lượng được chính xác.
+ Sự làm lạnh hydrocacbon: các hydrocacbon tạo ra một hiệu ứng lạnh trong đầu dò lưu huỳnh như là kết quả của sự hình thành một lượng lớn cacbon dioxyt trong ngọn lửa ngăn chặn sự hình thành SO2. Sự làm lạnh có thể được giảm đến mức tối thiểu bằng cách tối ưu hóa các điều kiện sắc ký để tách các hợp chất lưu huỳnh quan tâm từ các hydrocacbon nói chung có mặt trong mẫu phức tạp. Một đầu dò FID hoặc TCD có thể được sử dụng để nhận ra sự có mặt của các hydrocacbon gây trở ngại. Sự làm loãng mẫu hoặc bơm vào một lượng nho mẫu có tác dụng làm giảm bớt hiệu quả làm lạnh nếu nồng độ của hợp chất lưu huỳnh cao hơn đáng kể giới hạn tìm thấy của phương pháp.
+ Sự tự làm lạnh: trong trường hợp khác, ngược lại phản ứng được chỉ ra trong phương trình 3 dẫn đến sự tự làm lạnh. Sự xảy ra này khi ánh sáng phát ra được hấp thu lại trước khi đi tới bộ nhân quang. Nó xảy ra khi một nồng độ rất lớn của bất kỳ trạng thái lưu huỳnh nào có mặt trong ngọn lửa trên và vượt quá khoảng tuyến tính của đầu dò. Nó thường sinh ra một peak dạng M với tín hiệu ngược ở một đỉnh peak của thành phần mà sự nhầm lẫn có thể nhận ra khi hai hai hợp chất tách rửa sít nhau. Sự pha loãng mẫu hoặc bơm vào một lượng nho mẫu có thể loại trừ được ảnh hưởng này.
+ Phương pháp sắc ký: Một sắc ký đồ điển hình phân tích khí tự nhiên được minh họa ở hình 3.14 (liên hệ giữa sự trả lời với thời gian lưu). Thời gian lưu được lựa chọn theo thành phần lưu huỳnh được liệt kê ở tài liệu (bảng 3.8). Chúng có thể khác nhau nhiều phụ thuộc vào điều kiện sắc ký. Sự tách rửa liên tiếp và độ giản ra của các peak lưu huỳnh và hình dạng của chúng cũng nên tương tự nhau. Độ phân giải thích hợp được xác định khi sự phân tách đường nền của các peak liên tiếp được thực hiện. Sự phân tách đường nền của hai peak được xác định khi tín hiệu FPD của hợp chất đầu tiên quay trở lại đến một điểm tối thiểu thấp hơn 5% của peak nho nhất trong hai peak.
Bảng 3.8 Thời gian lưu của các hợp chất lưu huỳnh khác nhau