Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của phòng thương mại và công nghiệp việt nam giai đoạn 2006 - 2012 (Trang 108 - 114)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA PHềNG THƯƠNG MẠI VÀ CễNG NGHIỆP VIỆT NAM

1.4 Kinh nghiệm của một số Phòng Thương mại trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp

3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống

3.2.1.1 Đổi mới dịch vụ cung cấp thông tin

Thông tin có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sẽ không quá nếu ví rằng doanh nghiệp cần thông tin như cá cần nước. Thông tin cho doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Thông

tin phải giàu, thông tin phải tươi, thông tin phải sạch và thông tin phải được khai thác một cách dễ dàng, bình đẳng.

Với yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, VCCI cần thực hiện đổi mới về nội dung, loại hình và chất lượng thông tin. Đối với nhóm các thông tin cơ bản, ngoài những thông tin chung về môi trường đầu tư, kinh doanh và kinh tế vĩ mô, cần chú trọng nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi cung cấp các thông tin về pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin về chiến lược và chính sách hội nhập theo các ngành hàng, lĩnh vực.

Về các giải pháp cụ thể cần chú ý tăng cường đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống thông tin định hướng, dự báo về thị trường, sản phẩm và đối tác. Chú trọng những thông tin chuyên sâu, có hàm lượng chất xám cao có tính đến ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hay cung cầu về sản phẩm trên thị trường.

Phương thức cung ứng thông tin cũng cần được đổi mới theo hướng kết hợp giữa phương pháp cung cấp thông tin truyền thống và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thương mại điện tử và giảm thiểu chi phí tìm kiếm thông tin cho doanh nghiệp.

Hiện nay, VCCI triển khai cung cấp thông tin chủ yếu qua website chính thức của Phòng (www.vcci.com.vn) và các website liên kết như www.vibonline.com.vn, www.chongbanphagia.vn, www.antidumping.vn, www.trungtamwto.vn ... Tuy nhiên tính liên kết chưa được phát huy tối đa tính năng. Do đó, cần tạo lập kênh thông tin tập trung, thống nhất và đa dạng, có chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu doanh nghiệp.

3.2.1.2 Đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn

Cần có cơ chế đào tạo cho các chuyên gia tư vấn: Dịch vụ tư vấn đòi hỏi cán bộ tư vấn phải đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn nhất định bởi một số lĩnh vực chuyên ngành tương đối phức tạp và có tính đặc thù cao như tư vấn pháp luật chính sách, tư vấn đăng ký kinh doanh, tư vấn xuất nhập khẩu... Do vậy, VCCI cần

thường xuyên đào tạo bổ túc và nâng cao chuyên môn cho các chuyên gia tư vấn của mình: Xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để trực tiếp làm ra các sản phẩm dịch vụ tư vấn có hàm lượng chất xám cao;

Thường xuyên cập nhất kiến thức, cung cấp thông tin, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tư vấn kinh doanh; Xây dựng một đội ngũ cộng tác viên mạnh bao gồm các luật sư, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực ngành nghề; Thuê chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài đối với những trường hợp cụ thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp ở mức độ cao.

Đa dạng hóa hình thức tư vấn: Các hình thức tư vấn cần được đa dạng hóa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp, nghành nghề kinh doanh và thị trường doanh nghiệp đang tham gia...

Các hình thức tư vấn bao gồm:

- Tư vấn trực tiếp thông qua cán bộ tư vấn

- Tư vấn thông qua các phương tiện truyền thông: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, tờ rơi...

- Tư vấn bằng cách cung cấp thông tin để doanh nghiệp lựa chọn - Tư vấn bằng cách tổ chức lớp học, làm mẫu

Phát triển mạng lưới tư vấn thông qua việc phối hợp, liên kết với các cơ quan ban ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khác nhằm phát huy tối đa sự liên kết hợp tác giữa VCCI và các tổ chức tư vấn để phù hợp với các loại yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

3.2.1.3 Đổi mới và từng bước chuyên nghiệp hóa dịch vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường

Có thể nói, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp ở nước ta nói chung và doanh nghiệp hội viên của VCCI nói riêng chưa được đầu tư quan tâm đúng mực. Mặt khác, số lượng các nhà cung ứng dịch vụ khảo sát thị trường ở Việt Nam khá lớn và phát triển nhanh, do đó, VCCI cần chú trọng:

- Phát triển hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp những thông tin mới nhất nhanh chóng chính xác với thực tế.

- Đa dạng hóa nội dung nghiên cứu về thị trường như nghiên cứu các thông tin xuất hiện trong nội bộ kinh tế địa phương và các thông tin bên ngoài hệ thống;

nghiên cứu các thông tin thường xuyên và thông tin biến đổi... Ngoài ra, cần kết hợp với các hoạt động đào tạo, tư vấn để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động xúc tiến tìm hiểu thị trường, tránh tình trạng một số doanh nghiệp tham gia đoàn khảo sát thị trường nhưng như đi du lịch, làm giảm chất lượng của hoạt động xúc tiến.

- Cần nghiên cứu chuyên về thị trường mà doanh nghiệp đang quan tâm để nắm bắt được thị hiếu của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

3.2.1.4 Nâng cao tính chuyên nghiệp của dịch vụ tổ chức Hội nghị hội thảo cho doanh nghiệp

Nâng cao tính chuyên nghiệp của dịch vụ tổ chức hội nghị hội thảo là nâng cao chất lượng tổ chức hội nghị hội thảo để các hội nghị hội thảo trở thành một diễn đàn quan trọng của doanh nghiệp, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Chính phủ với doanh nghiệp trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chắp mối kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Để thực hiện được nhiệm vụ này, VCCI cần tập trung vào một số việc cụ thể sau:

- Tăng cường phối hợp với các Bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hội nghị thường niên giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước với doanh nghiệp.

