Tiểu trƣờng nghĩa hoạt động của động vật

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 59 - 74)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Tiểu trƣờng nghĩa hoạt động của động vật

Về tiểu trƣờng nghĩa hoạt động của các loài động vật trong “quám chiến láng” chúng tôi thống kê đƣợc 53 đơn vị bao gồm: pìn (bay), len (chạy), kin (ăn, uống), non (ngủ), họng (kêu), chái (rống), chan (bò), chan chưa (trườn), nhăm (dẫm), lộm (ngã), ảo (gầm), ảo đăng (gầm thét), chòn chữa (chui luồn), clỏi (tót, tọt), cóm cỏi (lẩn), cối (đá,đạp), tài (chết), nhăng (sống), ó (đẻ), loi (bơi), khăn (gáy), tó (chọi)…

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các hoạt động của động vật trong “quám chiến láng” xuất hiện không thành một hệ thống với mỗi loài, sự xuất hiện cũng có phần rời rạc. Những hoạt động này bên cạnh việc để chỉ những điểm nổi bật để nhận biết một giống, một loài nào đó còn nhằm biểu trƣng cho một tính cách, một sự vật hiện tƣợng nào đó. Cụ thể nhƣ, nhằm biểu trƣng cho kinh nghiệm chăn nuôi, săn bắn “Quai hả nọng nhăm tin báu ệh” (Trâu năm lứa dẫm chân không đau), “Xắt xính tô năng na nha pá chảu chạ/Pới lạ đai măn chí xia khong” (Súc vật da dày không làm chủ khốn/Thả rông hoài chỉ mất của toi); là hình ảnh biểu trƣng kinh nghiệm về thời tiết “Bửa tom cộc khỉ quai phạ pảo tâng phẻ/Bửa tành xè hang nhạo phạ đét khon khon” (Bướm bu bãi cứt trâu thì trời sắp có mưa gió/Bướm bay thành hàng dài là trời sẽ nắng chang chang), kinh nghiệm về thời vụ,tháng 3, tháng 4 (tức tháng 9, tháng 10 âm lịch), lúa đã chín, đã gặt, không còn đòng, lúa non nữa “Bươn xam khí mạ ha khảu mán báu đảy/Bươn xí khắm can ha khảu viển báu đảy” (Tháng 3 cưỡi ngựa tìm lúa đòng không có/Tháng 4 vác đòn

gánh tìm lúa non không được); biểu trƣng cho kinh nghiệm giao tiếp ứng xử trong xã hội, ngƣời Thái quan niệm trong giao tiếp cần phải suy nghĩ kĩ trƣớc khi nói

“Cốn chí pák xam lo/ Ma chí non xam ỏm” (Người sắp nói ba nghĩ/ Chó sắp nằm ba khoanh), khuyên hãy thận trọng khi nói năng bởi lẽ “Cáy tó căn pưa xiêng khăn/ Côn phăn căn pưa quam pá” (Gà chọi nhau bởi tiếng gáy/Người chém nhau bởi lời nói” và hãy cảnh giác với những lời nói ngọt ngào “Manh nguôn tai pưa dáu nặm ỏi” (Ruồi chết bởi vì mật mía), để đảm bảo tính lịch sự, mến khách thì ngƣời quen sẽ nói trƣớc, khách lạ nói sau “Cáy bản khăn cón/Cáy thướn khăn lăng” (Gà nhà gáy trước/Gà rừng gáy sau); biểu trƣng cho kinh nghiệm nhìn nhận đánh giá bản chất con ngƣời thể hiện qua lối sống, qua việc làm “Cáy xốc, chọng hăn/Côn măn, non hòi” (Gà chọi, hay gáy/Người chăm, ít ngủ); biểu trƣng cho kinh nghiệm nhận biết những mối nguy lớn trong cuộc sống “Chạng khảu bản nhăm mu/Chạng khảu tu nhăm hỉnh nhăm xá” (Voi vào bản dẫm lợn/Voi vào cửa dẫm chạn dẫm gác bếp). Ngƣời Thái còn dùng những hình ảnh hoạt động của con vật để thể hiện sự chế giễu của mình đối với thói tham lam, vơ vét của quan mƣờng “Chạng khảu hay mua lương/ Xương quan mương ma bản” (Voi vào rẫy lúa vàng/Như quan mường đến bản), lên án sự tàn bạo, hung ác của Tạo, của Phìa

“Dản Tạo, Phìa cơ dản ma lụ ón” (Sợ Tạo, Phìa như sợ chó cái đẻ); dùng để châm biếm đối với những kẻ lƣời không biết trồng rau, làm ruộng “Ê phắc hơ mi phắc tậu phạ/ Vãi cả khừ na lạnh thà nộc xấu kếp” (Trồng rau để có rau tận trời/ Vãi mạ trên ruộng cạn chờ chim gáy xuống nhặt), chê bai những ngƣời biến chất quá nhanh “Hầu, ê học/Ọc ê nu” (Vào, làm sóc/ Ra, làm chuột), chê bai những kẻ khoác lác “Kin lảu hao kao khoe/ Pai hươn pên xáng xa dương hắng manh ngoạng” (Uống rượu to mồm khoác lác/Bên nhà thì nhằng nhịt như tổ ve rừng), lên án những kẻ cơ hội, đƣợc hƣởng lợi thì sẽ đến “Mu đảy kin mu ma/ ma đảy kin ma quén” (Lợn được ăn lợn đến/ Chó được ăn chó quen) và khuyên ngƣời ta nên chăm lo làm ăn “Hặc nặm, nặm chắng ma/Hặc pà, pà chắng khửn” (Yêu nước, nước mới lại/Yêu cá, cá mới lên); dùng để biểu trƣng cho sự suy vi của gia đình, dòng họ “Chua po khí mạ khảu tu/Chua lan khí mu khảu cọk” (Đời cha cưỡi ngựa vào cổng/ Đời cháu cưỡi lợn vào chuồng); phản ánh tâm lý muốn có con trai của

ngƣời Thái “Cốn chí pe pên phủ chai/ Quai chí pe pên quai thớc” (Người đẻ nhiều có con trai/Trâu mắn đẻ có trâu đực); phản ánh tâm lý quý trọng hiền tài “Côn nhốm báu khả/Mạ nhốm báu khí” (Người khôn không giết/Ngựa hiền không cưỡi); dùng hình ảnh hoạt động của động vật để răn dạy con ngƣời ta về sự gắn bó đoàn kết để tạo nên sức mạnh “Ê côn pơ cợ mi ải, mi nọng/Khư nộc pịt nọi từm cáng tồng mi pưng” (Làm người ai cũng có anh em/Như chim ri nhỏ kia không bay liệng một mình), khuyên ngƣời ta phải biết bảo vệ thành quả lao động “Năm hay pên sóh ca/Đăm na pên sóh pết” (Tra nương thành lối quạ tìm/Cấy ruộng thành đường vịt kiếm); răn dạy con ngƣời ta nên thận trọng trong mối quan hệ với đối tƣợng khác nếu không rất dễ bị hãm hại “Hặc cáy, cáy tót ta/Hặc mà ma khốp chảu” (Yêu gà, gà mổ mắt/Yêu chó, chó cắn chủ), “Mạ đi nha lụp cào/Tạo hiên nha lụp hua” (Ngựa lành đừng thoa cẳng/Tạo hiền đừng xoa đầu); khuyên ngƣời ta phải biết chớp lấy thời cơ thuận lợi “Khảu chí tốc mư linh/Linh báu kin linh chạ” (Xôi nướng rơi tay khỉ/ Khỉ không ăn khỉ dại); khuyên răn chúng ta nên sống thủy chung, tình cảm với nơi chốn cũ và con ngƣời cƣu mang “Ma sam pi báu lưm chảu/Quai cảu pi báu lưm phúk” (Chó 3 năm không quên chủ/Trâu chín năm không quên chuồng); phản ánh quy luật tất yếu trong cuộc sống khi kẻ mạnh thất thế thì kẻ yếu sẽ lấn át “Mạy lộm, púak lam” (Cây đổ, mối xông), phản ánh quy luật có điều kiện phù hợp thì vật sẽ hoạt động “Mí níu họk chắng táy” (Có dây, sóc mới leo); phản ánh nhận thức về nguồn cội “Mạy mi cốc/Nộc mi hang” (Cây có gốc/ Chim có tổ); phản ánh nhận thức tầm quan trọng của đất đai, lúa gạo “Nặm liệng pà/Na liệng pày” (Nước nuôi cá/Ruộng nuôi dân)

Nhƣ vậy, không chỉ tên gọi động vật, những bộ phận cơ thể của động vật mà cả những hoạt động của các loài động vật cũng là những chất liệu biểu trƣng để thể hiện những ý nghĩa nào đó trong “quám chiến láng”.

Ngoài ra, khi đề cập đến trƣờng nghĩa động vật, còn phải kể đến các yếu tố tƣơng quan đến động vật nhƣ các từ ngữ chỉ hình dáng, đặc điểm của các loài động vật, môi trƣờng sống của các loài động vật…song chúng tôi nhận thấy những yếu tố này không nhiều và không cụ thể nên chúng tôi không đƣa vào khảo cứu.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua việc khảo cứu ý nghĩa biểu trƣng của động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái, chúng tôi nhận thấy, thế giới loài vật xuất hiện trong tục ngữ phản ánh rất đa dạng các mối quan hệ xã hội, về các tính cách, thói quen lối sống của thế giới loài ngƣời. Trong “quám chiến láng” những con vật xuất hiện với tần số cao so với nhóm và xuất hiện với tần số cao nói chung cho thấy vị trí quan trọng của nó trong đời sống vật chất, tinh thần và quan niệm ngƣời Thái, trong đó phải nhắc đến các vật nuôi gần gũi với đời sống con ngƣời. Cùng là một loài động vật nhƣng có thể phản ánh nhiều góc cạnh khác nhau của thế giới nội tâm trong con ngƣời. Giá trị biểu trƣng này xuất phát từ đặc điểm bản thể của động vật trong thực tế và phản ánh vào đời sống con ngƣời, thể hiện rõ những dấu ấn văn hóa của dân tộc Thái. Khác với hình ảnh động vật phản ánh trong ca dao là thế giới tâm tình, thế giới động vật đƣợc phản ánh trong “quám chiến láng” chủ yếu thiên về biểu lộ những quan niệm nhân sinh, đạo đức, lối sống, thói quen của ngƣời Thái trong xã hội mang tính triết lý. Cho dù là con kiến bé nhỏ hay đến con voi to lớn, con chó với nhiều tính xấu thì chúng đều phản ánh xã hội con ngƣời thiên về lí trí, cách đánh giá, nhìn nhận và hành động. Tất cả các cơ chế để hình thành nên những ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc và gần gũi này là dựa trên sự quan sát tinh tế của ngƣời Thái về đặc điểm của loài vật, thuộc tính của chúng, từ đó liên tƣởng tƣơng đồng tạo thành các nghĩa biểu trƣng trong “quám chiến láng”. Bên cạnh đó quan niệm của ngƣời Thái cũng là một phần quan trọng trong việc hình thành nên các ý nghĩa biểu trƣng này.

Ý nghĩa biểu trƣng của các loài động vật trong “quám chiến láng” vì thế phản ánh rất sâu sắc và gần gũi đời sống của con ngƣời.

KẾT LUẬN

Ngôn ngữ và văn hóa nằm trong mối quan hệ tự nhiên – ngôn ngữ và văn hóa. Điều kiện tự nhiên quy định nền văn hóa và nền văn hóa này đƣợc phản ánh trong ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ ngƣời ta tìm thấy những thông tin văn hóa. Có thể nói ngôn ngữ là tấm gƣơng phản ánh nền văn hóa của một dân tộc.

“Quám chiến láng” có chứa thành tố chỉ động vật là một hiện tƣợng khá lý thú, phản ánh mối quan hệ phong phú, đa dạng giữa ngôn ngữ và văn hóa trong một cộng đồng ngƣời, trong một nền ngôn ngữ và văn hóa cụ thể. “Quám chiến láng” có chứa các từ ngữ chỉ động vật chiếm một số lƣợng không nhỏ trong kho tàng tục ngữ Thái. Việc tập hợp đầy đủ và chính xác những câu “quám chiến láng” có thành tố chỉ động vật là một việc làm hết sức cần thiết. Khám phá tìm hiểu các giá trị biểu trƣng của trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc Thái ở Việt Nam.

Với đề tài “Trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam”, chúng tôi đã kế thừa những công trình nghiên cứu về trƣờng nghĩa của các nhà nghiên cứu và trên cơ sở đó tiến hành xác lập các tiểu trƣờng nghĩa động vật theo các lớp: lớp côn trùng, lớp cá, lớp chim và lớp thú. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành xác lập các tiểu trƣờng nghĩa xét theo quan hệ về nghĩa: trƣờng tên gọi động vật, trƣờng bộ phận cơ thể động vật, trƣờng hoạt động của động vật. Trong quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận thấy có những con vật có tần số xuất hiện cao đều thuộc lớp cá, lớp chim và lớp thú. Đó là những con vật gần gũi và thƣờng có một vị trí nhất định trong đời sống của đồng bào Thái. Ngƣợc lại những con vật ít xuất hiện hoặc xuất hiện với tần số thấp cho thấy sự xa cách của nó đối với đời sống của con ngƣời nhƣ nhóm các con vật thuộc lớp côn trùng. Tất cả tần số xuất hiện này thể hiện và cho thấy rõ văn hóa của ngƣời Thái, một nền văn hóa nông nghiệp và một xã hội đã phân chia giai cấp.

