THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-
2.2.1.2 Tìnhhình quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phầnLilama 69-1 a) Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp thực hiện kịp thời các nhu cầu chi tiêu như: tạm ứng, mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả lương, các khoản phí, lệ phí… Đồng thời đáp ứng các khoản thanh toán tức thời, đảm bảo sự an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp luôn phải duy trì một lượng tiền nhất định để đảm bảo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề dự trữ lượng tiền là bảo nhiêu là hợp lý để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong trường hợp dự trữ không hợp lý. Vì vậy việc tính toán xác định xem lượng dự trữ vốn bằng tiền là bao nhiêu để đảm bảo tính chủ động về tài chính, đồng thời không bị ứ động vốn là vấn đề quan trọng trong việc quản lý VLĐ của Doanh nghiệp
Bảng 2.6 : Tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty năm 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chi tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Vốn bằng tiền 4.780 24.504 19.724
Tỷ lệ vốn bằng tiền
trên TSNH (%) 1,74 7,2 5,46
( Nguồn : từ BCTC Công ty và tổng hợp của tác giả) Qua bảng 2.6..ta nhận thấy vốn bằng tiền chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (dưới 10%) cơ cấu tài sản ngắn hạn.
Việc dự trữ vốn bằng tiền có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các hệ số khả năng thanh toán là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Để xem xét cơ cấu tiền mặt như vậy là hợp lý hay chưa ta tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2012
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
tính Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tài sản ngắn hạn Trđ 274.173 341.253 67.080 24,47 2 Tiền và các khoản tươngđương tiền Trđ 4.780 24.504 19.724 412,6
3 Hàng tồn kho Trđ 112.235 116.691 4.456 3,97 4 Nợ ngắn hạn Trđ 267.376 338.093 70.717 26,44 5 Hệ số khả năng thanh toánhiện thời (5 = 1 / 4) Lần 1,025 1,01 (0,015) 1,46 6 Hệ số thanh toán nhanh (6 =(1–3) / 4) Lần 0,6 0,66 0,06 10 7 Hệ số thanh toán tức thời (7= 2 / 4) Lần 0,02 0,072 0,052 260
Năm 2011 Năm 2012
8 Lợi nhuận trước lãi vay vàthuế Trđ 17.322 20.820 3498 20,2 9 Số tiền lãi vay phải trả trongkỳ Trđ 24.706 30.564 5858 23,72 10 Hệ số thanh toán lãi vay (10= 8 / 9) Lần 0,7 0,68 (0,02) 2,86
( Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty )
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: hệ số khả năng thanh toán hiện thời (khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn) của Công ty giữa đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 và không có sự thay đổi nhiều. Tại thời điểm đầu năm hệ số này là 1,025 đến cuối năm hệ số này giảm đi 0,015. Như vậy ở cả thời điểm đầu và cuối năm thì Công ty đều đảm bảo được việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
Hệ số thanh toán nhanh: để đánh giá được cụ thể và chính xác hơn khả năng
thanh toán của Công ty năm 2012 ta đi xem xét hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh là hệ số dựng để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty mà không cần phải tính đến giá trị các loại vật tư, hàng hoá. Nghĩa là trong việc tính toán khả năng thanh toán thì sẽ loại bỏ khoản mục hàng tồn kho, nó được coi là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất. Đầu năm 2012 hệ số này của Công ty là 0,6 đến cuối năm hệ số này là còn 0,66, so với đầu năm thì tại thời điểm cuối năm hệ số này cũng không có sự thay đổi lớn. Vào cả hai thời điểm hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty đều nhỏ hơn 1, nó cho thấy tình hình tài chính của Công ty chưa thật sự tốt. Công ty có thể sẽ gặp phải khó khăn khi thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhưng xem xét về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy việc hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty ở mức như vậy cũng không phải là một vấn đề đáng lo ngại.
và tương đương tiền với nợ ngắn hạn. Tại thời điểm đầu năm hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,02, đến thời điểm cuối năm hệ số tăng lên 0,072 .
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: để đánh giá hết được thực trạng thanh toán
của Công ty, ta cần xét đến một chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán nữa của Công ty đó là hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Năm 2012 hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty là 0,68 so với 2011 là 0,7 thay đổi không đáng kê.
Qua phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 69-1 trong năm 2012 tương đối là ổn định, không có biến động nhiều.