Khu vực thị trường Châu Á: Với các thị trường như Trung Quốc, Nhật

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê (Trang 26 - 30)

Bản, Hàn Quốc và thị trường các nước ASEAN. Đây là những thị trường có triển vọng lớn trong tương lai cũng như có ý nghĩa rất quan trọng với Công ty do

sân về vị trí địa lý và được hưởng nhiều ưu đãi, đặc biệt là khu vực thị trường

các nước ASEAN. Hiện tại, Đa số các thị trường này, từ thị trường Singapore,

đều là những thị trường mới, kim ngạch thị trường xuất khẩu chưa cao, khách

hàng trong giai đoạn đầu mới dừng lại ở một hai hợp đồng nhỏ nên chưa thê có

kết luận gì về tăng trưởng thị trường. Vấn đề lúc này là tiếp tục thâm nhập, tạo

quan hệ tốt với các bạn hàng để có một chỗ đứng vững chắc hơn.

Các thị trường còn lại gồm có :Khu vực thỉ trường Nga và các nước Đông

Âu như Balan, Séc, Slovenia, Rumani; khu vực thị trường Châu Đại Dương với

hai nước Autralia, Newzeland. Những khu vực thị trường này là những khu vực quen thuộc đối với các sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên cho đến nay chỉ mới có hai thị trường Balan ở Đông Âu và thị trường Australia ở Châu Đại

Dương là hai thị trường đạt được kim ngạch xuất khâu cao và đều đặn hàng

năm, các thị trường còn lại đều là những thị trường mới hoặc đang trong giai

đoạn khó khăn như thị trường Nga và một số nước Đông Âu khác.

Trong số 28 thị trường tại các khu vực địa lý kế trên có khoảng 10 thị

trường lớn có kim ngạch xuất khâu cà phê hàng năm với công ty đạt tới hàng trăm ngàn Đôla Mỹ. Các thị trường này là thị trường chính cho các sản phẩm cá phê của công ty về kim ngạch và sản phẩm xuất khâu cũng như về triển vọng phát triển trong tương lai.

BẢNG 5: CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY PROSIMEX

NƯỚC SỐ LƯỢNG <TẢN>_ | KIM NGẠCH <NGHÌN ĐÔ

LA >

NĂM 1997 1998 1997 1998

ĐỨC 965 627.9 1.197,7 1057,7

BA LAN 864 360 1.058 542.8 PHÁP 634 216 727 382.8 Ỹ 583 271.8 835,2 548.2 BỈ 341 90 403.5 135,1 ÚC 274 243 456.1 0

TÂY BAN NHA 504.5 588,7 715,9 899,1 MỸ 814.7 2.217 1.072,7 2.453 MỸ 814.7 2.217 1.072,7 2.453 CA NA ĐA 108 274.1 139 515.8 SINGAPORE 590.4 351.8 64.7 408,9

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Công ty Prosimex.)

Có thê thấy các thị trường lớn kế trên đều thuộc những khu vực tiêu thụ

chủ yếu là Tây Âu, Bắc Mỹ và thị trường Singapore ở Châu Á. Năm 1997, các thị trường này chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khâu cà phê của Công ty, sang năm 1998 đã tăng lên 74%. Như vậy vai trò của các thị trường chủ chốt của Công ty đang ngày càng được khăng định. Tuy nhiên, những con số thống kê cũng cho thấy một thực tế là kim ngạch và sản lượng xuất sang những thị trường chính trong năm qua đã giảm sút một cánh đáng kể: Kim ngạch giảm 5.8% từ 7.368.6 nghìn Đôla Mỹ xuống còn 6.942.§ nghìn Đôla Mỹ: sản lượng giảm

8,2% từ 5.678,6 tấn xuống còn 5.213,3 tấn. Việc giảm sút này đối với Công ty

có cả ý nghĩa tiêu cực.

