Giá trị của “quám chiến láng”

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 36 - 74)

7. Cấu trúc đề tài

1.3.2.Giá trị của “quám chiến láng”

- Giá trị nội dung

Nội dung của các câu “quám chiến láng” của dân tộc Thái rất phong phú và đa dạng, là kho tàng kinh nghiệm lâu đời của dân tộc Thái, mang đầy đủ tâm lý, tâm hồn của dân tộc Thái. Khám phá kho tàng “quám chiến láng”của dân tộc Thái chúng ta sẽ hiểu đƣợc những nhận thức của đồng bào Thái về giới tự nhiên bao gồm khí hậu, cây cối, mùa màng, thú vật miền núi. Đó có thể nhận thức về thời

tiết “phạ chí đét đao chôm, phạ chí phôn đao dỏn” (Trời sẽ nắng sao chìm,trời sẽ mưa sao nháy), nhận thức về mùa vụ “Bươn xam khảu ná phướng pên pí,bướm chí chọi khảu lính ma tu’’(Tháng ba gốc rạ thành sáo thổi, tháng tư tới mùa lúa trẩy tới kho), nhận thức về biện pháp thuỷ lợi trong việc gieo cấy lúa nƣớc. Đối với ngƣời Thái biện pháp thuỷ lợi đƣợc đặt lên hàng đầu trong việc làm ruộng vì theo họ “mí nặm chắng pên ná,mí ná chắng pên khảu”(Có nước mới nên ruộng, có ruộng mới nên lúa), do đó đòi hỏi họ vừa phải làm ruộng vừa sáng tạo để hoàn chỉnh hệ thống mƣơng nƣớc dẫn tới ruộng. Trải qua hàng chục thế kỷ canh tác trên đồng ruộng lúa nƣớc,hệ thống thuỷ lợi của ngƣời Thái đã đƣợc đúc kết ngắn gọn trong câu tục ngữ “Mương ,phai,lái,lín”…

“Quám chiến láng” còn phản ánh nhận thức của dân tộc Thái về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội. Là một dân tộc trọng tình, ngƣời Thái đặc biệt xem trọng các mối quan hệ trong gia đình (giữa ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái), quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ bản mƣờng. Bởi vậy họ có một tâm lý thống nhất là cần cù, dũng cảm, đoàn kết trong lao động và đấu tranh. Tâm lý ấy đƣợc biểu hiện rất rõ trong nội dung của các câu “quám chiến láng”:’’Hặc phủ hanh, panh phủ dượn”(Yêu người khoẻ, mến người chăm làm),”Mướng xấc panh côn han”(Mường có giặc thì ưa người người gan dạ); họ ƣa ngƣời ngay thẳng, chăm chỉ “Nặm xảư chảư xư”(Lòng thẳng như nước trong),”Xắc dệt, mắn dượn, báu pá đảy quám lai”(Chăm làm,cố sức làm tới chứ không nên lắm lời)…Tình cảm của những ngƣời trong cùng đồng tộc đƣợc thể hiện rất rõ dệt. Nó đƣợc biểu hiện trong các tập tục sinh hoạt gắn bó giữa những ngƣời trong bản mƣờng “Pí noọng tắt cỏng lín báu khát, tốc cảu lạt báu xia”(Anh em như thể dùng dao chém dòng nước chảy trên máng không bao giờ đứt, dù có đi chín chợ(đi bôn ba phiêu bạt) cũng không thể bỏ nhau được); mối quan hệ họ hàng gắn bó “Báu chư đảy kin chắng pên pi, pên noọng, báu đảy kin xia pi xia noọng” (Không phải được ăn mới là anh em,còn không được ăn thì bỏ nhau )…

Là tiếng nói của cộng đồng dân tộc Thái, “quám chiến láng” còn góp phần phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Thái chống lại chế độ phong kiến và phìa tạo. Đứng trƣớc quyền uy của bọn thống trị, cuộc đấu tranh của nhân dân còn chƣa

thể chôn vùi chế độ áp bức bất công song đồng bào Thái đã thẳng thắn, mạnh dạn tỏ rõ thái độ phản kháng “không đội trời chung” với kẻ thù của mình :“Báu chưa phạ múa tan, báu chứa quan múa dák”(Không tin trời mùa hái cốm, không tin quan mùa đói); “Chùa khỏi hươn phìa, chí nành pên mà non xía hươn chảu”(Đi làm đầy tớ cho phìa thà làm con chó nằm hiên nhà mình)…

Dùng “quám chiến láng” để răn nhủ, khuyên dạy các thế hệ con cháu là một truyền thống tốt đẹp của ngƣời Thái cho đến ngày nay vẫn đƣợc gìn giữ. Dạy và học chữ nghĩa văn tự đặc biệt dạy và học làm ngƣòi có gốc rễ, có nguồn cội lịch sử nhƣ cây mang dòng nhựa, bao giờ cũng là việc vô cùng hệ trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng các dân tộc nói chung và đối với dân tộc Thái nói riêng. Những ngƣời già trong mƣờng Thái vẫn luôn nhắc nhở con cháu “có cây mới có rừng, có rừng mới có cây”. Cái cây xanh tốt là do nơi đất rừng thích hợp, do nó đƣợc mang trong thân, trong lá, trong cành dòng nhựa căng tràn bắt đầu từ những nhánh rễ cắm sâu trong đất. Con ngƣời - nhƣ một Con Ngƣời - phải biết, phải hiểu, phải luôn luôn cảm nhận sâu sắc điều đó, cho nên “quám chiến láng” của dân tộc Thái mới có câu:”Dệt cốn dệt dạk, dệt cdák dệt ngai”(Làm người thì khó,làm khỉ vượn thì dễ). Vì vậy “quám chiến láng” còn đƣợc gọi là “quám xon cốn” (lời răn người). Trong kho tàng “quám chiến láng”của ngƣời Thái còn có bộ phận không nhỏ những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói. Ngƣời Thái quan niệm rằng chỉ cần qua tiếp xúc, qua “lời ăn tiếng nói” cũng có thể biết đƣợc tính cách con ngƣời. Ngƣời thông minh “Pák pẹ ta xaư” (nói năng lưu loát, mắt sáng trong),”Phủ lắc pák luông văn, phủ tăn pák luông xư”(Người khôn hay nói đường văn, kẻ dại nói đường thẳng); kẻ coi trời bằng vung cũng thƣờng bộc lộ bằng “Pák báu chống,ống báu nạp”(Nói lời ngang ngược không căn cứ tựa súng cướp cò).

Nội dung thƣờng gặp nhất của những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói là những nhận xét tinh tế về cách sử dụng ngôn từ rất đa dạng của đời sống:”Quám pák báu đảy bán, quám ban báu đảy xự (Nói năng không phải xin, lời hay không phải mua), hoặc có câu “Quám pák dú pai lịn, khôm ban cọ dú hẳn” (Lời nói ở đầu lưỡi, đắng ngọt ở đấy cả). Có thể coi những nhận xét về cách sử dụng ngôn từ trong những câu tục ngữ này là những đúc kết tri thức mang tính triết lý và khái quát cao đƣợc

rút ra từ những quan sát,từ sự trải nghiệm thực tế, phản ánh cách nhìn nhận thế giới khách quan của đồng bào dân tộc Thái.

Góp phần ghi nhận những phong tục tập quán trong nhân dân, “quám chiến láng”còn giúp chúng ta hiểu khá tƣờng tận một số quy chế xã hội xƣa của ngƣời Thái.Khi đó “quám chiến láng” biến thành “luật tục Thái”, đảm nhiệm thay thế luật thành văn một cách rõ rệt trong các lĩnh vực: hôn nhân, gia đình,thân tộc, xã hội, đạo đức…

Đƣợc đúc kết từ thực tế cuộc sống lao động và đấu tranh, “quám chiến láng” của dân tộc Thái còn có một số câu mang ít nhiều mầu sắc của phép biện chứng tự nhiên. Ví dụ trong câu: “Lửa muốn cháy phải đóm không khô”, ngƣời Thái đã đặt hai sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ đối lập, tác động qua lại lẫn nhau. Một điều kiện chủ quan chỉ có thể phát huy tác dụng khi khách quan tạo thêm điều kiện - “lửa cháy được nhờ đóm khô” và ngƣợc lại “đóm có khô thì lửa mới bén được”. Phải chăng đấy chính là sự nhận thức của dân tộc Thái về nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Tục ngữ Thái còn cụ thể hoá khái niệm lƣợng biến, chất biến, cái gì cũng vậy “ép đầy quá phai vỡ” . Về bản chất vấn đề hiện tƣợng bên ngoài, bản chất bên trong, “quám chiến láng” nhắc nhở :”Tốt bên ngoài mục bên trong’’,’’Chớ vội khen mắm trong chum,mở ra mới biết thế nào”…

- Giá trị nghệ thuật

"Quám chiến láng”của dân tộc Thái đã chắt đọng đƣợc sự tinh tuý của nghệ thuạt sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là những câu (phát ngôn)ngắn gọn, có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ, cấu trúc khá hoàn chỉnh, hệ thống hình ảnh phong phú đa dạng,cụ thể,sinh động và giàu sức biểu cảm."Quám chiến láng” của dân tộc Thái đã đạt tới trình độ phát triển xứng đáng với vai trò nòng cốt trong văn học dân gian dân tộc, nó thực hiện tốt các chức năng nhận thức, giáo dục xã hội và ý thức thẩm mỹ, nó đã nói lên đƣợc những vấn đề xã hội với tầm triết lý sâu sắc. "Quám chiến láng” là tiền đề, là cơ sở để phát triển các thể thơ dân gian đặc biệt là các truyện thơ dân gian Thái.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1 chúng tôi đã trình bày một số vấn đề cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, trong sự nghiên cứu các vấn đề về trƣờng nghĩa có rất nhiều các quan niệm khác nhau đƣợc đƣa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu thành tựu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, tác giả Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra quan điểm về lý thuyết trƣờng nghĩa: “đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa”.Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu tiếp thu và lấy quan điểm này làm cơ sở lí luận.

Việc phân lập các từ ngữ trong hệ thống từ vựng thành các trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm, trƣờng tuyến tính, trƣờng liên tƣởng dựa trên các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên tất cả đều xuất phát từ ngữ nghĩa của các từ ngữ đó.

Hiện tƣợng chuyển nghĩa, chuyển trƣờng là các hiện tƣợng độc đáo, không chỉ diễn ra trong hệ thống từ vựng mà còn diễn ra với cả ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chƣơng. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ xảy ra do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài khác nhau nhƣ sự phát triển không ngừng của thực tế khác quan, nhận thức của con ngƣời thay đổi, hiện tựơng kiêng cữ, sự phát triển và biến đổi của hệ thống ngôn ngữ... Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn cả là nhu cầu giao tiếp của con ngƣời. Những nhu cầu về mặt trí tuệ và những nhu cầu về mặt tu từ buộc ngôn ngữ phải luôn thay đổi và sáng tạo để biểu thị những sự vật, hiện tƣợng cùng những nhận thức mới, để thay thế cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tƣợng sâu sắc ở ngƣời nghe nữa. Thay đổi ý nghĩa của từ có sẵn, thổi vào chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính dân tộc, dễ dàng đƣợc sự chấp nhận của nhân dân, đáp ứng đƣợc kịp thời nhu cầu của giao tiếp. Tìm hiểu các hiện tƣợng này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý thuyết về trƣờng từ vựng mà còn giúp ta thấy đƣợc sự kì diệu của ngôn từ.

Thứ hai, có thể xem “quám chiến láng” là bách khoa thƣ về cuộc sống về văn hóa của dân tộc Thái ở Việt Nam. Tìm hiểu “quám chiến láng” sẽ giúp chúng ta

hiểu sâu hơn, rộng hơn về cuộc sống, về con ngƣời và về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

CHƢƠNG 2

TRƢỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG “QUÁM CHIẾN LÁNG” CỦA DÂN TỘC THÁI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 36 - 74)