7 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện các chức năng quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý cấp xã huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, ảnh hƣởng tác động qua lại với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và thống nhất với nhau trong quy trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Mỗi biện pháp là một khâu, mắt xích quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả công tác bồi dƣỡng năng lực thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc cho cán bộ quản lý cấp xã.

Khảo sát đánh giá, xác định nhu cầu, đối tƣợng là khâu đầu tiên để lập kế hoạch hoạt động, từ nhu cầu, đối tƣợng sẽ lựa chọn nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp, hiệu quả, hạn chế và khắc phục tính hình thức và lãng phí nguồn lực trong đào tạo, bồi dƣỡng.

Huy động nguồn lực, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu, mong đợi của ngƣời học sẽ thu hút đƣợc chu quan tâm, chú ý, hấp dẫn đối với học viên, đảm bảo chất lƣợng công tác bồi dƣỡng. Giảng viên tốt, phƣơng pháp giảng phù hợp, thuyết phục, gắn kết đƣợc lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn hoạt động giúp cho học viên dễ vận dụng vào thực tế công việc và đem lại hiệu quả trong công việc. Xây dựng đƣợc nguồn giảng viên tốt thuận lợi để chủ động trong các hoạt động bồi dƣỡng, không bị động, phụ thuộc, ảnh hƣởng đến tiến độ, thời gian thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng đặt ra.

Đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng nhằm đáp ứng nhu cầu, nội dung và những vấn đề thực tế đặt ra. Phƣơng pháp bồi dƣỡng tốt và hình thức đa dạng phù hợp là yếu tố đảm bảo tính khả thi và thành công hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bồi dƣỡng. Một mặt vừa hấp dẫn, thu hút ngƣời học, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý cấp xã có thể tham gia (hình thức học tại huyện, địa bàn...) từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân, mặt khác cũng khắc phục tình trạng tốn kém, lãng phí nguồn lực.

Nguồn lực tài chính, cơ chế hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất là khâu không thể thiếu, là yếu tố cần trong công tác bồi dƣỡng cán bộ, nguồn lực tài chính cho biết kế hoạch có thực hiện đƣợc hay không, mức độ quy mô, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng nhƣ thế nào?. Cơ chế hỗ trợ tài chính cũng là điều kiện, giải quyết những khó khăn cho cán bộ quản lý cấp xã tham gia bồi dƣỡng.

Kiểm tra, giám sát hoạt động nhằm đánh giá hoạt động bồi dƣỡng có đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn hay không? làm cơ sở, tiền đề cho việc điều chỉnh nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng.

Tóm lại: Để công tác đào tạo, bồi dƣỡng năng lực thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc cho cán bộ quản lý hành chính cấp xã đạt kết quả tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu và thực tế đặt ra trong công tác quản lý chính quyền cơ sở và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, TTBD huyện với tƣ cách là cơ quan giúp việc cho UBND huyện trong đào tạo bồi dƣỡng cán bộ trên địa bàn cần nghiên cứu, triển khai và thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên.

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện các chức năng quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý cấp xã huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 88)