7. Cấu trúc đề tài
2.1.3. Hệ thống hình ảnh trong “quám chiến láng”của dân tộc Thái
Biểu trƣng là một hiện tƣợng khá lí thú và phổ biến ở các dân tộc. Biểu trƣng là lấy một sự vật, hiện tƣợng nào đó để biểu hiện một cách tƣợng trƣng, ƣớc lệ cho một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tƣợng.
Thế giới động vật gần gũi và gắn bó với con ngƣời từ thủa hồng hoang. Vì vậy, các con vật đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên và ngày càng trở nên phong phú về mặt nhận thức, biểu hiện. Mỗi con vật thƣờng gợi lên trong ý thức của ngƣời bản ngữ một sự liên tƣởng nào đó, gắn liền với những đặc điểm thuộc tính của con vật. Quá trình liên tƣởng, dẫn đến các nghĩa bóng, nghĩa chuyển, thông qua phƣơng thức ẩn dụ, hoán dụ và cải dung. Đó cũng là quá trình hình thành nghĩa biểu trƣng.
Với tƣ cách là một phát ngôn đặc biệt, đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện để giao tiếp và tƣ duy, “quám chiến láng” có một thế mạnh đặc biệt trong việc đúc kết dân gian về mọi mặt; trong việc phản ánh bản sắc văn hoá dân tộc; trong việc bộc lộ nếp nhìn, nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc Thái. Góp phần thể hiện thế mạnh vƣợt trội ấy của “quám chiến láng” là hệ thống hình ảnh phong phú, đa dạng, sinh động với nhiều ý nghĩa biểu trƣng, mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc Thái ở Việt Nam.
Đứng trƣớc sức hấp hẫn của hệ thống hình ảnh trong “quám chiến láng”, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu 3025 câu tục ngữ của dân tộc Thái tron cuốn sách: “Tục ngữ dân tộc Thái giải nghĩa”[47]. Để tiện cho việc phân tích, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại hệ thống hình ảnh đƣợc sử dụng trong “quám chiến láng” thành 9 nhóm chính dựa trên cơ sở những điểm tƣơng đồng giữa các hình ảnh đƣợc sử dụng và kết quả nhƣ sau:
Nhóm 1: Hình ảnh các hiện tƣợng tự nhiên: trời, đất, trăng, sao, lửa, nước…
xuất hiện trong 479 câu.
Nhóm 2: Hình ảnh thế giới động vật: gà, vịt, cá, lợn, chim, hổ, nai, voi…xuất hiện trong 508 câu.
Nhóm 3: Hình ảnh thế giới thực vật: cỏ, cây, hoa, lá, quả… xuất hiện trong 349 câu.
Nhóm 4: Hình ảnh các khoáng sản: đồng, muối, vàng, bạc, ngọc, sắt… xuất hiện trong 297 câu.
Nhóm 5: Hình ảnh về các bộ phận của con ngƣời: mặt, chân, tay, răng, tóc… xuất hiện trong 346 câu .
Nhóm 6: Hình ảnh về các hoạt động của con ngƣời trong sinh hoạt hàng ngày và trong lao động sản xuất: phát nương, cày ruộng, phá rừng, dựng bản…
xuất hiện trong 498 câu.
Nhóm 7: Hình ảnh các dụng cụ gia đình và các công cụ sản xuất: hom sắt, hom tre, thúng, dao, khung cửi, chăn, ninh, kim, chỉ… xuất hiện trong 456 câu .
Nhóm 8: Hình ảnh các vị thần linh, ma, quỷ: ma, then, phạ… xuất hiện trong 120 câu.
Nhóm 9: Các hình ảnh khác: cơm xôi, giọt mồ hôi, phai, mương… xuất hiện trong 58 câu.
Nhìn vào kết quả thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của các loại hình ảnh trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái là không giống nhau, tần số xuất hiện khác nhau (tần số này chúng tôi tính bằng số lƣợng câu tục ngữ có
xuất hiện trong 9 nhóm hình ảnh trong 3025 câu “quám chiến láng” chúng tôi đã khảo cứu). Tần số xuất hiện không đồng đều này đƣợc thể hiện trong hai phạm vi:
Thứ nhất, giữa các nhóm hình ảnh: Nhóm hình ảnh số 2 (hình ảnh về thế giới động vật) có tần số xuất hiện cao hơn cả 508/3025. Tiếp theo là tần số xuất hiện của các nhóm hình ảnh: Nhóm số 6 (hình ảnh về hành vi, hoạt động của con ngƣời): 498/3025; nhóm 1 (hình ảnh về giới tự nhiên): 479/3025; nhóm 7 (hình ảnh về đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất): 456/3025; nhóm 3 (hình ảnh về thế giới thực vật): 349/3025; nhóm 5 (hình ảnh về các bộ phận của con ngƣời): 346/3025; thấp nhất là sự xuất hiện của nhóm hình ảnh số 4 (Hình ảnh về các khoáng sản): 297/3025 và nhóm hình ảnh số 8 (hình ảnh các vị thần linh, ma quỷ): 120/3025, nhóm hình ảnh số 9: 58/3025. Chúng tôi không đi sâu phân tích các hình ảnh trong nhóm 9 vì các hình ảnh trong nhóm này xuất hiện không nhiều, hơn nữa sự xuất hiện cũng lẻ tẻ, rải rác trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái.
