1.5.2.1 Khái niệm môi trƣờng:
- Môi trường: “Môi trường là tổng hợp ở một thời điểm nhất định các trạng thái vật lý, hóa học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người.” [11,33]
- Định nghĩa môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
1.5.2.2 Hệ sinh thái môi trƣờng: Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ. [10,57] . Các HST chủ yếu bao gồm: HST rừng nhiệt đới; HST núi cao; HST đất ngập nước; HST sông, hồ, suối thác; HST nông nghiệp (vườn, trang trại); HST biển, đảo; HST đồng cỏ tự nhiên. Phần lớn các HST này thường tập trung quanh các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này.
1.5.2.3 Đa dạng sinh học: Công ước Quốc tế về ĐDSH định nghĩa: “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”.
Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba mức độ chính: đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái.