩm thực tại địa phương (51,38%), yếu tố thứ năm là hệ thống giao thông thuận lợi (47,92%), yếu tố thời tiết tại điểm đến cũng quan trọng đối với họ (có 40,98%), yếu tố thứ 5 hàm chứa nội dung chính của DLST là dược tham gia các hoạt động thể thao, khám phá rừng biển (có 29,16%).

h/ Sự đánh giá của khách DLQT về môi trường du lịch và các yếu tố khác hiện có ở vùng DHCNTB: khảo sát ý kiến đánh giá của du khách ghi nhận ở bảng sau:

Bảng 2.15 : Ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của khách DLQT về môi trường DL và các yếu tố phục vụ khác khi đến Bình Thuận ĐVT: %

Các yếu tố thuộc môi trường DL

Rất tốt Tốt Trung bình hoặc kém Không quan tâm

Sự an toàn của cá nhân

-Về tính thân thiện của người địa phương -Ẩm thực truyền thống địa phương

-Các di sản văn hóa lịch sử có thể đến tham quan được

-Đường sá đến các vùng bảo tồn và thiên nhiên hoang dã

-Sự đa dạng của các hoạt động thể thao -Cơ hội đi mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm 11,10 18,06 18,75 15,94 13,19 12,50 14,58 22,22 44,44 31,25 29,17 15,97 27,08 27,08 66,67 25,00 7,64 12,50 14,58 28,47 16,67 0 12,50 42,36 42,36 56,25 31,94 41,67

Qua bảng trên cho thấy khách DLQT sau khi đến vùng DHCNTB đã cảm nhận đánh giá các nội dung nỗi trội tại điểm đến như sau: đầu tiên là tính thân thiện của người dân địa phương được đánh giá rất cao (có 62,5% cho là rất tốt và tốt), điểm nỗi bật thứ hai là ẩm thực ở đây được đánh giá cao (50%), yếu tố thứ ba cũng được đánh giá cao là các di tích lịch sử-văn hóa (45,11%), thứ tư là cơ hội đi mua sắm hàng hóa

lưu niệm (41,66%), yếu tố về sự đa dạng của các hoạt động thể thao biển được đánh giá cao (39,58%), thứ 6 là du khách quốc tế đánh giá tốt về yếu tố an toàn cá nhân (33,32%), nội dung đánh giá khá tốt về yếu tố đường sá đến các vùng bảo tồn, vùng thiên nhiên hoang dã (29,16%).

i/ Ghi nhận sự đánh giá của khách DLQT về các điểm DL-DLST đang khai thác phục vụ du khách tại Bình Thuận:

Như vậy các điềm du lịch-DLST với các loại hình nghỉ dưỡng, thể thao biển có liên quan đến địa danh “Mũi Né” đã được du khách quốc tế lựa chọn đầu tiên và đánh giá cao (Bãi biển Mũi Né hạng 1, đồi cát Hồng Mũi Né hạng 2). Các điểm DLST quan trọng và được du khách lựa chọn và tham quan với tần suất cao phải kể đến: đồi cát Hồng (Mũi Né); suối Tiên (Hàm Tiến); đồi Trinh Nữ- Bàu Trắng (Hòa Thắng); Hải đăng Kê Gà và biển Tân Thành (Hàm Thuận Nam), Núi Tà Kou (Hàm Thuận Nam);Các điểm DLST văn hóa thu hút lượng khách lớn gồm: Dinh Thầy Thím (Hàm Tân); Tháp Po Shainư (Phan Thiết); khu bảo tàng bảo vật Chăm (Bắc Bình), di tích Dục Thanh (Phan Thiết), chùa Hang (Tuy Phong). Các điểm du lịch thiên nhiên-sinh thái cảnh quan có đường giao thông thuận tiện cũng được ghi nhận lựa chọn (như điểm Bàu Trắng, biển Cà Ná). Riêng các loại hình du lịch sinh thái văn hóa-lễ hội cũng bước đầu được chú ý lựa chọn. Đây là những tiền đề thuận lợi để đẩy mạnh và phát triển du lịch sinh thái của vùng trong tương lai.

k/ Trình độ học vấn và nghề nghiệp cùa khách DLQT đến vùng DHCNTB:

Sơ đồ 2.6: Thống kê trình độ học vấn của khách DLQT đến vùng DHCNTB

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)