Thứ hai, sự xuất hiện không đồng đều của hệ thống hình ảnh còn thể hiện ngay trong từng nhóm hình ảnh cụ thể. Ví nhƣ trong nhóm hình ảnh về thế giới thực vật thì các hình ảnh về cây, hoa, quả… trong tự nhiên xuất hiện với tần số cao hơn các hình ảnh khác. Trong nhóm hình ảnh về thế giới động vật thì hình ảnh về gia súc có tần số xuất hiện cao hơn hình ảnh về gia cầm. Trong nhóm hình ảnh về con ngƣời thì hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể con ngƣời xuất hiện nhiều hơn hình ảnh một con ngƣời trọn vẹn…
Không phải ngẫu nhiên mà tần số xuất hiện của các loại hình ảnh trong “quám chiến láng” lại khác nhau nhƣ vậy. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣng có lẽ theo nhận thức chủ quan của chúng tôi, cơ bản là từ hai nguyên do sau.
Thứ nhất, xuất phát từ quá trình hình thành các câu “quám chiến láng” và “lối nói hình ảnh” trong giao tiếp của dân tộc Thái. Bởi lẽ, “quám chiến láng” là do tập thể cộng đồng dân tộc Thái sáng tạo nên. Nó ra đời từ việc bắt đầu quan sát những sự vật và hiện tƣợng cụ thể của tự nhiên, xã hội và đời sống con ngƣời của những cá nhân khác nhau. Chính điều này đã qui định cách quan sát không giống
nhau của con ngƣời trƣớc sự phong phú, đa dạng của hiện thực khách quan. Cách quan sát không giống nhau của mỗi ngƣời đã hình thành nếp cảm, nếp nghĩ, cách biểu hiện khác nhau. Cùng một sự vật, hiện tƣợng nhƣng mỗi ngƣời lại mƣợn một hình ảnh để diễn đạt một ý khác nhau, trong những cảnh huống khác nhau. Sự không giống nhau trong nếp cảm, nếp nghĩ, trong cách quan sát sẽ đƣợc biểu hiện qua cách diễn đạt bằng ngôn ngữ mang dấu ấn của ngƣời sáng tác. Cách diễn đạt này có chung một đặc điểm là vẫn chƣa tách rời việc miêu tả những quan sát trực tiếp, chƣa tách rời nhận thức cảm tính của đồng bào Thái. Chẳng hạn, ghi nhận thế mạnh của gia đình một vợ, một chồng “quám chiến láng” có câu:
-“Phua mia men căn phăn pú khâu cọ cạn Báu men căn phăn chựa khau báu khát” (Vợ chồng tâm đầu ý hợp, chém núi cũng lở Ngược lại, chém dây leo cũng chẳng đứt)
Gần trùng lặp ý với cách nói của ngƣời Việt “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, chỉ khác một bên ở gần núi thì dùng hình ảnh núi và một bên sống gần biển thì dùng ngoại cảnh đó để diễn đạt nội dung. Rõ ràng một câu “quám chiến láng” ra đời bao giờ cũng có nội dung gắn liền với một sự việc, một sự kiện cụ thể nào đó, bao giờ cũng là kết quả một cách diễn đạt trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể. Sau này trong quá trình lƣu truyền, sử dụng nó đƣợc nâng cao thành ngôn ngữ mang tính hàm súc mà ta quen gọi là “ lối nói hình ảnh”.
Nguyên do thứ hai: Xuất phát từ môi trƣờng sống, tập quán sinh hoạt của dân tộc Thái. Hơn nữa sự xuất hiện của các loại hình ảnh trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái còn tuỳ thuộc vào sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan sinh động ấy tới đời sống của đồng bào dân tộc Thái và sự quan tâm của họ tới chúng nhƣ thế nào. Những sự vật hiện tƣợng nào tác động nhiều tới cuộc sống của con ngƣời và đƣợc con ngƣời quan tâm nhiều hơn thì xuất hiện nhiều hơn, còn sự vật hiện tƣợng nào ít tác động đến cuộc sống của con ngƣời và ít đƣợc con ngƣời quan tâm thì xuất hiện ít hơn.
Hệ thống hình ảnh trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái phong phú, đa dạng, mang đậm màu sắc văn hoá dân gian Thái nhƣng tần số xuất hiện của chúng không giống nhau. Điều này xuất phát từ nguồn gốc ra đời của những câu tục ngữ cùng với sự tác động trực tiếp của môi trƣờng sống mang tính khách quan và chủ quan của ngƣời Thái. Dù xuất phát từ nguyên do nào đi nữa thì cũng tạo nên một hệ thống hình ảnh đa chiều, đa dạng và đa phong cách trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái. Khám phá các giá trị biểu đạt của hệ thống hình ảnh trong tục nhữ Thái sẽ đem đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích và lý thú.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu ý nghĩa biểu trƣng của các từ ngữ chỉ động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái.