THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Lilama 69-1 .1 Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty Cổ phần Lilama 69-1
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Mục đích của việc tổ chức quản lý từng loại vốn lưu động ở trên là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn khả dụng nói chung. Để có cái nhìn đúng đắn về công tác quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ Lilama 69-1 ta sẽ phân tích cụ thể các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Lilama 69-1
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2011 Năm
2012
Chênh lệch Tuyệt
đối Tương đối (%)
1 Doanh thu thuần Trđ 420.210 514.031 93821 22,33
2 Vốn lưu động bình quân Trđ 231.433 307.713 76277 33 3 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
sau thuế Trđ 17.393 18.083 690 4
4 Số lần luân chuyển vốn lưu động
(4 = 1/2) Vòng 1,8 1,67 0,13 7,2
5 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (6 =
360/4) Ngày 200 215 15 7,5
6 Mức tiết kiệm vốn lưu động Trđ 21.418
7 Hàm lượng vốn lưu động (7 = 2/1) 0,55 0,6 0,05 9,1 8 Tỷ suất LNST trên VLĐ bình quân % 7,5 5,9 1,6 21,33
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ) 2.2.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp
a) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động, như đã trình bày trong chương 1, là một trong các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Năm 2012 số lần luân chuyển vốn lưu động của Công ty đã giảm 0,13 vòng so với năm 2011. Theo đó làm kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty năm 2012 tăng 15 ngày, năm 2012 là 215 ngày trong khi năm 2011 là 200 ngày.
Mặc dù vậy có thể thấy năm 2011, 2012 Công ty luôn duy trì được số lần luân chuyển vốn lưu động lớn hơn 1, nghĩa là một đồng vốn lưu động bỏ ra mang lại lớn hơn một đồng doanh thu cho Công ty và vốn lưu động quay hơn một vòng trong một năm. Số lần luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ một đồng vốn lưu động mang lại càng nhiều doanh thu cho Công ty.
b) Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn lưu động ( hay là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động ) cho biết để có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
Năm 2011, hàm lượng vốn lưu động của Công ty là 0,55 cho thấy trong kỳ Công ty cần có 0,55 đồng vốn lưu động để có thể thu được một đồng doanh thu.
So với năm 2011 hàm lượng vốn lưu động của Công ty năm 2012 đã tăng 0,05 ,năm 2012 cũng để tạo ra một đồng doanh thu thì Công phải bỏ ra 0,6 đồng vốn lưu động.
c) Mức tiết kiệm tương đối
Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn mà không cần tăng hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Với sự tăng hay giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu
động sẽ làm tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty .
Chỉ tiêu này được xác định VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm
D1: doanh thu thuần kỳ so sánh
K1, K0: kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh và kỳ gốc
Qua bảng trên, ta nhận thấy năm 2012 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng nên đã làm tăng tổng mức luân chuyển vốn lưu động, làm tăng doanh thu thuần và tiết kiệm cho Công ty 21.418 trđ.
Như vậy, xét theo chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động thì có thể thấy rằng năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã được cải thiện khi mức tiết kiệm vốn lưu động đạt được khá cao
d) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động ( hay hệ số sinh lời của VLĐ )
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu dồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động bình quân của Công ty năm 2012là 7,5%, năm 2011 là 5,9%. Có thể thấy mức sinh lời của một đồng vốn lưu động đã giảm đi, nghĩa là năm 2011 Công ty bỏ ra 100 đồng vốn lưu động có thể tạo ra 7,5 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm 2012 thì số lợi nhuận sau thuế Công ty thu được khi bỏ ra 100 đồng vốn lưu động chỉ là 5,9 đồng .
2.2.2.2 Chỉ tiêu bộ phận
Để đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phầnLilama 69-1, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu bộ phận dưới đây:
a) Vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình
Bảng 2.10: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty
Stt Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số tuyệt
đối Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu thuần Trđ 420.210 514.031 93821 22,3
2 Doanh thu có thuế (2 = 1*1,1) Trđ 462.231 565.434 103203 22,3 3 Khoản phải thu bình quân Trđ 185.603 192.481 6.878 3,7 4 Vòng quay khoản phải thu
(4 = 2 / 3) Vòng 2,5 2,9 0,4 16
5 Kỳ thu tiền trung bình
(5 = 360 / 4) Ngày 144 124 -20 13,9
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ) Vòng quay khoản phải thu của Công ty năm 2012 là 2,9 vòng tăng 0,4 vòng so với năm 2011, đã làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm xuống 20 ngày. Như vậy với kết quả kinh doanh đạt được năm 2012 khá tốt, doanh thu thuần tăng 22,3% và khoản phải thu bình quân cũng tăng 3,7% đã giúp tăng vòng quay khoản phải thu, rút ngắn thời kỳ thu tiền bình quân. Trong đó, khoản phải thu bình quân tăng chủ yếu do chính sách bán hàng chịu của Công ty hướng tới không chỉ các khách hàng lâu năm, mà còn tới các khách hàng mới có uy tín. Điều này đã đặt ra một vấn đề mới cho Công ty, theo đó Công ty cần phải đẩy mạnh và quản lý nợ phải thu tốt hơn nữa, tăng vòng quay các khoản phải thu để tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều ở khoản này.
b) Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để làm rừ việc sử dụng hàng tồn kho hợp lý cú ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta sẽ phân tích chỉ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Lilama 69-1 qua bảng 2.11
Bảng 2.11: Hiệu quả quản lý hàng tồn kho St
t Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch Số tuyệt
đối
Tỷ lệ (%)
1 Giá vốn hàng bán Trđ 355.895 436.137 80.242 22,54
2 Hàng tồn kho bình quân Trđ 112.235 116.691 4456 4
3 Vòng quay hàng tồn kho (3 = 1/2)
Vòn
g 3,17 3,73 0,56 17,66
4 Kỳ luân chuyển HTK (4 = 360/3) Ngày 114 97 -17 15
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ) Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm 2011.
Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho ở mức 3,17 vòng nghĩa là trong năm hàng tồn kho luân chuyển được 3,17 vòng và số ngày một vòng quay hàng tồn kho( hay kỳ luân chuyển hàng tồn kho) là 114 ngày. Hay nói cách khác khoảng thời
gian từ khi Công ty bỏ tiền mua nguyên vật liệu đầu vào đến khi sản xuất ra thành phẩm bao gồm cả thời gian lưu kho là 114 ngày.
Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho tăng 0,56 vòng so với năm 2011 là 3,73 vòng khiến cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng giảm 17 ngày và ở mức 97 ngày. Vòng quay hàng tồn kho tăng làm vốn của Công ty không bị ứ đọng ở khâu dự trữ, tăng khả năng thanh toán và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty