Tiểu trƣờng nghĩa các bộ phận cơ thể của động vật

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.2.Tiểu trƣờng nghĩa các bộ phận cơ thể của động vật

“Quám chiến láng” có chứa các từ ngữ chỉ bộ phận động vật chiếm một khối lƣợng đáng kể trong các câu “quám chiến láng” chỉ động vật nói chung. Trong phạm vi ngữ liệu đã chọn, trên cơ sở của các loài động vật đã chỉ ra, chúng tôi thống kê đƣợc 243 đơn vị chỉ bộ phận cơ thể của các loài động vật xuất hiện trong “quám chiến láng” nhƣ sau:

Trƣờng nghĩa chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể động vật: pí (cánh), xốp (mồm), hua (đầu), tin (chân), kén ta (mắt), khồn (lông), xa lăng (lưng), hang (đuôi), nả (mặt), hù (tai), khà (đùi)…

Trƣờng nghĩa chỉ bộ phận bên trong cơ thể động vật: xảy (ruột), táp (gan), hua chăư (tim), chương tọng (lòng), lượt (máu), khiểu (răng), xáy (trứng), lịn (lưỡi), é (óc), tăư (mề)…

Qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bộ phận của động vật đều xuất hiện trong “quám chiến láng”. Những bộ phận xuất hiện với tần số cao thƣờng là những bộ phận có ở nhiều con vật nhƣ bum (bụng), kén tà (mắt), hua (đầu), tin (chân), xảy (ruột), táp (gan)… Chính vì vậy những bộ phận xuất hiện nhiều trong “quám chiến láng” cũng là những bộ phận xuất hiện ở nhiều con vật. Những con vật có nhiều bộ phận xuất hiện thƣờng là những con vật quen thuộc đối với đời sống của ngƣời Thái, đó là các con: mu (lợn), ngua (bò), quai (trâu), cáy (gà), pết (vịt), nù (chuột), pà (cá), mạ (ngựa). Những bộ phận có tần số xuất hiện thấp trong “quám chiến láng” thƣờng là những đặc trƣng chỉ có ở một số ít động vật. Trong những tên gọi các bộ phận của cơ thể động vật, có tên gọi những bộ phận là tiêu biểu một giống loài nào đó mà ở các loài khác không có, ví dụ nhƣ pí (cánh) chỉ có

ở một số loài động vật thuộc lớp côn trùng và động vật ở lớp chim: “ Luống dúng nha hăư xia pí/ Pi nọng nha hăư xia chăư” (Rồng phượng không để mất cánh/Anh em không để mất lòng); ngá chạng (ngà) chỉ có ở loài voi “ mọt báu xán lủn ngá chạng” (mọt ăn sao nổi ngà voi) “Chạng mi nga/Pa mi cảng” (Voi có ngà/Cá có xương);khẻo nanh (răng nanh)chỉ có ở lớp thú “Ma ảng khẻo nanh com/Hươn hăng ảng hom khong vạy mi” (Chó khoe răng nanh cong/ Nhà giàu khoe có của);pứa (vỏ) chỉ có ở loài ốc “Nể chạng nể té hoi/Nể hoi nể té pứa” (Nể voi nể từ dấu chân/Nể ốc nể từ vỏ); “Tô đăư cọ mi táp mi tăư” (Con nào cũng có gan có mề)…

Trong “quám chiến láng”, sự xuất hiện của các bộ phận cơ thể động vật đều nhằm mục đích biểu hiện những đặc điểm trong đời sống tâm sinh lý của ngƣời Thái. Thế giới động vật cũng là nhằm thể hiện thế giới của loài ngƣời với các mối quan hệ khác nhau, có phần chồng chéo và phức tạp. Những bộ phận cơ thể của động vật có thể là dấu hiệu nhận biết một loài nào đó hoặc là những đặc tính tốt để chọn giống, phản ánh kinh nghiệm chăn nuôi nhƣ “Xáo mia le ú/xự mu lông le tảu ú” (Tìm vợ xem vú/Mua lợn nái xem bầu sữa); “Quai me lưa tô bum nhăư” (Trâu cái giống thì chọn con bụng to); “Chạng, nha lụp nga/Mà nha lụp khẻo” (Voi, đừng sờ ngà/Chó, đừng sờ răng); “Côn nhăư chăư đì/Mạ pí khốn kiểng” (Người to, lòng tốt/Ngựa béo,lông mượt)…Bộ phận cơ thể động vật cũng là những chất liệu dùng để biểu trƣng một ý nghĩa cụ thể nào đó. Biểu trƣng cho tình đoàn kết, gắn bó giữa anh em trong gia đình “Luống dúng nha hăư xia pí/ Pi nọng nha hăư xia chăư” (Rồng phượng không để mất cánh/Anh em không để mất lòng);biểu trƣng cho tình cha con, mẹ con thắm thiết “lụ huổm po pán phơng ẻo hăng/Lụ huôm me pán bè huôm pưng”(Con cùng cha như ong quyến tổ/Con cùng mẹ như dê chung đàn),là hình ảnh biểu trƣng cho công ơn của cha mẹ, cha mẹ thƣơng con, vì con, nhƣờng cho con miếng ăn ngon nhất “Đảy pù me hin ong/Đảy pa po hin cảng” (Được cua mẹ ăn mai/Được cá cha nhá xương) ;biểu trƣng cho thói khoe mẽ, hợm hĩnh “Ma ảng khẻo nanh com/Hươn hăng ảng hom khong vạy mi” (Chó khoe răng nanh cong/ Nhà giàu khoe có của);biểu trƣng cho sự phản ứng chậm chạp trƣớc những mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mình “Nặm thuổm xa

