CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA PHềNG THƯƠNG MẠI VÀ CễNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.4 Kinh nghiệm của một số Phòng Thương mại trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp
1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu hoạt động cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Phòng Thương mại trung Quốc, Phòng Thương mại Versailles - Pháp, đối với Việt nam nói chung và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam nói riêng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên như sau:
Một là, các Phòng Thương mại có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nhằm phát triển kinh doanh và phát triển kinh tế quốc gia.
Hỗ trợ các Phòng thương mại để thông qua các tổ chức này gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp là biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất của Chính phủ. Điều này cũng phù hợp với luật lệ quốc tế là hạn chế sự can thiệp của Chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chính phủ cần có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động của các Phòng Thương mại, qua đó hỗ trợ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ở quốc gia phát triển như Mỹ, hoạt động của Phòng Thương mại Hoa Kỳ được coi như là một trọng tâm cho kế hoạch ngân sách của Liên Bang và được đảm bảo tín dụng cho các chương trình hay hoạt động có hiệu quả.
Ở Việt Nam, nhận thức về sự cần thiết của các dịch vụ cho doanh nghiệp còn hạn chế cả từ phía các doanh nghiệp, các bộ, ngành và các cấp chính quyền. Nói cách khác là thị trường dịch vụ cho doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém phát triển, mới trong giai đoạn khởi đầu. Đây có thể coi là một sự thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Để thúc đẩy phát triển các dịch vụ cho doanh nghiệp, Chính phủ có thể hỗ trợ Phòng Thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp và các Tổ chức xúc tiến thương mại thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ cấp kinh phí, ủy quyền cho các tổ chức này thực hiện các dịch vụ công để tạo nguồn thu, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,…
Hai là, các dịch vụ cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hội viên nói riêng được ưu tiên đầu tư của các Phòng Thương mại là hoạt động đào tạo, tư vấn
kinh doanh, cung cấp thông tin, nghiên cứu và phát triển. Kinh nghiệm của Phòng Thương mại Versailles cũng cho thấy các Phòng Thương mại cần có các Trường đào tạo riêng của mình để có thể chủ động thực hiện chiến lược đào tạo đã được xác định.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng được các tổ chức nói trên đặc biệt chú trọng vì thông qua hoạt động này các doanh nghiệp có điều kiện phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới, tạo ra giá trị gia tăng cao trong thương mại quốc tế.
Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam cần nghiên cứu phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ ưu tiên cho doanh nghiệp phù hợp với điều kiện hiện nay. Nội dung các dịch vụ đào tạo cần chú trọng đến tính thực tiễn và khả năng vận dụng vào hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường việc cung cấp thông tin rộng rãi và chi tiết về hệ thống kinh tế, pháp luật và yêu cầu đối với thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, nội dung thông tin cần chú trọng đến những thông tin có hàm lượng chất xám cao, thông tin định hướng, dự báo; Chú trọng phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết kế sản phẩm, chuyển giao công nghệ, áp dụng hệ thống quản trị chất lượng nhằm tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
Thứ ba, kinh nghiệm thành công của các Phòng Thương mại cho thấy, để có thể phát triển các dịch vụ cho doanh nghiệp một cách hiêu quả và thiết thực, các Phòng Thương mại cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Thông qua quan hệ hợp tác đó, Phòng Thương mại nhận được sự hỗ trợ về tài chính và cơ chế chính sách từ phía Chính phủ để tổ chức thực hiện các dịch vụ cho doanh nghiệp, mặt khác góp phần nâng cao vị thế chính trị - kinh tế của các Phòng Thương mại. Cơ chế hợp tác này cũng tạo điều kiện để các cơ quan Chính phủ, các cấp chớnh quyền địa phương cú thể nắm rừ tỡnh hỡnh và nguyện vọng của doanh nghiệp để cú thể tạo ra những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp được đẩy mạnh thông qua vai trò trung gian của các Phòng Thương mại có tác dụng quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp một cách thực chất hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO DOANH NGHIỆP HỘI VIấN CỦA PHềNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2012
2.1 Đặc điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên.