Về ý nghĩa tích cực, sản lượng giảm nhiều hơn kim ngạch và tăng trưởng

về số lượng thị trường vẫn đạt ở mức cao, như vậy giá xuất cà phê giảm không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đáng kế , việc giảm sút kim ngạch chủ yếu là do giảm sút về sản lượng. Nguyên nhân của giảm sản lượng là công ty giảm lượng hàng xuất đề tránh thiệt hại do biến động mạnh về cung câu, giá cả trên thị trường cà phê thế giới. Mặt khác trong tình hình khó khăn nhưng công ty vẫn duy trì được việc mở rộng thị trường chứng tỏ công ty đã có định hướng đúng cho mặt hàng cà phê xuất khâu và có biện pháp duy trì định hướng đó .

VỀ mặt tích cực, rõ ràng Công ty đứng ở thế bị động trước những biến

động của thị trường cà phê thế giới và biện pháp duy nhất có hiệu quả là giảm

sản lượng xuất khâu để tránh thua lỗ . Đây cũng là một biện pháp hay và cần

lâu dài vì trong thời gian tới thị trường cà phê sẽ còn tiếp tục biến động mạnh và phúc tạp.

Đối với từng thị trường cụ thể, số liệu trong báo cáo cho ta những thông tin khác nhau :

- Thị trường khu vực Tây Âu: Là thị trường truyền thống của Công ty hiện vẫn giữ được vị trí đứng đầu trong cơ cấu thị trường nhưng đang có sự giảm sút về kim ngạch và sản lượng như đã trình bày ở trên. Sự giảm sút này cũng là nguyên nhân chính dẫn tới giảm kim ngạch xuất khâu cà phê trong năm 1998. Nguyên nhân của tình trạng này là sư biến động phức tạp của giá cà phê

và tình hình thời tiết ở nước ta diễn biến xấu ảnh hưởng tới sản lượng và chất

lượng cà phê tại nhiều vùng trong đó có các khu vực mà công ty đang khai thác. - Hiện nay khu vực thị trường Tây Âu đã xuất hiện một xu hướng tiêu dùng mới là chuyên đối một phân tiêu dùng cà phê Robusta sang tiêu dùng cà phê Arabica do chất lượng cà phê Arabica cao hơn và hương vị thơm ngon hơn .Trong khi đó, khu vực khai thác của Công ty là các tỉnh miền núi phía bắc còn đang ở thời kỳ đầu phát triển cây cà phê nên sản lượng chưa cao, chất lượng còn chưa đạt như dự tính. Theo chương trình của Nhà nước về trồng cây cà phê thay

thế cây thuốc phiện thì khí hậu ở đây phù hợpvới cà phê Arabica, nhưng do

nguồn nước không đủ và chưa sạch nên chất lượng chưa đạt yêu cầu đề ra và sản

lượng cà phê nhân còn chưa cao. Phải còn một thời gian nữa nguồn cung này mới có thể ôn định cho xuất khâu. vì vậy trong thời gian này Công ty cần mở rộng phạm vi khai thác ra cả nước để có đủ đầu vào cho nhu cầu mới nhăm tăng tỷ trọng xuất khẩu loại cà phê chất lượng tốt, giá bán cao.

- Thị trường Mỹ là một thị trường mới đối với Công ty và hiện đang duy trì tăng trưởng kim ngạch với mức rất cao. Năm 1998 do hiệp định thương mại với Mỹ được nới lỏng nên Công ty đã năm cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ nhờ đó đã xuất khâu được 2.000.217 tấn cà phê sang Mỹ tăng 1.402 tấn so với năm 1997, kim ngạch tăng hơn một triệu Đôla Mỹ . Đây là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với dân số đông, người dân lại có thu nhập cao , thị hiếu cà phê đa dạng và có thói quen uống cà phê hàng ngày. Lượng tiêu thụ cà phê của thị trường này là khoảng 1.4 triệu tân/ năm , trên tổng số trung bình 5,6 triệu tấn/năm của toàn thế giới. Mỹ cũng là một nước đa sắc tộc, có những phong tục tập quán và thị hiểu khác nhau lên đòi hỏi có sự tìm hiểu và nghiên cứu sâu để thích nghi với nhu cầu tiêu thụ của từng cộng đồng và từng khu vực trên nước Mỹ. Trước mắt cộng đồng Việt Nam quốc tịch Mỹ (gần một triệu người) là một thị trường tiêu thụ lớn mặt hàng của Công ty. Tuy nhiên, xuất khâu sang một thị trường cách xa về địa lý như Mỹ sẽ làm cho chỉ phí vận

chuyển và chi phí bảo hiểm tăng lên khiến cho giá cà phê của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng cạnh tranh được với sản phẩm của các nước xuất

khâu khác trên thế giới. Hơn nữa, đây mặc dù là thị trường có sức mua cao với

các hợp đồng lớn và giá cả tương đối hấp dẫn so với các nước khác nhưng lại

yêu cầu chất lượng rất khắt khe vì vậy phải hết sức lưu ý về vẫn đề chất lượng .

- Khác với Mỹ và Tây Âu, thị trường Singapore là một hình thức thị trường mới thị trường (trung gian). Thị trường này xuất hiện do đòi hỏi cao của thị trường như Tây Âu và Bắc Mỹ về qui cách phẩm chất hàng hoá trong khi

nhiều nước xuất khẩu có trình độ chế biễn thấp, máy móc trang thiết bị lạc hậu.

cũ kỹ khó có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, qui cách phẩm chất từ các thị trường này. Thị trường trung gian, như Singapore, sẽ đứng ra tổ chức nhập khâu cà phê của các nước này, tái chế cho đúng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ sau đó tiễn hành tái xuất khâu. Trong những năm qua tình hình tại thị trường này khá ốn định và thuận lợi cho sản phẩm cà phê của Công ty cũng như của các doanh nghiệp khác ngành cà phê Việt Nam vì yêu cầu không cao và số lượng nhu cầu rất lớn. Việc giảm kim ngạch và sản lượng trong năm 1998 chỉ là tạm thời do tình hình thị trường diễn biến không thuận lợi .

Ngoài 10 thị trường chính kế trên còn có các thị trường có tỷ lệ kim ngạch nhỏ hơn, có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác tốt bao gồm: Hy lạp, Thuy S$ (Tây Âu); Rumani, Séc, Slovenia (Đông Âu), Israel (Tây Á), Trung

Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc (Các nước Châu Á khác); Ai

Cập (Châu Phi); NewZclan (Châu Đại Dương).

Như vậy. tính theo tý lệ phần trăm phân bổ cho các khu vực thị trường thì cả khu vực Châu Á mới chỉ chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cà phê của toàn Công ty trong đó riêng thị trường Singapore đã chiến tới khoảng 6%. Đây là tỷ lệ không đồng đều và cân có sự nghiên cứu đổi mới vì thị trường Châu Á không những gân mà còn dễ dàng cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập do có những ưu đãi riêng, đặc biệt như thị trường ASEAN có luồng xanh riêng cho hàng hoá

của các nước trong nội bộ khối. Mặt khác, thị trường Châu Á có nhu cầu đa

dạng không kém thị trường Tây Âu hay thị trường Bắc Mỹ. Có thể tìm thấy ở đây cả nhu cầu cho cà phê tinh chế chất lượng cao cũng như cà phê nhân chế biến theo tiêu chuẩn xuất khẩu thông thường mà các doanh nghiệp xuất khâu cà phê của ta có thể đáp ứng được ngay.

Với tình hình thị trường như hiện nay. chính sách chủ yếu của công ty với

các bạn hàng nước ngoài là làm ăn lâu dài, liên tục, duy trì, củng cỗ và phát triển những mỗi quan hệ bạn hàng trên các thị trường hiện tại, đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường các nước ASEAN, song song với việc tìm kiếm, lựa chọn bạn

hàng trên thị trường mới nhăm có biện pháp thâm nhập và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt hơn. Để thực hiện chính sách này, Công ty thường xuyên chú ý tới khâu cung cấp thông tin cũng như khâu thu nhập. xử lý thông tin kịp thời và chính xác.

Công ty đã áp dụng các phương pháp như sau để có thông tin thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và lựa chọn bạn hàng :

Phương pháp điều tra qua tài liệu sách báo:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê (Trang 26 - 30)