Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần lilama 69-1 (Trang 28 - 31)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-

2.2.1.1 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty

a) Cơ cấu vốn của Công ty

Sự thay đổi của vốn kinh doanh Công ty Cổ phần Lilama 69-1 năm 2011 – 2012 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

I/ Nợ phải trả 285.448 72,08 351.184 74,72

1.Nợ ngắn hạn 267.376 67,5 338.093 71,93

2.Nợ dài hạn 18.071 4,56 13.090 2,78

II/ Nguồn vốn chủ sở hữu 110.565 27,91 118.783 25,27 ( Nguồn: phòng Kế toán – Tài chính) Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy, quy mô nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên và có sự thay đổi qua các năm. Với đặc thù lĩnh vực hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng điện thì nguồn vốn của Công ty chủ yếu là được hình thành từ nguồn vốn vay. Cụ thể là nợ phải trả tại thời điêm 2012 là 351.184 triệu đồng, tăng 2,64% so với năm 2011 trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 71,93% tại thời điểm năm 2012.

Trên thực tế Công ty đang sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình và nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nợ phải trả của Công ty, cụ thể nợ dài hạn 2012 là 13.090 trđ, giảm 1,78% so với 2011

Nợ ngắn hạn là nguồn vốn linh động nhưng trong thời điểm lạm phát cao, tình hình lãi suất biến động lien tục như hiện nay thì Công ty có thể rơi vào nguy cơ chi phí lãi vay cao hay gặp rủi ro về khả năng thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động của Công ty trong các kỳ doanh sắp tới.

b) Cơ cấu vốn lưu động của Công ty

Để kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn nói chung và VLĐ nói riêng, mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cơ cấu vốn khác nhau nhất định. Song việc phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý lại có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp cho rằng, hiện nay việc huy động vốn không khó bằng quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất.

Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của Công ty cổ Lilama 69-1 năm 2012 được phân tích dưới đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty năm 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

I.Tiền và các khoản tương đương tiền

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 148.760 192.480 43.720 III. Hàng tồn kho 112.235 116.691 4.456 IV. Tài sản ngắn hạn khác 8.395 7.576 -819 Tổng cộng 274.173 341.253 67.080

(Nguồn : Phòng tài chính- kế toán )

Vốn lưu động của Công ty tăng dần qua từng năm, mỗi năm cơ cấu vốn lưu động lại có sự khác biệt. Cụ thể, tổng vốn lưu động của Công ty tại thời điểm cuối năm 2012 là 341.253trđ, tăng 67.080 so với đầu năm tức tăng 24,46%.Sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu và tăng hàng tồn kho. Hàng tồn kho tăng lên tạo sự ổn định hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tuy nhiên các khoản phải thu tăng lên khiến Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, điều đó đẩy Công ty vào tình trạng bị động về vốn.

Việc gia tăng này liệu có phải là hợp lý và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty hay không, ta sẽ đi xem xét sự biến động của từng khoản cụ thể

Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty ,chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản phải thu, vào cả thời điểm cuối năm cũng như đầu năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn đều chiếm khoảng 50% tổng VLĐ của Công ty. Trong đó:

+ Chiếm tỷ trọng chủ yếu là phải thu khách hàng ( theo báo cáo kết quả kinh doanh). Điều này cho thấy trong năm Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn rất lớn do bởi bên A chậm thanh toán và do chính sách tín dụng thương mại của Công ty.

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, so sánh với doanh thu ta thấy năm 2011 doanh thu của Công ty đã tăng từ 501.343trđ lên 514.031trđ, tức tăng 2,53%

Các khoản phải thu tăng từ 148.760 trđ lên 192.480trđ tức tăng 2,94%

Như vậy, tốc độ tăng lên của các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng lên của doanh thu, thể hiện chính sách tín dụng thương mại của của doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả.

2.2.1.2 Tình hình quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Lilama 69-1a) Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần lilama 69-1 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w