Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực DL-DLST:

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 143 - 145)

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân

3.3.2.3 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực DL-DLST:

* Mục tiêu giải pháp: đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, chuẩn bị một lực lượng lao động có trình độ tri thức cao ngang tầm với nhiệm vụ và phù hợp với nền kinh tế tri thức, làm nòng cốt cho hoạt động phát triển ngành du lịch và DLST của vùng DHCNTB trong các giai đoạn sắp tới.

* Nội dung thực hiện:

- Xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp tham gia hoạt động DLST tại các VQG, các khu BTTN, các nhà doanh nghiệp, các đội ngũ nhân việc làm các dịch vụ để có thể phối hợp hoạt động DLST có hiệu quả, đảm bảo đạt tỷ lệ 60-75% lao động được đào tạo chuyên sâu về du lịch. Song song với đào tạo cần nhanh chóng xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, trình độ tối thiểu về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, những người lao động khác trong lĩnh vực du lịch.

- Nội dung DLST còn là một lĩnh vực hết sức mới đối với hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận nên đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh và lao động trực tiếp còn thiếu cả về lý luận lẫn thực tiễn, do đó cần xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể, có hệ thống và phù hợp theo yêu cầu của DLST là hết sức cần thiết. Tiến đến việc thống nhất nội dung giảng dạy về du lịch, sớm đưa nội dung DLST cho các cấp học du lịch, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa, kết hợp lý thuyết với thực hành, để đảm bảo chất lượng đào tạo có thể theo kịp với trình độ của các nước trong khu vực. Riêng về DLST cần xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản hơn, chú trọng bổ sung kiến thức sinh thái bền vững trong du lịch cho hướng dẫn viên.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia hội nghị, các hội thảo khoa học của các nước có ngành du lịch phát triển. Khuyến khích các đơn vị, các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong việc quản lý kinh doanh và phát triển DLST.

- Bổ sung hoặc mở rộng các cơ sở đào tạo hiện có về nghiệp vụ du lịch ở các trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng nghề Ninh Thuận và Bình Thuận, trường Đại học Phan Thiết, các trường Trung cấp nghề hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo DL- DLST đa dạng khác. Đặc biệt cần chú ý đến việc đào tạo những người dân tại chỗ có năng lực để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên ngay tại điạ phương mình, nhằm đáp ứng như cầu ngày càng cao của ngành du lịch ở hai tỉnh thuộc vùng.

* Điều kiện thực hiện:

+ Đào tạo nguồn nhân lực chung:

- Bên cạnh nguồn kinh phí của nhà nước về bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Bình Thuận và Ninh Thuận cũng cần chủ động dành một nguồn kinh phí thích đáng của địa phương để đầu tư cho việc đào tạo nhân lực, nghiên cứu các đề tài khoa học ứng dụng trong lĩnh vực DLST ở tuyến cơ sở…

- Thực sự tạo ra một sự thay đổi về chất trong giáo dục đào tạo nguồn nhân lực về du lịch, thông qua việc mạnh dạn tiếp cận các công nghệ hiện đại, các quy trình quản lý tiên tiến về du lịch và DLST để áp dụng vào các chương trình giảng dạy trong chuyên ngành du lịch.

- Ban hành các quy chế, chính sách linh hoạt đãi ngộ thích đáng để thu hút các nhà quản lý giỏi, các nhà khoa học và giáo dục có kinh nghiệm và tâm huyết để đưa ra những sáng kiến có giá trị, những công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao nhằm tạo ra những đột phá trong phát triển du lịch và DLST của vùng.

+ Thực hiện giáo dục và trang bị kỹ năng phát triển DLST cộng đồng:

- Thực hiện xã hội hóa du lịch và DLST, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triển DLST đối với phát triển bền vững tự nhiên và môi trường, thông qua những chương trình giáo dục truyền thông đại chúng, tổ chức các sự kiện kết hợp quảng bá và tuyên truyền các nội dung DLST cho người dân và du khách.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia trùng tu và bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử tại địa phương, phát triển các làng nghề, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như các lễ hội, các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó cần khuyến khích, tận dụng các kinh nghiệm thực tiễn và các nguồn tri thức quý báu của cư dân địa phương trong

việc đề ra những giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên DLST, các giải pháp quy hoạch phát triển hoạt động DLST nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và các lợi ích của cộng đồng.

- Kết hợp các chương trình phát triển DLST cộng đồng với các chương trình xóa đói giảm nghèo ớ các vùng sâu vùng xa, để gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển DLST.

- Liên kết với các tổ chức quốc tế, các viện, các trường đại học, các công ty du lịch lữ hành tổ chức các khóa huấn luyện cho người dân địa phương về kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường, kiến thức DLST, về thực hành DLST, diển giải thuyết minh DLST. Đặc biệt chú trọng nội dung chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình đã áp dụng thành công ở trong và ngoài nước về du lịch sinh thái cộng đồng.

- Các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các hãng cung ứng dịch vụ cần nghiên cứu khảo sát những điều kiện và tiềm năng của địa phương để thảo luận và hỗ trợ xây dựng các làng nghề, các sản phẩm du lịch truyền thống đặc thù của mỗi địa phương nhằm làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch hiện có để đáp ứng yêu cầu của du khách.

- Nghiên cứu khả năng tham gia và những yêu cầu về đào tạo của người dân địa phương, thông qua các điều kiện hoạt động hiện có như: các nguồn tài nguyên DL, đặc điểm sản xuất nông nghiệp, các làng nghề truyền thống, các cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ tại chỗ có thể khai thác cho hoạt động DLST. Trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn lực này cùng với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương để lập kế hoạch đào tạo kỹ năng tham gia khai thác dịch vụ phát triển DLST cộng đồng.

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)