Tiểu trƣờng nghĩa tên gọi động vật

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 48 - 56)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1.Tiểu trƣờng nghĩa tên gọi động vật

Khảo sát nguồn ngữ liệu trong “Tục ngữ Thái: Giải nghĩa” [47] chúng tôi nhận thấy số lƣợng động vật xuất hiện trong tục ngữ với tần số khá lớn, phong phú về nhóm, loài và tên gọi.

Trƣớc đây, mỗi gia đình ngƣời Thái đều nuôi gia súc, gia cầm. Trâu để kéo cày, ngựa để thồ và cƣỡi, chó giữ nhà, mèo bắt chuột, trâu, bò, lợn, chó, dê, gà, vịt…để ăn thịt, cúng tế, tiếp khách; phục vụ những bữa mời cơm bà con trong bản tới làm giúp những công việc lớn, khẩn trƣơng nhƣ dựng nhà, làm ruộng, làm nƣơng…Phƣơng thức chăn nuôi của hầu hết các gia đình thƣờng thể hiện tính chất nửa chăm sóc, nửa tự nhiên rõ rệt. Đàn gia súc đƣợc nuôi theo tập quán thả rông nên xuất hiện những giống thích nghi với lối sống hoang dã kết hợp với sự chăm sóc của con ngƣời. Tất cả những hình ảnh ấy, tập quán ấy đều đƣợc phản ánh vào trong các câu “quám chiến láng”. Bởi lẽ, thế giới động vật gần gũi và gắn bó với con ngƣời từ thủa hồng hoang. Các con vật đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên và ngày càng trở nên phong phú về mặt nhận thức, biểu hiện. Mỗi con vật

thƣờng gợi lên trong ý thức của ngƣời bản ngữ một sự liên tƣởng nào đó, gắn liền với những đặc điểm thuộc tính của con vật. Quá trình liên tƣởng, dẫn đến các nghĩa bóng, nghĩa chuyển, thông qua phƣơng thức ẩn dụ, hoán dụ và cải dung. Đó cũng là quá trình hình thành nghĩa biểu trƣng.

Cụ thể, các loài động vật xuất hiện 508 lần trong 3025 câu tục ngữ bao gồm với gần 70 loài động vật: Cáy hươn – cáy thướn (Gà nhà – gà rừng), mu liệng – mu lõng (lợn nuôi - lợn lòi, lợn rừng), pa nong – pa bể (cá ao – cá biển),mà (chó), meo (mèo), cáy (gà), ngua (bò), quai (trâu) tó (ong), một (kiến), ngoạng (ve), ngu (rắn)…

Trƣờng nghĩa gọi tên lớp côn trùng: mọn (tằm), một (kiến), manh nguôn (ruồi), tó (ong), non tó (nhộng), ngoạng (ve), pắt (rận), cắp bửa (bươm bướm), tắc ten (châu chấu), bổng (sâu), bổng cư (sâu cuốn chiếu), bổng khảu (sâu keo), bổng manh (sâu bọ), bổng phắc (sâu rau), cáng cả (chẫu chuộc)…

Trƣờng nghĩa gọi tên lớp cá: pà (cá), pà bá (cá trắm), pa bể (ca biển), pà căm (cá vàng), pa chát (cá trôi), pa con (cá chuối), pà giảng (cá khô), pà khẻ (cá chiên), pà khêm (cá kim), pà lát (ca trấu), pà lí hàng xai (săn sắt), pà lốt (cá trạch), pà nay (cá chép), pà mẳm (cá mắm), pù (cua), hoi (ốc), cáp cuổng (trai sò), diến (lươn),ngu (rắn), ngu bon (rắn nước), ngu hau (rắn hổ mang), ngu hau cõ căm (rắn hổ lửa), ngu lươm (trăn), ngu ngọt (rắn rết)…

