7. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Quan niệm phân loại động vật trong dân gian của ngƣời Thái
Cũng giống nhƣ ngƣời Việt, trong tƣ duy của ngƣời Thái các loài động vật đƣợc phân loại dựa trên đặc điểm của môi trƣờng sống và cấu tạo cơ thể. Từ những phân loại mang tính sơ khai nhất, ngƣời Thái đã ý thức rất rõ về sự tiến hóa của các loài vật, cụ thể chính là cách phân loại quen thuộc trong dân gian. Ngay cả tên gọi các loài vật cũng đã đƣợc sắp xếp từ bậc thấp đến bậc cao, từ loài tiến hóa thấp đến loài tiến hóa cao.
Lớp côn trùng: là lớp động vật bậc thấp nhất, có cấu tạo đơn giản gồm tất cả các loài vi sinh vật, nhuyễn thể, giáp xác …
Lớp cá: gồm các loài động vật sống dƣới nƣớc, là lớp động vật tiến hóa hơn, bao gồm tất cả các loài cá và một số sinh vật sống dƣới nƣớc. Tuy nhiên sự phân định giữa một số loài động vật thủy sinh trong quan niệm của ngƣời Thái chƣa thật rõ ràng, nhƣ một số loài động vật bậc thấp nhƣ tôm, cua…và một số loài động vật
đã tiến hóa cao hơn nhƣ ếch, nhái, cóc…cũng đƣợc xếp chung vào lớp này, mặc dù theo quan niệm sinh học hiện đại ếch, nhái, cóc thuộc lớp lƣỡng cƣ.
Lớp chim: bao gồm toàn bộ các loài chim. Đây là loài vật có sự tiến hóa cao hơn so với côn trùng và cá. Loài chim có đặc điểm riêng, đặc thù riêng nên phân định của ngƣời Thái về loài chim rất rõ ràng, không bị nhầm với loài khác.
Lớp thú; bao gồm lớp động vật cao nhất, sống trong môi trƣờng gần gũi với con ngƣời nhất. Dựa vào mối quan hệ với con ngƣời trong môi trƣờng sinh thái, quan niệm dân gian của ngƣời Thái phân biệt lớp thú thành động vật nuôi và động vật sống trong rừng.
Trong quan niệm gắn với tín ngƣỡng, thế giới động vật còn đƣợc ngƣời Thái phân loại theo phạm trù vật chất và tinh thần, quan niệm về thiện ác, lành, dữ, thiêng liêng cao quý hay thấp hèn, tầm thƣờng.
Theo quan niệm dân gian của ngƣời Thái, tiếng kêu của vƣợn, chim, quạ, mèo, ve… gợi điềm dữ, báo hiệu điều không hay và điều này đƣợc thể hiện trong “quám chiến láng”: “chạng ní họng tênh căm mương bá/ Khảm khá họng cang căm mương mong” (Vượn kêu cả chiều tối mường tan/ Chim chót bóp gọi giữa đêm mường sầu); “Phá xay năm cá/ Phá pà năm meo” (Gửi trứng với quạ/ Gửi cá với mèo), “Đăm na phăng ngoạng họng/ Tông quảng báu mi kin” (Cấy lúa nghe ve kêu/Đồng rộng không có ăn). Trâu, gà, voi, rồng, cá…thƣờng là những con vật gợi điềm lành: “Căm khảu ón/ Tón pa khao” (Nắm xôi dẻo/ Khúc cá trắng – biểu trưng cho cuộc sống no đủ, ăn ngon), “Luống dúng nhá hăư xia pí/Pi nọng nhá hăư xia chăư” (Rồng phượng không để mất cánh/Anh em không để mất lòng)…
Ngoài ra, ngƣời Thái còn phân loại động vật dựa vào những đặc điểm đƣợc xác lập trên những mối quan hệ với đời sống sinh hoạt của con ngƣời theo tiêu chí định vị và định tính nhƣ:
Tiêu chí gần – xa: đây là tiêu chí dùng để xác định động vật nuôi và động vật hoang dã, xác định loài động vật dựa vào môi trƣờng sinh sống và mối quan hệ của quan hệ đó với con ngƣời. Dựa vào tiêu chí này, có thể thấy, loài vật đƣợc
đánh giá là gần gũi với con ngƣời là những con vật nuôi, còn động vật hoang dã thì ít gắn bó với con ngƣời. Ví dụ: Cáy hươn – cáy thướn (Gà nhà – gà rừng), mu liệng – mu lõng (lợn nuôi - lợn lòi, lợn rừng), pa noong – pa bể (cá ao – cá biển)…
Tiêu chí lớn- bé: Động vật lớn là những con có kích thƣớc lớn nhƣ xưa (hổ), chạng (voi), mì (gấu), linh (khỉ), ngua (bò), quai (trâu)…; động vật bé bao gồm: tó (ong), một (kiến), ngoạng (ve), ngu (rắn), pà (cá) …
Tiêu chí môi trường sống: động vật sống trên cạn: mà (chó), meo (mèo), cáy (gà), ngua (bò), quai (trâu)…; động vật sống dưới nước: pà (cá), diến (lươn), cốp (ếch)…; động vật sống trong rừng: xưa (hổ), mi (gấu), phan (hươu), phan cảy (hoẵng)…