Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần lilama 69-1 (Trang 20 - 23)

Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng giúp cho doanh nghiệp với số vốn hiện có có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần chú ý một số biện pháp sau:

Thứ nhất : Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt dự án đầu tư:

Việc đánh giá, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển doanh nghiệp ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vốn hay thiếu vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn lưu động.

Để xác định nhu cầu vốn lưu động, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động để từ đó cú quyết định lựa chọn phương pháp cụ thể và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Thứ ba: Quản lý tốt vốn bằng tiền của doanh nghiệp

- Xác định mức tồn quỹ hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ tránh được rủi ro không ó khả năng thanh toán, giữ được uy tín với nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt và ứng phó được các trường hợp bất thường đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được lành mạnh.

Mức tồn quỹ tiền mặt

hợp lý = Mức xuất quỹ tiền

mặt trung bình một ngày - Số ngày tồn quỹ cần thiết

- Dự đoán và quản lý chặt chẽ các luồng xuất nhập quỹ để có thể đảm bảo cho việc thanh toán, từ đó làm phù hợp hoá hệ số khả năng thanh toán.

Thứ tư : Quản lý tốt vốn về hàng tồn kho vì việc duy trì một lượng tồn kho hợp lý sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh như tránh được giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm chễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư....Đầu tư vốn vào dự trữ hàng tồn kho hợp lý giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứa đọng vật tư, hàng hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

Thứ năm: Chủ động phòng ngừa rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp.Vì vậy chủ động phòng ngừa rủi ro sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro phát sinh. Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, mua bảo hiểm tài sản....

Thứ sáu: Làm tốt công tác thanh toán công nợ. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch làm phát sinh thêm chi phí sử dụng vốn vay, đồng thời vốn bị chiếm dụng còn là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ của doanh nghiệp.

Thứ bảy: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, sử dụng vốn tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm cần phải thực hiện quản lý tốt ở tất cả các khâu: khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.

Thứ tám: Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Thứ chín: tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính phải năng động nhạy bén với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất, quản lý vốn huy động được một cách uyển chuyển nhất, phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp để càng ngày nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề liên quan đến vốn lưu động, những khái niệm, nội dung, đặc điểm, cách phân loại, từ đó rút ra vai trò của vốn lưu động. Bên cạnh đó, còn đề cập đến hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng như những nhân tố ảnh hưởng đên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở các vấn đề mang tính lý luận nêu trên, khóa luận sẽ áp dụng để phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Lilama 69-1 để từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần lilama 69-1 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w