Trƣờng nghĩa gọi tên lớp chim: cáy (gà),cáy cã (gà đực), cáy chiếp (gà con), cáy cõn (gà chọi), cáy khằn (gà gáy), cáy khẻ (gà gô), cáy khướng (gà mái tơ), cáy pò (gà trống), cáy me (gà mái), cáy thướn (gà rừng), cáy nặm (gà đồng), pết (vịt), nan (ngan),nộc bắc (cuốc), nộc cạu (cú vọ), nộc cháu (cò), nộc chẵn (sâm cầm), nộc cốt (bìm bịp), nộc củi (vẹt), nộc én (chim én), nộc hũm (bồ câu rừng), nộc xeo(chèo bẻo), nộc xó (đa đa), nộc xau (chim cu), nộc pít (chim ri), nộc khoa (gà lôi), nộc nu (chim chóc)…

Trƣờng nghĩa gọi tên lớp thú: quai (trâu), quai mạ (trâu ngựa), quai me (trâu cái), quai thớc (trâu đực), quai xứ (trâu nái tơ), ngua me (bò cái), ngua pá (bò rừng), ngua quai (trâu bò), ngua thớc (bò đực, bò mộng), mu (lợn),mu lõng

(lợn rừng), mu lông (lợn nái), mu me (lợn sề), chạng (voi), mạ (ngựa), meo (mèo), xưa (hổ), nù (chuột), mi (gấu), linh (khỉ), cđák (vượn)…

Trƣờng nghĩa gọi tên các loài vật huyền thoại: nộc cào (chim tượng trưng để trên cây mồ của người Thái), luỗng (rồng), ngưa (thuồng luồng)

Các loài động vật kể trên, chúng tôi nhận thấy tên gọi của chúng có sự phân biệt rõ ràng về giống, loài. Các tên gọi cụ thể này thƣờng đƣợc gọi theo cấu trúc: Giống – họ. Đặc biệt, điều này đƣợc thể hiện rõ ở tên gọi của hai loài vật thuộc lớp cá và chim. Xét về mặt cấu tạo, các tên gọi động vật trong tiếng Thái chủ yếu là các từ ghép.

Ví dụ: Pà (cá): pà nay (cá chép), pà mẳm (cá mắm), pà nong (cá ao), pa chát (cá trôi), pa con (cá chuối), pà giảng (cá khô), pà khẻ (cá chiên), pà khêm (cá kim), pà lát (ca trấu), pà lí hàng xai (săn sắt), pà lốt (cá trạch)…

Cáy (gà): cáy cã (gà đực), cáy chiếp (gà con), cáy cõn (gà chọi), cáy khằn (gà gáy), cáy khẻ (gà gô), cáy khướng (gà mái tơ), cáy pò (gà trống), cáy me (gà mái), cáy thướn (gà rừng), cáy nặm (gà đồng)…

Trong “quám chiến láng”, chủ yếu xuất hiện tên gọi con vật theo công thức: Họ + Giống /Loài. Bởi vì “quám chiến láng” không nói đến cá thể động vật mà nói về giống loài. Ví dụ: “Ngua quai huôm pung nhả/Chạng mạ huôm púng phiêng” (Trâu bò chung bãi cỏ/Voi ngựa chung đồi gianh), “Quang hảo báu to xưa hau” (Nai khỏe không bằng hổ ốm), “Hoi đăư cọ hụ kin nam” (Ốc nào cũng biết ăn bùn), “ma đăư cọ hụ khốp lú” (Chó nào cũng biết gặm xương)…

Tên gọi của các con vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái chủ yếu là tên gọi các loài gia súc, gia cầm, các loài chim và muông thú trong rừng, hầu nhƣ không xuất hiện tên gọi các loài động vật sống ở biển. Điều này cũng thật dễ lí giải bởi môi trƣờng sống của đồng bào Thái chủ yếu gắn với núi rừng, sông suối, ao hồ, không có biển. Bởi thế, số lƣợng từ gọi tên động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ít hơn rất nhiều so với số lƣợng từ gọi tên động vật trong tục ngữ Việt. Tuy khác nhau về số lƣợng nhƣng những giá trị biểu trƣng của từ ngữ nằm trong trƣờng nghĩa động vật của hai dân tộc có nhiều nét tƣơng đồng.