2.1.1 Cơ chế hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được thành lập vào ngày 27/4/1963. Từ đó đến nay, do các yếu tố chính trị và lịch sử, VCCI mới tổ chức được 5 kỳ Đại hội (Đại hội đầu tiên thành lập năm 1963), Đại hội II năm 1993, Đại hội III năm 1997, Đại hội IV năm 2003 và Đại hội V năm 2009). Thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với Phòng là năm 1993 Phòng đã tách khỏi Bộ Thương mại và trở thành tổ chức độc lập, phi Chính phủ và tự chủ về tài chính.
Theo điều lệ (sửa đổi) đã được Đại hội toàn quốc VCCI lần thứ IV thông qua và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 123/2003/TTg ngày 12/6/2003 thì VCCI có 2 chức năng cơ bản là (1) Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế (2) Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ chính như sau :
1. Tập hợp, nghiên cứu ý kiến và thực trạng của cộng đồng doanh nghiệp để tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm quan hệ lao động bền vững, hài hòa;
2. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội nghị hội thảo, các diễn đàn, đối thoại, khảo sát thị trường, đào tạo doanh nghiệp... nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
3. Tham gia vào các cơ chế ba bên, các đối thoại, trao đổi với đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị hữu quan để hỗ trợ doanh nghiệp, giới sử dụng lao động giải quyết hài hòa các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động;
4. Hợp tác với các tổ chức, đơn vị hữu quan trong nước; hợp tác với các Phòng Thương mại và Công nghiệp, các tổ chức hữu quan khác ở nước ngoài, tham gia các tổ chức quốc tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Tổ chức bộ máy của VCCI bao gồm :
Ban Chấp hành: Là cơ quan được bầu ra để lãnh đạo mọi hoạt động của VCCI và có các nhiệm vụ : (1) Nghiên cứu và đề ra những công việc và biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết của Đại hội Ban Chấp hành. (2) Quyết định chương trình công tác và kế hoạch ngân sách hàng năm của VCCI, quy định các mức phí, hội phí và cách thu phí. Các thành viên Ban Chấp hành là đại diện lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ban Thường trực: do Ban Chấp hành cử ra và là cơ quan trực tiếp lãnh đạo, điều hành cơ quan VCCI và các tổ chức trực thuộc. Trong đó chuyên trách và trực tiếp giải quyết những công việc thường xuyên của VCCI và báo cáo trước Ban Chấp hành về việc thực hiện nhiệm vụ của mình
Các bộ phận giúp việc là các cơ quan, phòng ban trực thuộc VCCI thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được giao, bao gồm: Các ủy ban của Ban Chấp hành;
Các tổ chức bên cạnh cơ quan VCCI; Các ban, trung tâm chuyên môn; Các chi nhánh, văn phòng đại diện; Các công ty, đơn vị trực thuộc.
2.1.2 Một số kết quả hoạt động của VCCI những năm gần đây
Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2008-2013) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm của VCCI trong giai đoạn này là thực hiện tốt chức năng đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ doanh nhân; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập có hiệu quả; xây dựng quan hệ lao động thuận hòa, nâng cao trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp.
Thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ công tác đó, thời gian qua, hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả sau:
* Về tốc độ tăng trưởng hàng năm: Các hoạt động của VCCI đều có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2006-2011 không đều. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006- 2011 là 21,4%
Năm 2006 có tỉ lệ tăng trưởng so với năm 2005 là 40%. Đây là năm VCCI có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006-2011. Do Việt Nam gia nhập WTO và Việt Nam là nước đăng cai tổ chức các sự kiện của Hội nghị thượng đỉnh các nước Thái Bình Dương (APEC), trong đó VCCI chủ trì các hoạt động của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị các tổng giám đốc các nước APEC với việc đón hàng nghìn doanh nhân từ 27 nước và tổ chức hàng trăm các hội nghị hội thảo, tọa đàm và diễn đàn kinh doanh.
Tỷ lệ tăng trưởng các hoạt động của VCCI năm 2007 chỉ tăng 12,7% so với năm 2006, sau đó tăng cao vào năm 2008 với 24,8%, và tỷ lệ này tiếp tục giảm ở hai năm 2009 và 2010, với lần lượt là 20,4% và 17,2% do sự suy giảm chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, năm 2011 VCCI vẫn duy trì
được mức tăng trưởng nhưng chỉ tăng 13,5% so với năm 2010. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho năm 2012 được lãnh đạo VCCI đề ra mục tiêu tăng trưởng là 17% so với năm 2011.
