Vòng quay hàng tồn kho

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn long xuyên (Trang 64 - 69)

Bảng 4: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2008/2007 2009/2008

Doanh thu thuần 5.807,82 7.160,28 8.871,80 23,29% 23,90%

Hàng tồn kho bình quân 408,98 479,12 291,07 17,15% -39,25%

Vòng quay hàng tồn kho 14,20 14,94 30,48 0,74 15,54

(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên) Hàng tồn kho tại khách sạn chủ yếu là các công cụ dụng cụ và các nguyên liệu dùng trong chế biến phục vụ bộ phận nhà hàng như: Các loại đồ hộp, rượu, bia, và một số thực phẩm khác.

Vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần (hoặc giá vốn hàng bán) chia cho hàng tồn kho bình quân.

Từ bảng phân tích trên cho thấy vòng quay hàng tồn kho luôn tăng qua các năm, điều này thể hiện việc nhập và xuất các nguyên vật liệu, hàng hóa tại khách sạn đã có sự kiểm soát chặt chẽ và hợp lý hơn.

¾ Giai đoạn 2007 – 2008: Tính toán trên cho thấy rằng trong năm 2008 hàng tồn kho của đơn vị luân chuyển 14,94 vòng (tăng 0,74 vòng so với 2007), có nghĩa là khoảng

94 , 14

360

= 24,1 ngày một vòng (tính từ ngày nhập đến ngày xuất vật liệu hàng hóa). Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng là do doanh thu thuần trong năm 2008 có sự gia tăng khá cao, hàng tồn kho bình quân cũng có chuyển biến tăng

nhưng tốc độ tăng thấp hơn doanh thu thuần. Do khách sạn đã chủ động nhập các loại hàng hóa như rượu, bia và một số các nguyên vật liệu dùng cho chế biến món ăn ở bộ phận nhà hàng để phục vụ cho dịp tết nguyên đáng đã làm cho hàng tồn kho tăng trong năm 2008.

¾ Giai đoạn 2008 – 2009: Vòng quay hàng tồn kho đạt kết quả cao nhất trong năm 2009 là 30,48 vòng, tức là khoảng thời gian đơn vị nhập và xuất vật liệu, hàng hóa là khoảng 11,8 ngày. Điều này cho thấy biện pháp quản lý hàng tồn kho tại khách sạn ngày càng hiệu quả hơn (giá trị hàng tồn kho bình quân giảm hơn 180 triệu), hạn chếđược tình trạng ứđộng hàng hóa, rút ngắn chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền, giảm các khoản đầu tưđể dữ trự hàng hóa. Đây là một sự chuyển biến tích cực, đơn vị cần phải tiếp tục giữ vững và phát huy hơn nữa.

Tuy nhiên, khách sạn cũng cần phải lưu ý đến việc hàng tồn kho quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, hàng hóa khi nhu cầu thị trường tăng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn đểđảm bảo mức độ sản xuất và nhu cầu khách hàng. 4.2.6.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh Bảng 4.20: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Doanh thu thuần 5.807,82 7.160,28 8.871,80 23,29% 23,90%

Tài sản cốđịnh 1.807,00 1.598,09 1.432,68 -11,56% -10,35%

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,21 4,48 6,19 1,27 1,71

(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên)

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản cố định luôn tăng qua các năm, nguyên nhân là do doanh thu thuần luôn có sự chuyển biến tăng trong khi giá trị tài sản cố định ròng lại có xu hướng giảm.

Trong năm 2008, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 4,48 đồng (tăng 1,27 đồng so với năm 2007), tức là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ra 4,48 đồng doanh thu thuần. Tài sản cố định trong năm 2008 giảm là do chi phí khấu hao trong năm tăng làm cho giá trị còn lại của tài sản giảm; đồng thời đơn vị cũng không đầu tư nhiều cho việc nâng cấp, mua sắm mới tài sản cốđịnh.

Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh tiếp tục tăng trong năm 2009 đạt 6,19 (tăng 1,71 đồng so với năm 2008 và tăng 2,98 đồng so với năm 2007), 1 đồng tài sản cố định trong năm 2009 sẽ tạo ra 6,19 đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần tăng khá nhanh trong năm 2009, tài sản cốđịnh thì lại có xu hướng giảm chính là nguyên nhân là cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng. Kết quả trên cho thấy đơn vịđã tận dụng một cách hiệu quả tài sản cốđịnh để tạo ra doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tài sản luôn tăng qua các năm trong khi giá trị tài sản cốđịnh ròng lại luôn có xu hướng giảm, điều này nhắc nhở ban lãnh đạo khách sạn Long Xuyên nên có những chính sách đầu tư mua sắm, nâng cấp tài sản cốđịnh để có thể phục vụ cho thời gian hoạt động lâu dài.

4.2.6.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Bảng 4.21: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2008/2007 2009/2008

Doanh thu thuần 5.807,82 7.160,28 8.871,80 23,29% 23,90%

Toàn bộ tài sản 2.569,70 2.483,10 2.237,31 -3,37% -9,90%

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,26 2,88 3,97 0,62 1,09

(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên)

Từ bảng phân tích ta nhận thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản luôn tăng qua các năm. Hiệu suất này trong năm 2008 đạt 2,88, tức là 1 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 2,88 đồng doanh thu thuần (tăng 0,62 đồng so với năm 2007). Đến năm 2009 thì hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng tiếp tục tăng đạt 3,97 (tăng 1,08 đồng so với năm 2008 và tăng 1,71 đồng so với năm 2007). Sở dĩ, hiệu suất này luôn có sự chuyển biến tăng là do doanh thu thuần luôn đạt kết quả tốt, trong khi giá trị toàn bộ tài sản thì lại có xu hướng giảm.

Năm 2009, giá trị tài sản giảm thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân chính là do giá trị hàng tồn kho sụt giảm mạnh và chi phí khấu hao tăng làm cho tài sản cố định ròng giảm xuống. Kết quả này cho thấy khách sạn đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn. Đặc biệt đơn vị nên tập trung đầu tư để nâng cấp, xây mới tòa nhà khách sạn, nâng cấp hệ thống phòng ngủ và bộ phận nhà hàng vì những tài sản này có thời gian hoạt động rất lâu năm, giá trị còn lại sau khi trừđi chi phí khấu hao là rất thấp. Nếu điều này được thực hiện hứa hẹn vị thế và khả năng cạnh tranh của khách sạn Long Xuyên sẽđược nâng cao hơn so với các khách sạn khác trong địa bàn thành phố Long Xuyên.

4.2.7 Phân tích tỷ số nợ

4.2.7.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Bảng 4.22: Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng nợ 271,82 527,73 109,74 94,15% -79,21% Tổng tài sản 2.569,70 2.483,10 2.237,31 -3,37% -9,90% Tỷ số nợ trên tổng TS 10,58% 21,25% 4,90% 10,67% -16,35%

(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên) Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2008 là 21,25%, điều này cho thấy 21,25% tài sản của khách sạn được tài trợ bằng vốn vay (tăng 10,67% so với năm 2007). Nguyên nhân là do tổng nợ tăng trong năm 2008, trong khi tổng tài sản lại có sự chuyển biến ngược lại. Kết quả trên cho thấy tài sản tại khách sạn phần lớn được tài trợ bằng các khoản nợ, tỷ số này thể hiện kết quả kinh doanh tại đơn vị chưa thật sự hiệu quả.

Đến năm 2009, tỷ số nợ có sự sụt giảm đáng kểđạt 4,90%, tức là có 4,90% tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ. Tỷ số này giảm mạnh là do tốc độ giảm của tổng

nợ lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (tốc độ giảm của tổng nợ là 79,21%, trong khi tốc độ giảm của tổng tài sản chỉ là 9,90%). Trong năm 2009, đơn vị đã cố gắng giảm các khoản nợ từ công ty cổ phần du lịch An Giang và các đơn vị trực thuộc khác để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. 4.2.7.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Bảng 4.23: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng nợ 271,82 527,73 109,74 94,15% -79,21% Vốn chủ sở hữu 2.297,88 1.955,37 2.127,57 -14,91% 8,81% Tỷ số nợ trên VCSH 11,83% 26,99% 5,16% 15,16% -21,83%

(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên)

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu có sự tăng giảm không đều qua các năm. Trong năm 2008, tỷ số này đạt 26,99% (tăng 15,16% so với năm 2007). Tổng nợ tăng cao trong năm 2008 là do các khoản phải trả nội bộ tăng, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tại đơn vị lại có sự sụt giảm. Đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ số này tăng khá cao. Kết quả trên thể hiện khách sạn đã sử dụng nhiều hơn nguồn vốn vay trong quá trình hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