Ngoài chức năng phân biệt rõ giống, loài, gọi tên các loài vật, có những trƣờng hợp, chúng xuất hiện là để phản ánh kinh nghiệm về thời tiết: “Mau ó hư phôn/Mau hôn hứ lạnh” (Mối ra tổ thì mưa/Mối vào tổ thì hạn), “Một ế hắng tằm phạ lạnh/Một tành khúa phạ phôn”(Kiến làm tổ thấp trời hanh/Kiến kéo hàng rào trời mưa”, “Ý tú tốc nặm phá khẳm dú đai” (Khi nào cóc đẻ chăn bông bỏ hoài).

Tên gọi các loài động vật trong “quám chiến láng” còn có ý nghĩa biểu trƣng cho những mối quan hệ khác nhau của con ngƣời: mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con ngƣời với hoàn cảnh và môi trƣờng sống:

- Ma tai mắt cọ tai

(Chó chết, bọ cũng chết)

- Đảy chăư mi, xia chăư xưa (Được lòng gấu mất lòng hổ)

- Mạy lộm púa lam (Cây đổ, mối lan)

- Dú mương chảu pên quai thớc Tốc mương xáu pên quai me (Ở mường mình thành trâu đực Đến mường người thành trâu cái)

Trong tiểu trƣờng nghĩa gọi tên động vật, có những tên động vật có tần số xuất hiện cao và đƣợc dùng biểu trƣng nhiều mặt về đời sống xã hội và thế giới tình cảm của con ngƣời. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung khảo cứu ý nghĩa biểu trƣng của ba con vật tiêu biểu có tần số xuất hiện cao và mang nhiều ý nghĩa biểu trƣng nhất trong “quám chiến láng”: “pà” (cá), quai (trâu), “cáy” (gà).

Hình ảnh “pà” (cá) xuất hiện trong 86 câu “quám chiến láng trong tổng số 508 câu có hính ảnh động vật. Con cá giữ vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Thái. Từ lâu, hình ảnh “cá” đã đi vào nếp nghĩ, lối sống

của ngƣời Thái và đƣợc vận dụng vào “ quám chiến láng” để biểu đạt nhiều vấn đề về triết lí nhân sinh.

Ngƣời Thái mƣợn hình ảnh “cá” để biểu đạt kinh nghiệm về thời tiết “Pà tền tạng hang hạ tím huôi” (Thấy cá ngược suối, nhảy qua trộc nước, thì sắp có lụt); “pà” đƣợc ngƣời Thái dùng biểu trƣng cho tình yêu, sự hi sinh, chịu đựng mọi gian khổ vì con cái của bố mẹ qua câu: “Khắm khảu hảy ha pa/Khắm là hảy hẳư xía (Cầm cơm khóc đòi cá/ Cầm địu đòi lên vai); “Đảy nộc po me kin tà/Đảy pà pò me kin kảng (Được chim bố mẹ ăn mắt/ Được cá bố mẹ ăn xương). Hình ảnh “cá” còn đƣợc ngƣời dân Thái dùng để biểu trƣng cho các tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng hay kén rể: “Bấng sào, bấng mưa sỏn/Bấng báo, bấng mưa chọn kăn na” (Xem gái, xem lúc đang xúc cá/Xem trai, xem lúc đang làm cỏ be bờ); “Pẳm mạy củ, mạy cha sin cốc/Túc pa khẻ, pa nộc pói noong/Pên khươi liệng soong hươn, xam hươn kấng chăư po lả, me lả” (Đẵn cây sấu, cây sâng sát gốc/Đánh cá chiên, cá trắm thả ao/Làm con rể nuôi hai, ba nhà vừa ý mẹ cha). Trong mối quan hệ xã hội, hình ảnh “cá” đƣợc sử dụng để khuyên răn sự thận trọng trong ứng xử cũng nhƣ đánh giá ngƣời khác: “Báu chắc nặm hứ pấng pà/Báu chắc na, hứ pấng sum khảu púk” (Không biết nước hãy xem cá/Không biết ruộng hãy xem khóm lúa đang trồng”; ăn ở với nhau phải biết nhƣờng nhịn đoàn kết “Thán phay đanh hàng pà chắng ngó/Thán phay báu đanh hàng pà báu ngó” (Đuôi cá cong bởi hòn than hồng/Hòn than không hồng thì đuôi cá cũng chẳng cong), phản ánh tâm lý đề cao số đông, đề cao tinh thần tập thể “Pà pên mú pà tai/ Côn mi lai xum hứ mẳn” (Cá thành đàn cá chết/Người nhiều đoàn thì vững); phản ánh kinh nghiệm sống phải linh hoạt, thích nghi với môi trƣờng xung quanh, sống trong môi trƣờng nào thì quen môi trƣờng đó “Pà quén nong/Chong quén mỏ” (Cá quen ao/Muôi quen nồi); góp phần phản ánh những nét đẹp trong sinh hoạt của ngƣời Thái,sự chu đáo, mến khách “Pay kin pa/Ma kin lảu/Tạu non xứa hốm pha” (Đi, ăn cá/Về, uống rượu/ Lại nằm đệm đắp chăn). Hình ảnh “pà” (cá) còn đƣợc dùng để biểu trƣng cho triết lí hết sức giản dị nhƣng lại là quy luật tất yếu của cuộc sống: việc đã rồi, sự đã rồi, không bao giờ trở lại trạng thái ban đầu nữa “Pà dảng báu cưn ma