* Về duy trì ổn định tài chính: Nhìn chung ngân sách của VCCI bảo đảm được cân đối thu chi cho các hoạt động. Công tác quản lý tài chính của VCCI được thực hiện theo mục tiêu vừa bảo đảm yêu cầu chi thường xuyên vừa phải đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững, đồng thời đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí.
Bảng 2.1 : Bảng tổng thu – chi của VCCI hàng năm
Đơn vị tính: tỉ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng thu 203,9 239,0 299,4 260,9 337,3 304,6
Tổng chi 94,1 225,6 292,5 258,9 330,0 294,1
Nguồn : VCCI – Báo cáo năm 2006-2011
Ngân sách của VCCI hình thành từ các nguồn sau : - Phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp
- Các khoản thu từ hoạt động của VCCI và các tổ chức trực thuộc - Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao - Các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các hiệp hội, doanh
nghiệp, các tổ chức khác và cá nhân trong và ngoài nước.
* Về các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của VCCI :
Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, tập hợp ý kiến doanh nghiệp, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật:
Hoạt động nghiên cứu tổng kết thực tiễn, tập hợp ý kiến doanh nghiệp, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật được VCCI triển khai khá toàn diện, đóng góp tích cực vào việc xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là môi trường chính sách, pháp luật cho sự thành lập và phát triển của doanh nghiệp; góp phần quan trọng vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các báo cáo chuyên đề, các bản góp ý của Phòng luôn được các cơ quan liên quan coi là các tài liệu tham khảo tốt, có ý nghĩa thực tiễn, trong đó có thể kể đến các tài liệu như Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam , Báo cáo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Báo cáo khảo sát rà xét về giấy phép kinh doanh, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư chung, Bộ luật lao động (sửa đổi) v.v...
Tập hợp, liên kết doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới đại diện và hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước:
VCCI luôn tập trung chỉ đạo công tác vận động doanh nghiệp gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm xã hội, tăng cường liên kết, xây dựng văn hóa kinh doanh... Nhiều hoạt động hỗ trợ hiệp hội doanh nghiệp cũng được triển khai như đào tạo cho cán bộ quản lý các hiệp hội, xuất bản các ấn phẩm, các giáo trình đào tạo cho cán bộ hiệp hội, xây dựng mạng lưới thông tin về hiệp hội, tổ chức trao đổi về kinh nghiệm hoạt động của hiệp hội, biệt phái cán bộ của VCCI tăng cường cho các hiệp hội, tổ chức một số hoạt động liên kết doanh nghiệp trong các ngành da giày, dệt may...
Công tác phát triển mạng lưới hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp của VCCI trong thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng. VCCI đã ký và triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác với 20 bộ ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp
triển khai một số chương trình, dự án lớn hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương và doanh nghiệp. Một số chương trình, dự án tiêu biểu như dự án "Khởi sự và phát triển doanh nghiệp" đã phát triển mạng lưới hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp với sự tham gia của trên 300 tổ chức đối tác và chuyên gia, hoạt động trên 40 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều tỉnh vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo; chương trình "Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hội nhập và phát triển" đã triển khai hoạt động tại 46 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về quan hệ hợp tác quốc tế, VCCI đã tham gia tích cực trong các diễn đàn quốc tế, các tổ chức kinh tế và kinh doanh quốc tế mà Phòng là thành viên và có quan hệ như Phòng Thương mại quốc tế (ICC), Liên đoàn Phòng Thương mại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Phòng Thương mại các nước ASEAN, Hội đồng hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN vv...
Hiện nay, Phòng đã thiết lập quan hệ hợp tác với 120 Phòng Thương mại và các tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới. Thông qua mạng lưới này, Phòng đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và hợp tác đầu tư - kinh doanh.
Thực hiện tốt vai trò đại diện cho người sử dụng lao động:
VCCI đã tham gia đề xuất thành lập Ủy ban quan hệ lao động quốc gia, xây dựng và triển khai hoạt động trong khuôn khổ cơ chế hợp tác ba bên ở cấp quốc gia và hợp tác hai bên ở cấp doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật lao động và quan hệ lao động. Hoạt động của Phòng trong các cơ chế này đã có tác dụng xúc tiến xây dựng quan hệ lao động ở Việt Nam, góp phần xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, thuận hòa và tiến bộ trong doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng giai cấp công nhân và đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đào tạo, phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân: