ĐVT: Đồng
Chênh lệch (%) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008
1. Doanh thu BH & CCDV 5.807.822.656 7.160.278.746 8.871.800.706 23,29% 23,90%
2. Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0,00% 0,00%
3. Doanh thu thuần 5.807.822.656 7.160.278.746 8.871.800.706 23,29% 23,90%
4. Giá vốn hàng bán 3.669.190.769 4.459.045.926 5.287.409.566 21,53% 18,58% 5. Lợi nhuận gộp 2.138.631.887 2.701.232.820 3.584.391.140 26,31% 32,69% 6. DT hoạt động tài chính 0 0 0 0,00% 0,00% 7. Chi phí tài chính 23.378.196 2.1041.026 7.847.839 -10,00% -62,70% 8. Chi phí bán hàng 1.467.706.842 2.029.251.719 2.554.361.751 38,26% 25,88% 9. Chi phí QLDN 104.247.570 255.358.050 297.787.004 144,95% 16,62% 10. Lợi nhuận thuần 543.299.279 395.582.025 724.394.546 -27,19% 83,12% 11. Thu nhập khác 9.090.909 6.700.000 8.238.636 -26,30% 22,96% 12. Chi phí khác 0 0 0 0,00% 0,00% 13. Lợi nhuận khác 9.090.909 6.700.000 8.238.636 -26,30% 22,96%
14. Lợi nhuận trước thuế 552.390.188 402.282.025 732.633.182 -27,17% 82,12%
(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên)
Trong giai đoạn 2007 – 2009 doanh thu khách sạn luôn có xu hướng gia tăng, nhưng lợi nhuận năm 2008 lại có xu hướng giảm so với năm 2007, nguyên nhân do các khoản chi phí phát sinh tăng (chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao nhất 144,95%). Chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí (luôn chiếm trên 60%). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều có sự biến động tăng theo chiều hướng tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2009 được xem là năm kinh doanh hiệu quả nhất của khách sạn trong ba năm qua, doanh thu và lợi nhuận đều có mức tăng trưởng đáng kể, tình hình sử dụng chi phí được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn. Do được sự hỗ trợ từ công ty cổ phần du lịch An Giang nên hiệu quả kinh doanh khách sạn Long Xuyên tương đối ổn định và vẫn đảm bảo được lợi nhuận.
Khách sạn Long Xuyên là một đơn vị có thời gian hoạt động rất lâu năm, nên nhìn chung tình hình kinh doanh tại khách sạn đã đi vào quỹđạo, kết quả kinh doanh tuy có sự biến động không đồng nhất nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của ban lãnh đạo khách sạn.
Doanh thu khách sạn chủ yếu ở 3 loại hình: Khách sạn, ăn uống (nhà hàng) và hàng chuyển bán. Trong đó, doanh thu ở lĩnh vực nhà hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Nhà hàng Long Xuyên luôn chiếm được một vị thế nhất định trong lòng các thực khách. Tuy nhiên, doanh thu ở lĩnh vực kinh doanh khách sạn và kinh doanh hàng chuyển bán cũng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng của tổng doanh thu tại đơn vị.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu doanh thu KS Long Xuyên năm 2009
Để phát huy thế mạnh của mình, ngoài việc tổ chức các buổi tiệc cưới, hội nghị… Bộ phận nhà hàng còn phục vụđiểm tâm sáng cho khách hàng, nhận đặt cơm phần từ các cơ quan, tổ chức. Đặc biệt, nhà hàng Long Xuyên còn phục vụ món “bò thố tiềm” vào mỗi chiều. Nhà hàng Long Xuyên đã trở thành một điểm đến quen thuộc đối với các thực khách muốn thưởng thức những món ăn ngon.
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của KS Long Xuyên 3.6.1 Thuận lợi
Khách sạn Long Xuyên được sự hỗ trợ tích cực của công ty cổ phần du lịch An Giang về vốn, nguồn nhân lực và giới thiệu các đối tác, khách hàng cho khách sạn. Khách sạn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được tổ chức đào tạo tốt, trình độ nhân viên ở các phòng ban tương đối cao, có năng lực đáp ứng nhu cầu công việc, có phẩm chất đạo đức tốt.
Hệ thống trang thiết bịở khách sạn được trang bị khá hiện đại, cung cách phục vụ chuyên nghiệp đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của khách hàng.
Khách sạn có vị trí nằm ngay trung tâm thương mại thành phố Long Xuyên nên rất phù hợp với các loại hình kinh doanh dịch vụ.
Tên hiệu “khách sạn Long Xuyên” đã tồn tại rất lâu nên chiếm được một vị trí nhất định trong lòng của các khách hàng, điều này giúp tiết kiệm được chi phí quảng cáo, giới thiệu về hình ảnh khách sạn.
3.6.2 Khó khăn
Đây là loại hình kinh doanh yêu cầu một tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ rất cao nên đòi hỏi khách sạn phải luôn đổi mới và phải tiêu tốn rất nhiều chi phí.
Nguồn vốn kinh doanh của khách sạn còn hạn chế chưa đủ đáp ứng cho hoạt động nên hằng năm khách sạn còn sử dụng nguồn vốn vay từ công ty cổ phần du lịch An Giang.
Hoạt động nhà hàng, khách sạn tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã tạo nên một sức ép rất lớn đối với KS Long Xuyên.
Qui mô khách sạn còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng các buổi tiệc với số lượng khách lớn, tình hình hoạt động khách sạn còn phụ thuộc quá nhiều vào công ty cổ phần du lịch An Giang.
Thành phố Long Xuyên không có nhiều khu du lịch, danh lam thắng cảnh nên ít thu hút được khách du lịch lưu trú lại khách sạn trong thời gian dài.
16,16% 28,70%
55,14%
3.6.3 Phương hướng
Liên kết với công ty cổ phần du lịch An Giang và các đơn vị trực thuộc khác nhằm gia tăng doanh thu cho khách sạn.
Cải tiến chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh khách sạn để nâng cao thị phần và tăng khả năng cạnh tranh.
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ, công nhân viên đảm bảo chất lượng nguồn lao động.
Tăng cường công tác tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu khách hàng, từđó có những kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh thu khách sạn.
Chương 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN LONG XUYÊN
4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Long Xuyên 4.1.1 Kế toán doanh thu cung ứng dịch vụ
Khách sạn Long Xuyên gồm 2 bộ phận kinh doanh là bộ phận nhà hàng và bộ phận khách sạn. Kế toán tập hợp doanh thu riêng theo từng bộ phận và cuối kỳ tiến hành xác định doanh thu chung cho khách sạn.
Các loại hình kinh doanh ở khách sạn Long Xuyên bao gồm: + Kinh doanh khách sạn (bộ phận khách sạn)
+ Ăn uống (bộ phận nhà hàng)
+ Hàng chuyển bán (rượu, bia, nước ngọt…)
Kế toán khách sạn tập hợp doanh thu theo từng tháng để xác định kết quả kinh doanh.
Công ty cổ phần du lịch An Giang sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu bán hàng theo hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính quy định.
Do khách sạn Long Xuyên là đơn vị trực thuộc công ty du lịch An Giang nên sử dụng TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ. Kế toán khách sạn Long Xuyên sử dụng TK 5113 cho tất cả các loại hình kinh doanh của khách sạn.
Chứng từ sử dụng: + Hóa đơn GTGT
+ Báo cáo bán hàng, hóa đơn thu tiền, hóa đơn bán lẻ. + Phiếu thu
Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên. Liên 1 lưu ở bộ phận kế toán, liên 2 giao cho khách hàng, nếu liên 2 không có chữ ký khách hàng hoặc khách hàng không nhận hóa đơn thì liên này không được xé khỏi cùi hóa đơn, liên 3 được lưu kèm với phiếu thu cùng các chứng từ khác có liên quan đến việc ghi nhận doanh thu để gửi về công ty cổ phần du lịch An Giang kiểm tra.
Các khoản thu dưới 100.000 đồng sẽ không lập hóa đơn GTGT mà chỉ lập phiếu tính tiền cho khách hàng.
Báo cáo bán hàng được lập bằng tay ở mỗi bộ phận kinh doanh (bộ phận nhà hàng và bộ phận khách sạn), báo cáo này lập hằng ngày và gửi về phòng kế toán cùng các phiếu tính tiền và hóa đơn GTGT.
Các chứng từ liên quan đến doanh thu cung ứng dịch vụ như: Hóa đơn GTGT, báo cáo bán hàng, hóa đơn thu tiền … được nộp về bộ phận kế toán vào trước 15h mỗi ngày để kế toán kiểm tra, lập phiếu thu, làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong ngày và thủ quỹ nộp tiền vào quỹ. Các khoản thu phát sinh sau 15h sẽđược ghi nhận vào doanh thu của ngày tiếp theo.
Bảng 4.1: Bảng sổ cái doanh thu cung cấp dịch vụ
SỔ CÁI
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 5113
TÊN TÀI KHOẢN: DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ
Tháng 12/2009 ĐVT: Đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày tháng Số Ngày Diễn giải TK ĐƯ Nợ Có 1/12/09 791/12 1/12/09 Bán hàng và DV nhà hàng (01/12) 1111 10.034.545 1/12/09 792/12 1/12/09 Phòng và DV khách sạn (01/12) 1111 6.818.873 2/12/09 45953/12 2/12/09 DT Cty điện nước AG _ HĐ 45953 131 2.200.000 … … … … … … …
27/12/09 852/12 27/12/09 Tiệc cưới "Phong + Hương" 1111 35.839.091
… … … … … … …
31/12/09 866/12 31/12/09 DT Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy AG 1111 2.238.095
31/12/09 37326/12 31/12/09 DT HĐND TPLX _ HĐ 37326 131 3.599.091
31/12/09 511/12 31/12/09 K/C TK 5113 sang TK 911 911 781.073.277
Cộng Số Phát Sinh 781.073.277 781.073.277
(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên) + Ngày 01/12/2009, căn cứ phiếu thu số 791/12, thu tiền bán hàng và dịch vụ nhà hàng (01/12), với tổng số tiền thu được 11.038.000 đồng do nhân viên quản lý bộ phận nhà hàng Phạm Lê Dung chịu trách nhiệm thu và nộp về phòng kế toán lúc 15h ngày 01/12/2009. Các chứng từ kèm theo: Báo cáo bán hàng + 04 HĐ 38004 – 38007. Kế toán kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ và tiến hành ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1111: 11.038.000 Có TK 5113 : 10.034.545 Có TK 3331: 1.003.455
+ Ngày 02/12/2009, doanh thu tiền phòng và dịch vụ khách sạn từ công ty điện nước An Giang _ HĐ 45953; Mã số thuế: 16001249791, khoản thu này sẽ được khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản công ty cổ phần du lịch An Giang, hóa đơn GTGT số: 45953, ký hiệu hóa đơn: VG/2009N, với tổng số tiền thu được 2.420.000 đồng (bao gồm 10% thuế GTGT), nghiệp vụ này được nhập vào phần mềm kế toán và được thể hiện như sau:
Nợ TK 131: 2.420.000 Có TK 5113 : 2.200.000 Có TK 3331: 220.000
Sỡ dĩ ở nghiệp vụ trên kế toán ghi tăng khoản phải thu khách hàng mà không ghi tăng khoản tiền gởi ngân hàng vì khách sạn Long Xuyên không có tài khoản giao dịch riêng mà chỉ sử dụng tài khoản giao dịch chung của công ty cổ phần du lịch An Giang. Đến ngày 03/12/2009, công ty cổ phần du lịch báo về khách sạn đã nhận được khoản thanh toán từ công ty điện nước An Giang, kế toán khách sạn ghi nhận:
Nợ TK 336: 2.420.000
Có TK 131: 2.420.000
+ Ngày 27/12/2009, bộ phận nhà hàng thu tiền từ buổi tiệc cưới của “Thanh Phong + Xuân Hương”, phiếu thu số 852/12, tổng số tiền thu được từ buổi tiệc cưới là: 35.839.091 đồng (bao gồm 10% thuế GTGT), nghiệp vụ này kế toán khách sạn ghi nhận:
Nợ TK 1111: 39.423.000
Có TK 5113: 35.839.091 Có TK 3331: 3.583.909
+ Căn cứ phiếu thu số 866/12, ngày 31/12/2009 thu tiền phòng và dịch vụ khách sạn từ Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy An Giang, khoản thu này do nhân viên Phạm Lê Hạnh, quản lý bộ phận khách sạn chịu trách nhiệm thu và lập hóa đơn. Các chứng từ kèm theo: Báo cáo bán hàng + Báo cáo doanh thu phòng + 06 HĐ 37978 – 37983. Tương tự, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 1111: 2.461.905
Có TK 5113: 2.238.095 Có TK 3331: 223.810
F Trong tháng 12 năm 2009, kế toán tập hợp doanh thu trong tháng với tổng doanh thu là: 781.073.277 đồng. Cuối kỳ, kết chuyển tổng doanh thu vào TK 911 - “xác định kết quả kinh doanh”:
Nợ TK 5113: 781.073.277 Có TK 911: 781.073.27
Khách sạn Long Xuyên không kinh doanh dịch vụ massage. Các loại hình kinh doanh khách sạn không có thuế TTĐB, khách sạn không có giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại nên không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, TK 521, 531, 532 không được sử dụng.
4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán
Do đặc thù loại hình kinh doanh dịch vụ, tại khách sạn Long xuyên giá vốn hàng bán không được ghi nhận đồng thời khi ghi nhận doanh thu, tức là tương ứng với một khoản doanh thu sẽ không có bút toán giá vốn hàng bán đi kèm. Mà giá vốn hàng bán sẽđược tính trên tổng các khoản chi phí phát sinh tập hợp vào cuối tháng, bao gồm: Giá vốn hàng chuyển bán và giá vốn hàng tự chế.
• GVHB = Giá vốn hàng chuyển bán + Giá vốn hàng tự chế • Giá vốn hàng tự chế = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC
F GVHB = Giá vốn hàng chuyển bán + CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC
Kế toán khách sạn Long Xuyên sử dụng TK 632 để phản ánh chi phí giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán được xem là khoản chi phí quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ vì có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, cần phải xác định giá vốn hợp lý để doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Tùy theo mỗi loại hàng hóa khách sạn sử dụng phương pháp xuất kho khác nhau:
+ Đối với hàng tự chế (thức ăn) sử dụng phương pháp thực tếđích danh. + Đối với hàng chuyển bán (Rượu, bia, nước ngọt,…) sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước.
Bảng 4.2: Bảng sổ cái giá vốn hàng bán SỔ CÁI
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 632
TÊN TÀI KHOẢN: GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tháng 12/2009 ĐVT: Đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày tháng Số Ngày Diễn giải TK ĐƯ Nợ Có 31/12/09 154/12K 31/12/09 K/C TK 154 về TK 632 154 370.247.856 31/12/09 156/12 31/12/09 Xuất hàng hóa BP khách sạn 1561 9.931.043 31/12/09 156/12d 31/12/09 Xuất hàng hóa BP nhà hàng 1561 72.358.456 31/12/09 632/12K 31/12/09 K/C TK 632 về TK 911 911 452.537.355 Cộng Số Phát Sinh 452.537.355 452.537.355
(Nguồn: BP kế toán KS Long Xuyên) Việc tập họp chi phí sản xuất chế biến và tính giá thành thực tế cho từng món ăn, thức uống của hoạt động nhà hàng Long Xuyên không được thực hiện vì tốn nhiều thời gian cho việc tính toán; phân bổ cũng không đảm bảo được tính trung thực, hợp lý. Do đã xây dựng được định mức về chế biến thức ăn, đồ uống và trên cơ sở các khoản tỷ lệấn định về chi phí phục vụ quản lý, về lãi định mức nên nhà hàng Long Xuyên xác định giá bán mà không cần phải xác định giá thành cho từng loại món ăn. Vì vậy, toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động chế biến hàng tự chế (thức ăn) trong kỳ sẽ được tập hợp vào TK 154, sau đó kết chuyển sang TK 632, cụ thể trong tháng 12/2009, kế toán tập họp chi phí như sau:
Nợ TK 154: 370.247.856
Có TK 621: 302.476.244 Có TK 622: 30.475.200 Có TK 627: 37.296.412
+ Ngày 31/12/2009 kết chuyển chi phí hàng tự chế về giá vốn hàng bán như sau: Nợ TK 632: 370.247.856
Có TK 154: 370.247.856
+ Cùng ngày 31/12/2009, kế toán cũng tiến hành tập họp giá vốn hàng bán từ việc kinh doanh hàng chuyển bán và được thể hiện như sau:
Nợ TK 632: 82.289.499
Có TK 1561: 9.931.043 (Kinh doanh bộ phận khách sạn) Có TK 1561: 72.358.456 (Kinh doanh bộ phận nhà hàng)
Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khi phát sinh được ghi nhận và tập hợp riêng theo hai bộ phận là bộ phận nhà hàng và bộ phận khách sạn (các chứng từđược lập và lưu trữ riêng ở hai bộ phận này). Do vậy, giá vốn hàng bán cũng được xác định một cách độc lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và đánh giá tình hình hoạt động ở hai bộ phận này.
Bảng 4.3: Bảng chi phí GVHB bộ phận nhà hàng và bộ phận khách sạn ĐVT: Đồng KHOẢN MỤC CHI PHÍ GVHB BỘ PHẬN GV hàng chuyển bán CP NVLTT CP NCTT CP SXC