xáy/Cáy dảng báu cưn ma khăn” (Cá sấy không trở về đẻ/Gà sấy chẳng trở lại gáy).

Đối với ngƣời Thái, “quai” (con trâu) đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống kinh tế của họ với câu tục ngữ: Con trâu là cái nền nhà (Tô quai tại hƣơng). Khi Tết đến, họ thƣờng cho trâu ăn bánh chƣng, lá dong... Con trâu còn đƣợc sử dụng vào mục đích tôn giáo, là lễ vật cúng tế trong các đám tang nhà giàu, chức dịch hoặc các bậc cao niên và nhất là trong các dịp cúng bản, cúng mƣờng để tạ lễ Trời Đất, cầu yên cho dân trong bản mƣờng.

Hình ảnh “quai” (trâu) xuất hiện trong khoảng 82 câu “quám chiến láng” trong tổng số 508 câu tục ngữ có hình ảnh động vật. Tần số này cho thấy, trong tâm thức ngƣời Thái, con trâu giữ một vị trí quan trọng. Chúng gần gũi thân thiết với cuộc sống của đồng bào dân tộc. “Quai” (trâu) trong “quám chiến láng” bởi thế mang nhiều nghĩa biểu trƣng khác nhau.

Trƣớc hết, “quai” (trâu) đƣợc dùng nhƣ một dấu hiệu nhận biết đặc trƣng nhất của loài mình “Quai mi chƣ pộ khâu” (Trâu có tên bởi sừng); để biểu trƣng cho những thứ đắc dụng nhất “Quai nham ma, pha nham nao” (Trâu lớn gặp mùa, chăn gặp rét), phản ánh kinh nghiệm lựa chọn thời điểm tốt nhất để vật nuôi, cây trồng phát huy tác dụng. Do hình dạng to lớn, mạnh mẽ trâu đƣợc dùng để biểu trƣng cho sức mạnh, kẻ mạnh không chịu cảnh chung đụng chật hẹp “Quai thơc báu huôm cọk/Mu phó báu huôm háng” (Trâu đực không chung chuồng/Lợn đực không chung máng )và “quai” còn đƣợc dùng biểu trƣng cho bọn cƣờng quyền

“Quai ngan tó căn/Phoi nhúm nhả nọi” (Trâu dữ húc nhau/ Nát bãi cỏ nhỏ). Sự tranh chấp của bọn cƣờng quyền “quai ngan tó căn” (trâu dữ húc nhau) đã khiến ngƣời dân lành thấp cổ, bé họng bị tai bay, vạ gió “Phoi nhúm nhả nọi” (Nát bãi cỏ nhỏ). Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, kẻ nào có thế lực khỏe mạnh, kẻ ấy thắng, ngƣời nào sức yếu thế cô thì đành chuốc lấy thất bại “Quai he hương xắn phột/Côn cột hương ta chan” (Trâu nhát thường run sợ / Kẻ gian thường bạo tàn). Hình ảnh “quai” có khi đƣợc dùng để lên án bọn quan lại độc ác, tàn bạo “Quai tốc na maư me họi/Khỏi tốc quan maư me păn” (Trâu phá lúa phạt tiền trăm/Đầy tớ trái ý

quan phạt tiền nghìn). Sự chậm chạp, lừ đừ của trâu đƣợc dùng biểu trƣng cho ngƣời ngu ngơ, lề mề trong công việc, không nhanh nhẹn, quyết đoán để lỡ mất cơ hội và đành chịu thiệt thòi “Quai khảu hụa, au tô toi lăng” (Trâu phá rào, bắt con đi sau), dùng “quai” (trâu) để phê phán thói ganh ghét, đố kị của một số ngƣời trong xã hội “Quai phứa báu ứa quai phục” (Trâu bừa không ƣa trâu buộc). Hình ảnh “Ngua hụ chắc ngua, quai hụ chắc quai” (Bò biết đằng bò/ Trâu chỉ biết trâu) lại là hình ảnh ẩn dụ nói về sự ích kỉ, cá nhân, thiếu tính cộng đồng. Không chỉ tục ngữ Thái mà tục ngữ Việt cũng đã nhiều lần thể hiện thái độ phê phán lối sống này nhƣ “Đèn nhà ai ngƣời ấy rạng”, “Bè ai nấy chống”…Ngƣời Thái dùng hình ảnh “quai” (trâu) để biểu đạt cho sự gắn bó trong tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với con vật “Quai bay pưng măn họng/Nọng pay pi ken chaư” (Trâu lìa đàn nó kêu/Em lìa anh đau lòng). “Quai” (trâu) còn là hình ảnh biểu trƣng cho bản chất con ngƣời không thay đổi dù hoàn cảnh có đổi thay “Quai đón lông nặm cả đón” (Trâu trắng xuống nước vẫn trắng”. Ngƣời Thái còn dùng “trâu” để truyền đạt những bài học răn ngƣời, khuyên ngƣời ta phải biết kiềm chế, nóng tính hỏng việc lớn, mất tình cảm “Pút tò ngua xia ngua/Pút tò quai xia quai/Pút tai xia pi nọng” (Nóng bằng bò mất bò/Nóng bằng trâu mất trâu/Nóng tính mất anh em). Điểm độc đáo trong “quám chiến láng”của dân tộc Thái là họ còn dùng hình ảnh “quai” để biểu đạt tâm lý trọng họ ngoại, biểu đạt tầm quan trọng của họ ngoại “Quai đi năm nhả/Lụ khà nhơ lung ta” (Trâu đẹp với cỏ/Con côi nhờ đằng ngoại). “Quai” đƣợc dùng để biểu đạt tình thế trớ trêu trong cuộc đời con ngƣời: thất cơ lỡ vận trở về với cội nguồn, bản quán, họ hàng để đƣợc an ủi, ẩn dật “Quai hạt mưa lánh/Nặm hành mưa văng” (Trâu đứt về chuồng/Nước cạn về vũng).

Hình ảnh “cáy” (gà) xuất hiện trong khoảng 63 câu/3025 câu “quám chiến láng” có chứa các từ ngữ chỉ động vật. Gà là loại động vật mà tên gọi đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên, phong phú và phản ánh phần nào đặc trƣng văn hóa – dân tộc trong ngôn ngữ cũng nhƣ trong tƣ duy của ngƣời Thái. Có thể nói, trong các loài vật nuôi, gà là một trong những con vật rất gần gũi với ngƣời đồng bào dân tộc. Tiếng gà gáy trƣa, gọi sáng đã trở thành thứ âm thanh quen thuộc đối

với mỗi bản làng. Ngƣời thái nuôi gà theo hình thức nửa chăm sóc, nửa tự nhiên. Đàn gà hầu nhƣ chỉ gặp chủ buổi chiều và buổi sáng khi vào chuồng và ra chuồng để ăn. Giống gà Thái do đó mà nhỏ, chắc thịt, chân chì và có sắc lông gần giống với gà rừng…Hình ảnh con gà, với dáng vẻ, đặc điểm và tập tính ấy đƣợc ngƣời Thái dùng làm biểu trƣng những quan niệm triết lí nhân sinh sâu sắc, thâm thúy và đúc kết bao kinh nghiệm về chăn nuôi hay nghệ thuật ẩm thực của ngƣời Thái.

Điều thú vị là những đặc điểm về tập tính của “cáy” (gà) đƣợc dùng làm chất liệu để biểu trƣng cho bao vấn đề triết lí nhân sinh. Trƣớc tiên, nó là dấu hiệu để nhận ra đặc điểm của loài “Cáy lảm hốn, xỉ đảy/Côn lảm xồng, lảm xừa, bò đảy” (Gà để lông quệt đất thì được/Người để quần để áo quệt đất không được). Một trong những nét nổi bật của gà trống là tiếng gáy. Tiếng gà gáy đã đi vào văn chƣơng và thƣờng đƣợc dùng biểu trƣng cho thời gian, cho ngày mới sắp đến hoặc biểu trƣng cho cảnh thanh bình nơi làng quê yên ả. Nhƣng khi đi vào “quám chiến láng” của dân tộc Thái, tiếng gáy của gà trở thành một tiêu chí để đánh giá phẩm chất của con ngƣời đƣợc thể hiện qua lối sống, việc làm “Cáy xốc, chọng khăn/ Côn măn, non hòi” (Gà chọi hay gáy/Người chăm ít ngủ); tiếng gáy ấy của gà là một “tín hiệu” tình cảm đặc biệt của các cặp tình nhân có ý với nhau “Cáy báu khăn báu hụ/Chụ báu xắng báu ma” (Gà không gáy không biết/Tình không hẹn cũng đến), “Cáy báu khăn nhên lai báu hụ/chụ báu xắng há cọ báu tảu” (Gà không gáy cáo vằn không biết/Người tình không nhắn ta cũng không lại). Đây là một ẩn dụ hết sức độc đáo và thú vị. Tiếng gà gáy còn đƣợc ngƣời Thái dùng để biểu trƣng cho tƣ tƣởng ganh đua, ghen tỵ, không chịu thua kém ai: “Cáy tó căn pừa xiêng khăn” (Gà chọi nhau bởi tiếng gáy); dùng việc tập gáy của gà giò để chê bai sự thiếu hiểu biết của ngƣời khác “Cáy nọi hính ép khăn” (Gà giò mới tập gáy). Hình ảnh “cáy” (gà) đƣợc ngƣời Thái dùng làm biểu trƣng cho sự quan trọng của hình thức bề ngoài “Cáy pựa khôn/Côn pựa xuổng xửa” (Gà đẹp bởi lông/Người đẹp bởi quần áo). Hình ảnh “cáy” (gà) đƣợc dùng để biểu trƣng cho tình cảnh trớ trêu, đáng thƣơng khi con không có bố “Cáy cổm báu mi hang/Lụ man tang báu mi ải” (Gà cộc không có đuôi/Con chửa hoang không có bố). “Cáy” (gà) đƣợc dùng biểu trƣng cho kẻ cậy thế hung hăng “Cáy hiếu xuân, xuân hại”

(Gà phá vườn, vườn nát) hay biểu trƣng cho kẻ càn quấy, cơ hội “Cáy chí pai, khỉ xăư cón/Hon chí nỉ, khỉ xăư thẳm” (Gà muốn chuồn ỉa vào ổ/Don sắp chuyển ỉa vào hang). “Cáy” (gà) đƣợc lấy làm hình ảnh truyền tải nội dung của những “quam xon côn” (Lời răn ngƣời): khuyên ngƣời ta đề cao tinh thần cảnh giác, kẻ gian lúc nào cũng rình mò, chờ ngƣời ta sơ hở là làm hại “Cáy non nhên báu non” (Gà ngủ cáo không ngủ).

Một phần của tài liệu trường nghĩa chỉ động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam (Trang 48 - 56)