Hình 3.2 Các phương pháp sản xuất propylene

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp sắc ký khí kiểm soát chất lượng sản phẩm Propylene trong nhà máy lọc dầu Dung Quất (Trang 34 - 39)

phẩm có giá trị kinh tế rất cao (cao hơn so với xăng và Diesel). Vì vậy nên các nhà máy lọc dầu trên thế giới đều rất chú trọng tới sản phẩm này. Phân xưởng RFCC của nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng được tối ưu hóa vận hành nhằm mục đích thu được tối đa lượng propylene đế sản xuất polypropylene.

3.2 Giới thiệu về phân xưởng thu hồi Propylene của NMLD Dung Quất

3.3 Tiêu chuẩn sản phẩm [1]

Phân xưởng PRU được thiết kế để sản xuất propylene đủ tiêu chuẩn sản xuất polyme (Polymer Grade Propylene) và hỗn hợp C4 (Mixed C4's) để phối trộn cho xăng. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sản phẩm propylene từ phân xưởng PRU.

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn sản phẩm propylene từ phân xưởng PRU

Thành phần Đơn vị Tiêu chuẩn

Propylene %wt 99,6 min

Tổng lượng parafine %wt 0,4 max

Metane ppm (wt) 20 max

Etylene ppm (wt) 25 max

Ethane ppm (wt) 300 max

Acetylen, metyl acetylen ppm (wt) 5 max

C4+ ppm (wt) 50max Hydro ppm (wt) 20 max Nitơ ppm (wt) 100 max CO ppm (wt) 0,33 max CO2 ppm (wt) 1 max Oxy ppm (wt) 1 max

Nước ppm (wt) bão hòa

Oxygenates ppm (wt) 15 max

Clo ppm (wt) 1 max

Lưu huỳnh tổng ppm (wt) 1 max

COS ppm (wt) 2 max

Asin (Arsine) ppm (wt) 0,03 max

Phosphine ppm (wt) 0,03 max

3.4 Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm của nhà máy nói chung và propylene nói riêng, phòng quản lý chất lượng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ nguyên liệu dầu thô đầu vào, các giai đoạn trung gian và sản phẩm cuối cùng theo tần suất được quy định như trong phụ lục 1.

3.5 Các phương pháp sắc ký khí kiểm soát chất lượng propylene 3.5.1 Quy trình lấy mẫu va xử lý mẫu chung cho các phương pháp 3.5.1.1 Tại các phân xưởng

• Mẫu được các nhân viên vận hành tại các phân xưởng lấy theo Quy trình kiểm soát mẫu, Hướng dẫn lấy mẫu và Kế hoạch lấy mẫu nội bộ.

• Lấy mẫu xong đặt tại các vị trí thu gom mẫu đã được quy định tại từng phân xưởng.

• Mẫu được nhân viên phòng QLCL thu gom và đưa về phòng nhận mẫu của

P.QLCL. Tại đây, mẫu phải được xếp gọn gàng ngăn nắp tránh nhầm lẫn với các bình lấy mẫu khác.

3.5.1.2 Tại phòng nhận mẫu phòng quản lý chất lượng (QLCL)

Kiểm tra mẫu:

• Trưởng ca và nhân viên phòng QLCL tiến hành kiểm tra ngoại quan cũng như số lượng mẫu theo Quy trình kiểm soát mẫu.

• Nếu phát hiện ngoại quan không đạt hay số lượng mẫu không đủ thì trưởng ca phòng QLCL yêu cầu nhân viên vận hành phân xưởng lấy lại mẫu.

Phân phối mẫu:

• Trưởng ca có trách nhiệm phân phối mẫu về cho các nhóm phân tích (gồm

nhóm dầu thô và octan, sắc ký khí, nước và nguyên tố) theo Kế hoạch lấy mẫu nội bộ.

