Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn long xuyên (Trang 27 - 87)

2.4.1 Kỹ thuật phân tích ngang

Khi nghiên cứu mức độ biến động của một số chỉ tiêu nào đó qua các kỳ khác nhau gọi là phân tích theo chiều ngang. Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.

2.4.2 Kỹ thuật phân tích dọc

Khi nghiên cứu một sự kiện nào đó trong tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được tỷ trọng của sự kiện kinh tế trong tổng thể.

2.4.3 Kỹ thuật phân tích qua hệ số

Là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Tùy theo cách thiết lập quan hệ mà gọi chỉ tiêu là hệ số, tỷ số hay tỷ suất.

2.4.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

+ Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

+ Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

2.4.5 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ởđó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cốđịnh các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

™ Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định.

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý các vấn đề sau:

+ Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. + Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. + Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độảnh hưởng và cốđịnh các nhân tố còn lại.

2.4.6 Phương pháp số chênh lệch

Là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch của nhân tốđó.

2.4.7 Phương pháp liên hệ cân đối

Là phương pháp dùng để phân tích mức độảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tốđộc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.

Những liên hệ cân đối thường gặp như: Tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn,…

2.4.8 Phương pháp phân tích chi tiết

Mọi kết quả sản xuất kinh doanh đều có thể chi tiết theo các hướng sau:

¾ Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu

Chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành nên các chỉ tiêu phân tích. Nghiên cứu chi tiết này có thể giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành các chỉ tiêu phân tích.

¾ Chi tiết theo thời gian phát sinh

Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoản thời gian nhất định. Mỗi khoản thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong từng khoản thời gian.

¾ Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo nhiều phạm vi và địa điểm kinh doanh khác nhau tạo nên. Việc phân tích chi tiết giúp ta đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau nhằm khai thác các mặt mạnh, khắc phục các mặt yếu của các bộ phận khác nhau.

2.5 Phân tích khả năng thanh toán 2.5.1 Chỉ số thanh toán hiện hành 2.5.1 Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt đểđảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty.

Tài sản lưu động Chỉ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

2.5.2 Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh khoản”, “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả các tài sản lưu động trừ hàng tồn kho.

Tài sản lưu động - hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

2.6 Phân tích các chỉ số hoạt động

2.6.1 Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được 1 vòng.

Có thể tính ra số vòng quay các khoản phải thu bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho trung bình cộng đầu kỳ và cuối kỳ giá trị các khoản phải thu.

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân 2.6.2 Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Nếu hệ số này lớn cho biết tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ vòng quay hàng tồn kho thấp. Người ta so sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm.

Vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần (hoặc giá vốn hàng bán) chia cho hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

2.6.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cốđịnh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cốđịnh có hiệu quả không phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước.

2.6.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh =

Tài sản cốđịnh

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

Toàn bộ tài sản

2.7 Phân tích các tỷ số nợ

2.7.1 Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.

Tổng nợ Tỷ số nợ trên tài sản =

Tổng tài sản

2.7.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa vốn huy động bằng cho vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ.

Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

2.8 Phân tích các chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 2.5.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 2.5.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

¾ Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần (GVHB/DT)

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán.

GVHB Tỷ suất GVHB trên doanh thu =

Doanh thu thuần x 100%

Tỷ suất GVHB trên doanh thu càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

¾ Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng.

CPBH Tỷ suất CPBH trên doanh thu =

Doanh thu thuần x 100%

Tỷ suất chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.

¾ Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý.

CP QLDN Tỷ suất CP QLDN trên doanh thu =

Doanh thu thuần x 100%

Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

¾ Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Tổng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí =

Tổng doanh thu x 100%

Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu.

2.5.2 Phân tích khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi, chúng là cơ sở quan trọng đểđánh giá kết quả kinh doanh cũng nhưđể so sánh hiệu quả sử dụng vốn với các doanh nghiệp khác cùng loại.

¾ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận ròng ROS =

Doanh thu thuần x 100%

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp.

¾ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty.

Lợi nhuận ròng ROA =

Tổng tài sản x 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không.

¾ Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của 1 đồng vốn họ bỏ ra đểđầu tư vào công ty.

Lợi nhuận ròng ROE =

Chương 3

GII THIU SƠ LƯỢC V CÔNG TY C PHN DU LCH AN GIANG – KHÁCH SN LONG XUYÊN

3.1 Lich sử hình thành

3.1.1 Công ty cổ phần du lịch An Giang

Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (An Giang Tourimex) tiền thân là công ty du lịch An Giang được thành lập theo quyết định số 512/QĐ.UB ngày 16/8/1978 của UBND tỉnh An Giang; qua nhiều lần chuyển đổi và sáp nhập theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành du lịch và thương mại tỉnh An Giang, đến ngày 8/12/2004 chuyển thành công ty Cổ phần Du lịch An Giang (An Giang tourimex Joint Stock Company) theo quyết định số 2671/QĐ.CTUB của UBND tỉnh An Giang.

Sau nhiều năm hoạt động qui mô công ty ngày càng mở rộng. Ngoài vận chuyển, hướng dẫn du lịch, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tổ chức tuyến du lịch trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngành nghề kinh doanh: Nội ngoại thương, ăn uống công cộng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, massage, công nghiệp lương thực, thực phẩm, kinh doanh vật tư xây dựng, vật tư thiết bị…

Với mục tiêu "Vì chất lượng cuộc sống", những năm qua Công Ty Cổ Phần Du Lịch An Giang đã được khách hàng chấp nhận và đánh giá cao. Với nỗ lực phấn đấu, hằng năm Công Ty đều nhận được Cờ và Bằng khen của Tổng Cục Du Lịch và Bộ Thương Mại cho tập thể xuất sắc, Bằng khen của Hiệp hội lương thực Việt Nam năm 2000, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2001 về sản xuất kinh doanh giỏi...; Lĩnh vực xuất khẩu lương thực từ năm 2000 đến nay Công ty luôn được xếp hạng TOPTEN các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

• Tên tiếng Việt: CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG • Tên giao dịch: An Giang Tourimex Company • Tên viết tắt: An Giang tour Co.

• Trụ sở chính: 17 Nguyễn Văn Cưng, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang.

• Website: www.angiangtourimex.com.vn • Điện thoại: 076.3843752 – 076.3841308 • Fax: 076.3841648

3.1.2 Khách sạn Long Xuyên

Khách sạn Long Xuyên tọa lạc ngay trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang thuộc địa phận phía Tây Nam Việt Nam, một tên hiệu đã nổi tiếng trên 30 mươi năm được nhiều khách hàng xem như ngôi nhà thân thuộc của mình mỗi khi đến An Giang.

Nằm trong hệ thống những khách sạn tốt nhất tại An Giang, khách sạn Long Xuyên cung cấp những dịch vụ khép kín hoàn hảo. Với một chuyến công tác ngắn ngày và những nhu cầu cơ bản, khách sạn Long Xuyên là lựa chọn chính xác dành cho các khách hàng.

Khách sạn Long Xuyên là địa chỉđáng tin cậy để nghỉ ngơi khi du khách đến công tác hay tham quan du lịch tại An Giang.

Khách sạn Long Xuyên có tổng cộng 37 phòng. Tất cả các phòng ngủ đều được thiết kế trang nhã, ấm cúng và thoải mái nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách thương gia và khách du lịch.

Nhà hàng Long Xuyên thường tổ chức phục vụ các tiệc cưới qui mô 100 - 350 khách, hội thảo phạm vi vừa, ngoài ra còn phục vụ các đoàn khách du lịch cơm phần từ các món ăn đặc sản miền Tây Nam Bộđến các thức uống, rượu và thức ăn nhẹ.

Bảng 31: Bảng giá phòng và tiện nghi khách sạn Long Xuyên

ĐVT: Đồng

PHÒNG GIÁ TRANG THIẾT BỊ

2 giường đơn, phòng tiếp khách, máy điều hòa, mini – bar, tivi cable, điện thoại IDD

Đặc biệt (3 phòng)

350.000

VND 3 giường đơn, phòng tiếp khách, máy điều hòa, mini – bar, tivi cable, điện thoại IDD

3 giường đơn, máy điều hòa, mini – bar, tivi cable, điện

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn long xuyên (Trang 27 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)