Giải pháp phát triển sản phẩm DLST

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 139 - 141)

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân

3.3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm DLST

* Mục tiêu: đánh giá lại chất lượng của sản phẩm DLST hiện có, trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm DLST thành hệ thống, dựa trên thế mạnh nổi trội và đặc sắc về tài nguyên DLST ở mỗi địa phương. Trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm DLST biển – đảo trên các khu vực cù lao Câu, đảo Phú Quý, VQG Núi

Chúa. Tăng cường thu hút đầu tư từ các nguồn xã hội cho phát triển DLST nhằm hướng đến nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ.

*Nội dung thực hiện:

- Phát huy các thế mạnh vốn có của vùng, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm DLST mang tính đặc trưng và chất lượng cao. Trên cơ sở đó, hình thành các sản phẩm đặc trưng và phát triển có trọng tâm. Qua đó các sản phẩm DLST nổi trội cần được ưu tiên đầu tư phát triển thành các sản phẩm có thương hiệu vùng, quốc gia được du khách công nhận. Đặc biệt đẩy mạnh phát triển về sản phẩm DLST biển - đảo gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp ở các điểm DLST lớn như Mũi Né, Vĩnh Hy, Cà Ná-Vĩnh Hảo, Hòa Thắng và Thuận Quý-Tân Thành, Hàm Tân. Phát triển các sản phẩm DLST văn hóa-lịch sử với lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái nông nghiệp, Các sản phẩm DLST văn hóa như tham quan tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương, du lịch homestay để trải nghiệm với đời sống của cư dân bản địa,…

- Trước mắt tập trung đầu tư các tuyến điểm DLST trọng điểm, mang tính đòn bẩy, dựa trên thế mạnh về tài nguyên của vùng như tuyến Ninh Chữ-Vĩnh Hy, Mũi Né – Hòa Thắng, Tiến Thành – Thuận Quý-Tân Thành- Hàm Tân, qua đó lập kế hoạch nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh trong DLST của vùng DHCNTB. - Trên cơ sở các nguồn tài nguyên DLST đã được xác định, xây dựng bản đồ tổng thể về các tuyến điểm DLST ở hai tỉnh, chú trọng tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm DLST ở hai VQG, KBTB, phân vùng DLST theo lãnh thổ với ba trục DLST chính: trục1: VQG Phước Bình–VQG Núi Chúa ở Ninh Thuận; trục 2: KBTTN Núi Ông– KBTTN Núi Takóu; trục 3 KBTB Cù lao Câu – Đảo Phú Quý ở Bình Thuận tạo nên một sự đồng bộ và liên hoàn trong khai thác. Đồng thời tạo ra một tổ hợp đa dạng các loại hình sản phẩm DLST trong vùng DHCNTB mà nhiều nơi khác không thể có được. - Phát triển mạnh loại hình du lịch MICE. Gắn nội dung du lịch Mice với các loại DLST như khám phá thiên nhiên, thể thao biển, du lịch chữa bệnh-làm đẹp, du lịch bằng du thuyền … Liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài vùng về du lịch để tạo nên những chuỗi khách sạn, nhà hàng, resort từ cấp trung bình đến cấp cao. Bên cạnh

đó liên kết các hãng dịch vụ vận tải như hàng không, tàu biển, đường bộ để có khả năng đáp ứng nhiều lượng khách đến cùng một lúc. Tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức,…và kể cả thị trường trong nước như TPHCM, Đồng Nai, Tây Nam bộ,..

* Điều kiện thực hiện giải pháp:

Một phần của tài liệu Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)