Thông quá đó phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Chú trọng tiến hành các cuộc trao đổi, nghiên cứu, hội nghị hội thảo theo chuyên đề, ngành hàng, thị trường nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận đối tác và mở rộng thị trường.

- Cần gắn kết dịch vụ hội nghị hội thảo với các dịch vụ khác như dịch vụ đào tạo, khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm để mang lại hiệu quả cao hơn mà lại tiết kiệm chi phí dịch vụ cho doanh nghiệp tham gia.

3.2.1.5 Đổi mới dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm

Đối với dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, hiện nay VCCI đã thành lập một công ty chuyên trách tổ chức thực hiện nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức cũng như nâng cao hiệu quả của dịch vụ.

Trong thời gian tới, dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm của VCCI cần tiếp tục đổi mới, tập trung vào một số việc cụ thể như :

- Xây dựng, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, phân chia theo ngành nghề hoạt động kinh doanh, khu vực và loại hình doanh nghiệp và những ứng dụng hỗ trợ cho công tác lựa chọn, sàng lọc, tìm kiếm nhằm phục vụ tốt nhất cho việc mời doanh nghiệp phù hợp tham gia.

- Cập nhật thông tin chuyên ngành về hội chợ triển lãm và các thông tin về kinh tế, thị trường, các chính sách của Chính phủ nhằm có sự hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và nội dung sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như: website, brochure, báo tờ và báo điện tử, trên các website của các đối tác liên quan,…làm ấn phẩm tuyên truyền. Kêu gọi tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế đối với các hội chợ do VCCI tổ chức hoặc đàm phán với các nhà tổ chức hội chợ nước ngoài để giảm chi phí tham dự (thuê gian hàng, thuê thiết bị, ..) cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia.

3.2.1.6 Đổi mới và nâng cao tính thực tiễn của dịch vụ đào tạo

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải được

đào tạo để có thể có đủ kiến thức cũng như trình độ năng lực hoạt động kinh doanh trong một môi trường đầy biến động như vây.

Dịch vụ đào tạo của VCCI cho doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới không chỉ hướng tới việc đào tạo những kiến thức mới về thị trường, về cơ chế chính sách mà còn về nhận thức của doanh nghiệp, đồng thời cần nâng cao tính thực tiễn của mỗi khóa đào tạo. Cụ thể như sau :

- Nội dung đào tạo cần phải mới nhất, có chất lượng quốc tế và thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam : Cần có bộ phận nghiên cứu phát triển tìm hiểu thị trường về những nghiệp vụ mới và kỹ năng mới của các doanh nghiệp sử dụng trên thị trường, từ đó nghiên cứu giáo trình thực tế hơn đưa vào đào tạo.

- Dịch vụ đào tạo phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, cả về đào tạo cơ bản lẫn đào tạo nâng cao. Một số nội dung được doanh nghiệp quan tâm hiện nay như Kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý dự án, cải tiến chất lượng, văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp và đàm phán...

- Bản thân đào tạo phải mang tính thực hành chứ không chỉ thiên về lý thuyết.

Phương pháp giảng dạy cần được xây dựng và chuẩn bị nhằm đảm bảo sự chuyển giao kỹ năng từ lý thuyết đến thực hành. Nhưng quan trọng nhất là chất lượng giảng dạy phải luôn được đảm bảo như đổi mới công tác tổ chức lớp học một cách chuyên nghiệp, giảng viên phải có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và truyền đạt...

3.2.1.7 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O)

Tình hình xuất khẩu và sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp hội viên ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ cấp C/O của VCCI. Từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tạm ngừng việc thu phí cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn thu cho hoạt động của VCCI.

Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ này, VCCI cần liên tục rà soát, đánh giá lại hiệu quả của dịch vụ, cần có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với

những quy định, chính sách của Nhà nước về việc cấp C/O, phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của VCCI trong lĩnh vực cấp C/O, tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, VCCI cần tập trung một số giải pháp sau :

- Đơn giản hóa các thủ tục cấp C/O, thực hiện giảm bớt chứng từ (tờ khai hải quan hàng nhập, hợp đồng, bảng kê thu mua, định mức...). Triển khai cấp C/O qua mạng, qua thư EMS đối với các doanh nghiệp ở các tỉnh xa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí. Tư vấn và hướng dẫn cho doanh nghiệp để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời phổ biến các quy tắc xuất xứ mới.

- Cập nhật thông tin về tình hình xuất khẩu và các quy định pháp luật về xuất xứ trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài có thể hiểu thêm thông tin cấp C/O của VCCI.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước (Bộ Công Thương, Bộ Công an, Cục điều tra chống gian lận thương mại, Vụ giám sát quản lý, Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao.…) và các tổ chức nước ngoài như các Đại sứ quán và Hải quan các nước trong việc cung cấp và trao đổi thông tin hai chiều để ngăn chặn gian lận thương mại nhằm cảnh báo và tuyên truyền để doanh nghiệp cùng tham gia.

- Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ cấp C/O để phổ biến kịp thời các tình huống C/O phức tạp và hướng xử lý cho cán bộ cấp C/O nhằm đảm bảo tính thống nhất trong cấp C/O và nâng cao kỹ năng phát hiện kịp thời gian lận xuất xứ hàng hóa.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của phòng thương mại và công nghiệp việt nam giai đoạn 2006 - 2012 (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)