• Nhân viên phân tích nhận mẫu về phòng. Trước khi tiến hành các bước phân tích, nhân viên phân tích phải đặc biệt chú ý đến thứ tự ưu tiên các chỉ tiêu theo mục 3.5.1.3.

3.5.1.3 Tại phòng phân tích

Xử lý mẫu trước khi phân tích:

• Đối với các mẫu dầu nhẹ như naphtha, kerosen, refomat, isomerat, mogas..: đặt mẫu trong tủ lạnh ít nhất 15’ trước khi phân tích.

• Đối với các mẫu dầu nặng như dầu thô, FO, clarified hay slury..: gia nhiệt ở nhiệt độ từ 45÷600C để mẫu chảy long. Khi phân tích phải lắc đều chai mẫu để mẫu đồng nhất và đại diện.

Khi phân tích mẫu khí và dầu long, nhân viên phân tích phải chú ý và đặc biệt tuân thủ theo thứ tự ưu tiên các chỉ tiêu như sau:

• Phân tích thành phần • Đo áp suất hơi

• Đo điểm chớp cháy

• Phân tích thành phần chưng cất

• Ngoài ra, với mẫu có nhiều chỉ tiêu thuộc nhiều nhóm phân tích, thì thứ tự phân tích ở các nhóm là: nhóm sắc ký khí  nhóm dầu thô và octan  nhóm nước và nguyên tố. Khi nhóm này phân tích xong nhân viên phân tích phải ghi chú lên nhãn chii mẫu và chuyển đến nhóm phân tích tiếp theo. Nhóm phân tích chỉ tiêu cuối cùng của mẫu phải tiến hành việc thanh lý và lưu mẫu (nếu có yêu cầu lưu).

3.5.1.4 Tại phòng rửa mẫu va lưu mẫu

• Mẫu sau khi đã phân tích xong thì dược chuyển về vị trí đặt mẫu của từng phòng

• Việc thanh lý và lưu mẫu được thực hiện theo Hướng dẫn lưu mẫu và thanh lý mẫu.

3.5.1.5 Sơ đồ đi mẫu

Chỉ rõ trình tự từ khi đi lấy mẫu ở các phân xưởng cho đến khi phân tích xong mẫu và được thanh lý. (tham khảo phụ lục 2)

3.5.2 Phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn cho khí không ngưng trong C2 va sản phẩm hydrocacbon nhẹ bằng GC theo ASTM D 2504-88 [7]

 Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này bao gồm việc xác định H2, O2, và CO với hàm lượng trong khoảng ppmv (phần triệu thể tích) trong C2 và sản phẩm hydrocacbon nhẹ. Phương pháp này có thể được dùng cho hydrocacbon khác nhẹ hơn ethylene, nhưng việc kiểm tra không bao gồm như trên.

 Tóm tắt phương pháp:

Mẫu được tách trong một hệ thống sắc ký khí - rắn sử dụng rây phân tử như là chất hấp thụ rắn. Nồng độ của khí cần xác định được tính toán từ việc ghi lại chiều cao và diện tích peak. Khí Argon có thể được sử dụng làm khí mang cho việc xác định H2 có nồng độ dưới 100ppmv. Argon nếu có mặt trong mẫu sẽ gây trở ngại cho việc xác định O2.

 Ý nghĩa và sử dụng:

Sự có mặt lượng lớn các vết H2, O2, và CO có thể gây hại trong vài trường hợp sử dụng sản phẩm hydrocacbon như là nguyên liệu. Phương pháp này phù hợp cho

bộ tiêu chuẩn, cho việc sử dụng như một công cụ điều chỉnh đặc tính bên trong và sử dụng trong việc phát triển hay nghiên cứu.

 Thiết bị: máy GC#8

Hình 3.4 Thiết bị GC#8 nhìn từ trên

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp sắc ký khí kiểm soát chất lượng sản phẩm Propylene trong nhà máy lọc dầu Dung Quất (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w