CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA PHềNG THƯƠNG MẠI VÀ CễNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.4 Kinh nghiệm của một số Phòng Thương mại trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp
3.2.2 Phát triển các dịch vụ mới
3.2.2.1 Dịch vụ hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Với những thay đổi của môi trường kinh doanh và yêu cầu duy trì phát triển hoạt động sản xuất, việc xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu có vai trò rất lớn tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi vì, thương hiệu là công cụ quản lý tạo ra giá trị trong kinh doanh, là tài sản quý giá của doanh nghiệp.
Theo thống kê của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư có phương pháp, kỹ năng để xây dựng thương hiệu mới đạt 20%.
Trong số hơn 500.000 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động (đến cuối năm 2011), mới có 10% doanh nghiệp có ý thức tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Doanh nghiệp thờ ơ với việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu vì nhiều lý do khác nhau. Ở các doanh nghiệp nhà nước, do ràng buộc về cơ chế, chính sách, sự bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước dẫn đến vấn đề thương hiệu chưa được quan tâm thỏa đáng. Đa số doanh nghiệp Việt Nam có vốn hoạt động khá nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay nên e ngại tốn kém chi phí khi xây dựng, bảo vệ thương hiệu....
Từ năm 2006, VCCI đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh, làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, các hoạt động mới chỉ mang tính định hướng, do đó, trong thời gian tới, VCCI triển khai dịch vụ hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cụ thể. Nội dung dịch vụ bao gồm như :
- Tổ chức các hội nghị hội thảo, tọa đàm nghiên cứu, đào tạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về vai trò của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh.
- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mạnh - Phối hợp khảo sát, đánh giá và công bố các thương hiệu nổi tiếng hang năm để doanh nghiệp biết được thương hiệu của mình nằm ở đâu trong tâm trí khách hàng và người tiêu dùng, để từ đó, từng doanh nghiệp sẽ có được chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và bền vững, có thể mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mới, các dịch vụ ngày càng tốt hơn và chuyên nghiệp hơn; đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp xảy ra.
3.2.2.2 Dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
Tại nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp luôn coi hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là bộ phận không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của R&D và chính từ nhận thức chưa đầy đủ này mà doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động R&D.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các DN sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này nhằm có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của DN. Nhưng sự đầu tư chưa thỏa đáng cũng như những khó khăn trong việc triển khai hoạt động R&D đã dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp vẫn bị bó hẹp trong khuôn khổ thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp.
Việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho R&D cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức liên quan như các Hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu…
Đối với VCCI, dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển cho doanh nghiệp thời gian tới cần:
- Kiến nghị với Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D như trợ cấp nghiên cứu và phát triển (R&D) cho doanh nghiệp; kiến nghị Nhà nước có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; kiến nghị với Nhà nước xây dựng những phòng thí nghiệm lớn …
- Xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các dự án và hoạt động R&D
- Thực hiện kết nối giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ quan chuyên môn với doanh nghiệp
3.2.2.3 Dịch vụ hỗ trợ thiết lập các kênh phân phối
Xây dựng hay thiết lập các kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường là một công việc quan trọng và phức tạp. Đó là một quyết định có tình chiến lược của doanh nghiệp, giữ vai trò quyết định trên con đường chinh phục thị trường của doanh nghiệp.
Các kênh phân phối giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ tới hoặc tới gần hơn với người mua. Nó không chỉ thực hiện hoạt động vận chuyển vật chất, mà còn hỗ trợ hoạt động bán hàng qua các phương thức xúc tiến hoặc đơn giản là tạo sự sẵn có hàng hoá, dịch vụ.
Đối với VCCI, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập các kênh phân phối cần tập trung vào những nội dung sau :
Ở thị trường trong nước :
- Đề xuất với Chính phủ có cơ chế chính sách hỗ trợ các DN về địa điểm kinh doanh, vay vốn ưu đãi… tạo điều kiện để các DN phát triển hệ thống phân phối. Quan trọng hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Đặc biệt, cần áp dụng các chế tài mạnh để thực hiện triệt để chủ trương, chính sách hỗ trợ DN trong nước đầu tư, mở rộng và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Ví dụ như dẹp bỏ chợ cóc, chợ tạm… từ đó, làm thay đổi thói quen tiêu dùng của của người dân, hướng tới hoạt động mua bán hàng tiêu dùng thông qua các kênh phân phối hiện đại.
- VCCI cần đẩy mạnh phát triển các trung tâm xúc tiến thương mại tại các địa phương, nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tư vấn pháp lý, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp.
Ở Thị trường nước ngoài :
- Thành lập các văn phòng đại diện và các trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. Vai trò của các văn phòng và trung tâm là phối hợp với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp
giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, như trưng bày hàng mẫu, catalogue, brochure... để giới thiệu cho khách hàng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục pháp lý về việc mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các thị trường.
- Xây dựng các cổng thương mại điện tử trực tuyến giữa Việt Nam và các thị trường truyền thống để doanh nghiệp có thể trực tiếp mua bán hàng trên mạng:
Cổng thương mại điện tử Việt Nam – EU, Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – ASEAN...
- Tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài để hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm : nghiên cứu sức mua, mẫu mã, chất lượng, thị hiếu người tiêu dùng...
3.2.3 Nâng cao nguồn lực nội bộ VCCI đảm bảo phát triển các dịch vụ cho