lăng cốp, cốp chắng o” (Nước ngập lưng ếch, ếch mới kêu); biểu trƣng cho sự tác động của môi trƣờng đến sự vật, sự tác động qua lại giữa các sự vật “Nặm thuổm cỏn há họn chăư pa” (Nước ngập đá động đến lòng cá); là hình ảnh biểu trƣng khuyên con ngƣời ta phải thận trọng không đƣợc chủ quan “Chạng xí tin nhăng hụ plat” (Voi bốn chân còn biết trượt ngã), hãy cảnh giác với bản thân bởi nhiều khi chính mình làm hại mình “Chảu nỉ tai pộ pá/Cá lák tai bộ hang hi” (Vượn chết bởi mồm/ Khỉ chết bởi đuôi dài);trong cuộc sống không nên cứng nhắc bởi cứng nhắc thì hỏng việc, khéo léo, linh hoạt thì đƣợc việc “Đếch công cá mi chơ hụ hắc/ Vai ón keortin chạng tô tháo mi nưng” (Thanh sắt tôi có khi còn gãy/Dây mây mềm lại cuốn được chân voi); biểu trƣng cho sự nể trọng, ngƣời Thái quan niệm đã nể trọng nhau thì cần phải nể từ vẻ bề ngoài “Nể chạng nể té hoi/Nể hoi nể té pứa” (Nể voi nể từ dấu chân/Nể ốc nể từ vỏ);biểu trƣng cho vật có giá trị, theo ngƣời Thái thì thứ có giá trị thì ít cũng có giá “Nọi nọi há săn phan” (Tí tẹo cũng thăn hươu); biểu trƣng cho sự lẻ loi, cô độc, không ngƣời thân thích nơi đất khách quê ngƣời“Nuối xáy điêu tốc kem hin/Cỏn đin điêu tốc kem pươn” (Một quả trứng rơi bên đá/Một hòn đất rớt bên người); là hình ảnh so sánh biểu trƣng cho thái độ chê bai kẻ siêng ăn, nhác làm “Pẳn khảu to hua ma/Tang pay hày pay na báu hụ” (Nắm xôi bằng đầu chó/Đường đi nương đi ruộng không biết); là hình ảnh biểu trƣng cho sự may mắn, bất ngờ “Phủ nọi chuốp hang quang/Xao nang chuốp Tạo báo” (Dân thường gặp đuôi nai/Gái nàng gặp trai tạo); ngƣời Thái nhận thức rất rõ thứ bậc, vai trò và vị trí khác nhau của mỗi loài , có gò ép cũng không thể thay thế đƣợc “Tắt xốp cáy báu tháy đảy pết/Pà tết thảu báu pên đảy nghiệc”(Chặt mỏ gà không thể thành vịt/Cá chày thành tinh cũng không trở thành rồng), loài nào có đặc điểm của loài ấy “Háu mu báu mi hàng/Háu quang báu mi cặm” (Nanh lợn không có ngạnh/Sừng nai không có nhánh); là hình ảnh biểu trƣng phản ánh hiện thực cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái, có khi đó là gia cảnh nghèo khó “Đổn lua chí quang cáy báu mi/Nuối xáy chí panh khuôn báu đảy” (Một que củi quăng gà không có/Một quả trứng cúng hồn không được), có khi đó lại là cảnh nhà no đủ, nhiều thức ăn ngon “Hua cáy na/ Hang pà xọng” (Đầu gà dày/Đuôi cá dựng);

phong kiến, dân thì tinh tƣờng còn quan thì vô cảm, vô trách nhiệm “Hu phủ nọi hu quang hu phan/Hu án nha hu bẳng hu dấng” (Tai dân tai nai tai hươu/ Tai chủ mường tai tre tai bương); mọi sản vật quý trong rừng đều do giai cấp thống trị quản, sở hữu “Tó khong nang/ Quang khong Tạo” (Ong của Nàng/Nai của Tạo), “Kha mu long, khong Tạo/Kha quang háo, khong Phìa”(Đùi lợn rừng của Tạo/Đùi nai to của Phìa)…Nhƣ vậy, các bộ phận cơ thể động vật cũng chính là một trong những chất liệu biểu trƣng của “quám chiến láng” của dân tộc Thái với nhiều ý nghĩa biểu trƣng cụ thể, phong phú, đa dạng.

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 56 - 59)