Tập hợp các từ ngữ có thành tố chỉ động vật trong “quám chiến láng” có rất nhiều nghĩa biểu trƣng. Cơ chế tạo nên nghĩa biểu trƣng này là dựa vào mối quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng về đặc điểm hay thuộc tính của chúng nhƣ về thuộc tính

bản chất, môi trƣờng sống, sự hoạt động…Phần lớn những hình ảnh động vật trong “quám chiến láng” mang ý nghĩa biểu trƣng cho bản tính của con ngƣời; biểu trƣng cho mối quan hệ bản mƣờng của dân tộc Thái đƣợc hình thành trên cơ sở của quan hệ cộng đồng; biểu trƣng cho quan hệ gia đình, thân tộc, quan hệ trong gia đình, thân tộc của ngƣời Thái bị ràng buộc bởi ba mối quan hệ mà tiếng Thái gọi là “Ải nọng”, “Lúng ta” và “Nhính xao”. Đó là quan hệ “báu ải, cọ noọng” (không anh, cũng em), không anh em phía vợ cũng anh em phía mẹ, phía bà “báu lúng cọ ta” và không anh em phía chồng các chị gái, cũng là anh em phía chồng các con gái “báu nhính, cọ xao”. Một điểm thú vị khi khám phá các giá trị biểu đạt của hệ thống hình ảnh động vật trong “quám chiến láng” là thông quan mối quan hệ ứng xử trong gia đình, thân tộc là ngƣời Thái rất đề cao họ ngoại. Điều này chúng tôi nhận thấy qua việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh động vật khác nhau để biểu đạt vai trò quan trọng của họ ngoại trong các câu “quám chiến láng” của dân tộc Thái. Trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” còn góp phần biểu trƣng nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc Thái. Nó mang đậm dấu ấn phong cách ngôn ngữ của dân tộc Thái, mang đậm dấu ấn tƣ duy của dân tộc Thái. Đó là dấu ấn tƣ duy bằng hình ảnh, tƣ duy bằng những hình tƣợng cụ thể của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc mang bản sắc văn hoá tộc ngƣời đậm nét.

Nhƣ vậy, nói về thế giới động vật nhƣng cũng là nói về thế giới con ngƣời, các con vật xuất hiện trong “quám chiến láng” rất gần gũi, tự nhiên nhƣ chúng xuất hiện trong thực tế. Chính từ sự xuất hiện của các loài động vật trong “quám chiến láng” mà dấu ấn văn hóa của dân tộc Thái đƣợc thể hiện đậm nét và sâu sắc. Tìm hiểu về trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” không những góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về quan niệm nhân sinh của ngƣời Thái mà còn giúp khám phá những giá trị của ngôn ngữ cũng nhƣ văn hóa truyền thống của dân tộc Thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thúy Anh – Vũ Dũng – Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt nam, Nxb Văn hóa.

2. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục. 3. Lại Nguyên Ân (2001), Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia. 4. Diệp Quang Ban (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục.

5. Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Giáo trình CĐSP), Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Cừ (2001), Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Văn học.

7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

8. Phan Nhƣ Cƣơng, Bế Viết Đẳng, Nông Quốc Chấn (1987), Một số vấn đề về phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số cái chung và cái riêng trong nền văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

9. Cầm Cƣờng (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội

10. Nguyễn Đức Dân (2004), "Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí", T/c Ngôn ngữ số 10.

11. Nguyễn Đức Dân, Những giới từ không gian, sự chuyển nghĩa và ẩn dụ,

http://www.google.com.vn .

12. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học Sƣ phạm. 13. Lê Dân (2001), "Tục ngữ và hàm ngôn", T/c Ngôn ngữ và đời sống số 5.

14. Phan Hữu Dật (1999), Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Dƣơng (1998), "Cấu trúc cú pháp của các đơn vị tục ngữ", T/c Ngôn ngữ số 6.

17. Vũ Tiến Dũng (2007), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt và giới tính, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Tiến Dũng (2006), “Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong xưng hô”, Ngữ học trẻ 2006, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

19. Vũ Tiến Dũng - Cầm Thúy Nga (2009), “Bước đầu tìm hiểu từ xưng hô tiếng Thái trong hoạt động giao tiếp”, Ngữ học trẻ 2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – Trƣờng Đại học Vinh, Hà Nội 2009.

20. Vũ Tiến Dũng – Lò Thị Hồng Nhung (2011), “Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tiếng Thái và một vài định hướng cơ bản hướng dẫn học sinh dân tộc Thái sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp”, Tạp chí giáo dục (số 6).

21. Chu Xuân Diên (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 22. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 23. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục.

24. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và ngữ tiếngViệt, Nxb ĐHQG. 25. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 59 - 74)