Trong năm 2009, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm một cách nhanh chóng đạt 5,16% (giảm 21,83% so với năm 2008 và giảm 6,67% so với năm 2007). Nguyên nhân chính làm cho tỷ số này giảm mạnh là do tổng nợ trong năm 2009 giảm hơn 400 triệu so với năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu thì lại có sự gia tăng không đáng kể. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏđơn vị ít bị phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, đồng nghĩa với việc khách sạn chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên tỷ số này quá thấp cũng có thể chứng tỏ rằng khách sạn chưa biết cách vay nợ để kinh doanh. Do đó đơn vị cần có chính sách tận dụng một cách hiệu quả các khoản nợ vay trong quá trình hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

4.2.8 Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động Bảng 4.24: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch (%) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 LN thuần từ HĐKD 543,30 395,58 724,39 -27,19% 83,12%

Doanh thu thuần 5.807,82 7.160,28 8.871,80 23,29% 23,90%

Chỉ số LN hoạt động 9,35% 5,52% 8,17% -3,83% 2,65%

(Nguồn: BP kế toán khách sạn Long Xuyên) Từ bảng phân tích ta nhận thấy chỉ số lợi nhuận hoạt động biến động tăng, giảm không đều qua các năm. Tỷ số này giảm mạnh trong năm 2008 và sau đó lại tăng nhanh trở lại trong năm 2009. Nguyên nhân của sự biến động này là do doanh thu thuần luôn tăng trưởng khá tốt qua các năm, trong khi lợi nhuận thì lại có sự tăng giảm không đồng nhất.

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ chỉ số lợi nhuận hoạt động Triệu đồng 8.871,80 724,39 395,58 543,30 5.807,82 7.160,28 8,17% 9,35% 5,52% 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 8,00% 9,00% 10,00%

LN thuần từ HĐKD Doanh thu thuần Chỉ số LN hoạt động

Chỉ số lợi nhuận hoạt động trong năm 2008 là 5,52%, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sẽ tạo ra 5,52 đồng lợi nhuận thuần (giảm 3,83 đồng so với năm 2007). Tốc độ tăng của tổng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của tổng chi phí đã dẫn đến hệ quả làm giảm chỉ số lợi nhuận hoạt động. Kết quả này cho thấy tình hình hoạt động tại khách sạn Long Xuyên trong năm 2008 chưa thật sự đạt kết quả tốt. Các khoản chi phí hoạt động chưa được cắt giảm một cách hữu hiệu.

Đến năm 2009 chỉ số lợi nhuận hoạt đột nhiên tăng khá nhanh trở lại, đạt 8,17% (tức 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 8,17 đồng lợi nhuận thuần), tăng 2,64 đồng so với năm 2008 và giảm 1,18 đồng so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận thuần khách sạn Long Xuyên đạt kết quả cao nhất trong 3 năm gần đây. Tổng doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng tổng chi phí. Đơn vịđã phát huy một cách hiệu quả hơn việc kiểm soát chi phí hoạt động để nâng cao lợi nhuận. Như vậy từ những phân tích trên cho thấy tuy kết quả kinh doanh tại khách sạn Long Xuyên có nhiều biến động tăng giảm không đồng nhất trong giai đoạn 2007 – 2009 nhưng nhìn chung sẽ có nhiều chuyển biến khả quan hơn trong những năm sắp đến.

4.2.9 Phân tích khả năng sinh lợi

™ Do công ty cổ phần du lịch An Giang chính thức được chuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 01/08/2005, theo luật công ty được miễn thuế TNDN đến hết năm 2008. KS Long Xuyên là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần du lịch An Giang nên cũng được miễn thuế trong giai đoạn này, lợi nhuận ròng tại khách sạn trong năm 2007 và năm 2008 không có chi phí thuế TNDN. Đồng thời, khách sạn Long Xuyên không xác định lợi nhuận sau thuế mà chỉ tính tổng lợi tức trước thuế và chuyển về công ty cổ phần du lịch để quyết toán chung. Để đảm bảo tính đồng nhất trong việc phân tích khả năng sinh lợi tại khách sạn Long Xuyên trong giai đoạn từ 2007 – 2009, em sẽ sử dụng lợi nhuận trước thuế để phân tích trong phần này.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn long xuyên (Trang 64 - 69)