7. Cấu trúc đề tài
1.2.2. Cấu trúc xã hội của dân tộc Thái
- Về kinh tế
Ngƣời Thái sinh sống trên địa bàn miền núi, địa hình sản xuất chủ yếu là nƣơng rẫy. Nghề canh tác lúa nƣớc, các loại cây nhƣ ngô, sắn… làm lƣơng thực thực phẩm trong gia đình và thức ăn cho vài vật nuôi trong nhà. Ngày nay, thế mạnh kinh tế vùng là khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Nghề trồng lúa nƣớc vốn đƣợc coi là ngƣời bạn chung thủy, gắn bó với mỗi gia đình dân tộc Thái. Hiện nay, trƣớc tác động của nền kinh tế thị trƣờng, nghề trồng lúa nƣớc không còn giữ vai trò quan trọng trong đồng bào Thái nhƣng phần lớn các gia đình vẫn duy trì nghề này. Hệ thống thủy lợi trƣớc kia là “mƣơng, phai, lái, lin” (khai mƣơng, đắp đập, dẫn nƣớc qua các vật chƣớng ngại, đặt máng) đã đƣợc gia công theo phƣơng pháp hiện đại. Đây là phƣơng thức sống có ảnh hƣởng lớn đến tƣ duy nghệ thuật của ngƣời Thái.
Tổ chức xã hội trong gia đình Thái đƣợc cơ cấu theo đơn vị bản – mƣờng, quan hệ giai cấp dựa trên chế độ ruộng đất, khá giống quan hệ giai cấp của dân tộc Kinh.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám, tộc Thái chia thành hai tầng lớp. Bộ máy cai trị hàng châu của Thái Đen ở Tây Bắc khá cồng kềnh bao gồm các chức dịch: pha nha, mo lang, chang. Họ nắm toàn bộ lợi tức của châu và có quy định rất rõ ràng trong luật tục. Giai cấp bị trị là cuông nhốc. Trong sách Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái [156, tr.358] ghi rõ: An nha là chủ (dệt cốc), có thƣ lại, thông lại ở trong nhà quan. Mỗi mƣờng có hai phìa: phìa lí, phìa phó trông nom dân mƣờng. Có 8 ông kí lục từ chức sen hay pằn cho đến chức ông chá hươn, có ông mo, ông nghe, ông chang giúp việc. Phần lợi quy định cho an nha, phìa và các chức dịch nhƣ sau: An nha ăn mƣời mẫu ruộng, mỗi mẫu dân làm phải nộp một tạ thóc, ngoài ra an nha còn đƣợc hƣởng lợi từ “nô lệ” là cuông nhốc của 9 bản ngƣời Thái và 7 bản cuông nhốc ngƣời Xá. Thƣ lại đƣợc hƣởng lợi là 6 mẫu ruộng và 3 bản cuông nhốc Thái, 3 bản cuông nhốc Xá, phìa lí ăn 5 mẫu ruộng và 3 bản cuông nhốc Thái và 2 bản cuông nhốc Xá…
Bộ máy cai trị hàng mƣờng đứng đầu là các tạo phìa và hệ thống ngƣời giúp việc phức tạp nhƣ xen, pọng… Tầng lớp cuông nhốc là đối tƣợng bị bóc lột nặng nề, họ trở thành nô lệ trong nhà phìa tạo, an nha, trên danh nghĩa ngƣời giúp việc nhƣng thực chất họ chỉ là tài sản của tầng lớp trên. Cuối thời kì phong kiến, phìa tạo thống trị miền núi ngày càng hà khắc, các thế lực liên tiếp tranh giành quyền bính, chém giết lẫn nhau khiến cho nhân dân vô cùng điêu đứng. Vì thế, “những cuộc khởi nghĩa của các dân tộc lan rộng khắp miền núi. Bƣớc sang thế kỉ XIX, tình hình lịch sử đƣợc các địa phƣơng ghi lại cũng tràn đầy đau thƣơng. Đồng bào miền núi vẫn triền miên sống trong thời kì đen tối, nhiều ngƣời phải chạy trốn vào rừng sâu, phiêu bạt li tán. Nhiều làng mạc sầm uất nay bị thiêu trơ trụi, ruộng vƣờn tan tác bỏ hoang. Trai tráng bị bắt đi phu tải, thôn bản nào cũng trong cảnh tử biệt sinh li” [56, tr.37]. Các cuộc đấu tranh của nhân dân miền núi cho thấy tinh thần dân chủ đã trỗi dậy. Đây là cơ sở xã hội quan trọng, thúc đẩy cho sự ra đời của hàng loạt truyện thơ ở miền núi.
- Về hôn nhân
Với hôn nhân, trƣớc đây, chế độ phong kiến phìa tạo, thị tộc mẫu hệ chi phối thì việc hôn nhân phải đƣợc hai gia đình cho phép và diễn ra theo hai khía cạnh: hôn nhân phải môn đăng hộ đối; hôn nhân cƣ trú bên nhà vợ (tục ở quản). Đây là nguyên nhân dẫn đến chế độ hôn nhân gả bán. Ngƣời Thái có tục ở rể, vài ba năm, sau khi vợ chồng sinh con mới về ở bên nhà chồng.
- Về tín ngưỡng
Về tín ngƣỡng, ngƣời Thái gắn vƣơng quyền với thần quyền. Tầng lớp an nha mang dòng dõi Then Luông (tức dòng dõi nhà trời) đƣợc cử xuống cai quản bản mƣờng nên động đến an nha là động đến trời. Họ theo nếp sống đa thần, tất cả trên trời dƣới nƣớc đều có ma cai quản. Tại các gia đình Thái có bàn thờ gọi là bàn thờ thổ địa và có cả lễ hội xên bản xên mường. Ngƣời Thái quan niệm con ngƣời có ba loại hồn gọi là khuôn: khi chết ba hồn ấy chia ra thành: khuôn đầu thành phi ma bay lên trời, khuôn thân thể thành phi ở mƣờng pú pẩu (nơi bìa rừng), khuôn tứ chi thành một phi ma nhà sống quanh quẩn bên bàn thờ tổ tiên. Ma đầu khi lên trời lại chia thành ba cấp: ma an nha, ma phìa tạo (chân tay của an nha), ma bình dân
(ở tầng thấp nhất). Ngoài ra, ngƣời Thái quan niệm, chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Theo đó, đám ma là lễ tiễn đƣa ngƣời chết về mƣờng trời. Chính vì không thờ, không theo một tôn giáo chính thống, cụ thể nào nên có ý kiến cho rằng ngƣời Thái theo Saman giáo.