Một số kiến nghị nhằm củng cố và hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhất việt (Trang 70 - 77)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

3.2.Một số kiến nghị nhằm củng cố và hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

hợp lý, chính xác. Vì vậy, công ty cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

3.2. Một số kiến nghị nhằm củng cố và hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. giá thành sản phẩm.

Qua một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhất Việt trên những kiến thức đã được học ở trường, yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như hiện nay và tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. Em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó góp phần tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.2.1/ Yêu cầu của công tác hoàn thiện.

Việc tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt chức năng và phát huy vai trò kế toán trong công tác quản lý. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp cần tôn trọng các nguyên tắc và yêu cầu sau:

- Tổ chức công tác kế toán trong DN xây lắp phải phù hợp với luật kế toán Việt Nam, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

- Tổ chức công tác kế toán trong DN xây lắp phải phù hợp với các chế độ chính sách, thể lệ, văn bản pháp quy về kế toán do Nhà nước ban hành.

- Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp phải phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô, địa bàn hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghệp xây lắp.

3.2.2/ Các ý kiến hoàn thiện.

Đôn đốc công việc của giám sát tại công trình:

Đây là một bộ phận khá quan trọng, phục vụ đắc lực cho phòng kế toán hạch toán các chứng từ và lập báo cáo kịp thời, chính xác. Do vậy, ban lãnh đạo công ty phải thường xuyên đôn đốc họ chú trọng tới công việc của mình hơn, theo dõi sát các hoạt động phát sinh nhằm tránh tình trạng cập nhật sổ sách không kịp thời giúp cho việc hạch toán được tốt hơn.

Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu xuất thẳng đến công trình không qua kho: Công ty phải thường xuyên giám sát tình hình sử dụng vật liệu theo định mức của dự toán tránh tình trạng lãng phí hao hụt vật liệu, định kỳ Công ty nên cử cán bộ kế toán đi kiểm tra số vật liệu đã sử dụng, khối lượng công việc đã hoàn thành trên cơ sở vật liệu đối chiếu với định mức khoán và yêu cầu đội trưởng, thủ kho công trường cùng với đại diện của Công ty thực hiện kiểm kê kho vật tư tại công trường, lập biên bản kiểm kê vật tư.

Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

- Về việc trích trước chi phí nghỉ phép cho CN trực tiếp sản xuất: Là doanh nghiệp xây dựng các công trình nên số lượng công nhân trực tiếp thi công ngoài công trường là khá lớn, do yêu cầu của tiến độ là liên tục nên chi phí cho công nhân nghỉ phép là không nhỏ. Nhưng hiện nay, công ty vẫn chưa tính trích trước khoản tiền lương nghỉ phép cho công nhân. Đó là điều chưa hợp lý, theo Em kế toán tập hợp chi phí của công ty nên trích trước khoản tiền lương này và đều đặn đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng kỳ cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế sẽ không

gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh, để giá trị công trình các thời điểm được phù hợp đúng đắn.

Để lập được kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán chi phí phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm của công nhân trực tiếp sản xuất để tính số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch năm, theo tháng. Cách tính như sau: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNTTSX = Tiền lương chính thực tế phải trả cho CNTTSX x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước =

Tổng lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNSX

Tổng lương chính kế hoạch năm của CNSX

x 100

Trình tự hạch toán như sau:

1) Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép phải trả trong kỳ cho CNSX, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí công nhân trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả

2) Khi xác định tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNTT sản xuất, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (3352)

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341).

- Hiện nay, ở những công trình lớn số công nhân trong danh sách của công ty sẽ không đáp ứng theo tiến độ thi công nên công ty phải thuê thêm công nhân lao động thời vụ ở các địa phương nơi xây dựng công trình được trả lương khoán theo công việc, đơn giá giao khoán ...Vì vậy khi đội xây dựng gửi bảng tổng hợp lương về, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, định

khoản nên tách TK 334 - Phải trả công nhân viên thành 2 tài khoản cấp 2 như sau:

+ 3341 - Phải trả công nhân viên thuộc danh sách + 3348 - Phải trả lao động thuê ngoài

Hiện nay theo quy định việc trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn chỉ thực hiện đối với công nhân viên thuộc biên chế doanh nghiệp (không áp dụng cho lao động hợp đồng thời vụ). Cách hạch toán như sau:

+) Đối với lao động thuê ngoài là công nhân trực tiếp xây lắp ghi: Nợ TK 622 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 3348

+) Đối với lao động trong danh sách là bộ phận nhân viên quản lý đội ghi: Nợ TK 6271

Có TK 3341 Có TK 338

(chi tiết Có TK 3382, 3383, 3384, 3389)

VD: Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép phải trả trong kỳ cho CNSX 2% vào lương công nhân trực tiếp sản xuất.

Phần trích trước sẽ là : 2% X 74,980,000 = 1,499,600 Hạch toán: Nợ TK622: 1,499,600

Có TK 335: 1,499,600

- Hàng tháng công ty cần hạch toán chi phí sửa chữa máy thi công vào từng công trình, hạng mục công trình để việc tính giá thành chính xác hơn tránh làm ảnh hưởng tới giá trị công trình.

- Đối với máy thi công của công ty, để đơn giản công ty đã hạch toán chi phí khấu hao máy thi công vào khoản mục chi phí sản xuất chung (TK627) – Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho đội xây dựng (TK 6274), cách hạch toán này ảnh hưởng đến tính chính xác của các khoản mục chi phí, làm tăng chi phí sản xuất chung trong giá thành công trình. Do đó, Công ty nên chi tiết tài khoản 623 theo chế độ quy định để hạch toán chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh cho máy thi công :

+ TK 6231: Chi phí nhân công

+ TK 6231: Chi phí vật liệu sử dụng cho máy thi công + TK 6233: Chí phí dụng cụ sản xuất

+ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công + TK 6237: Chi phí dich vụ mua ngoài + TK 6238: Chi phí bằng tiền khác

Đối với kế toán chi phí sản xuất chung:

- Với kế toán CCDC: Thực tế, khi xuất một số CCDC cho các đội XD có giá trị lớn, có thể sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán nhưng lại được phân bổ một lần hết ngay trong kỳ. Để phản ánh đúng giá thành thực tế SP, đối với những CCDC như vậy, công ty nên tiến hành phân bổ nhiều lần thông qua TK142 (hoặc TK 242) - Chi phí trả trước.

+ Khi xuất dùng căn cứ vào giá thực tế của CCDC, kế toán ghi: Nợ TK142, 242 : Tổng giá trị thực tế của CCDC

+ Hàng kỳ, phân bổ giá trị CCDC xuất dùng:

Nợ TK627(6273): % Giá trị thực tế CCDC xuất dùng Có TK142, 242:

VD: Xuất 1 lô kera đặc biệt có giá trị 6,000,000 cần phân bổ trong 2 năm . Cần phân bổ theo tháng là: 6,000,000/(2 X 12) = 250,000 No TK 242: 250,000 Có TK 153: 250,000 Nợ TK 627: 250,000 Có TK 242: 250,000

Trên đây là một số kiến nghị đề xuất của Em, hi vọng rằng những ý kiến này có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

KẾT LUẬN

Chi phí sản xuất gắn liền với hiệu quả của việc sử dụng tái sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để cấu tạo nên giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một ý nghĩa rất quan trọng công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác quản lý sản xuất và chi phí sản xuất nói riêng.

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nhất Việt, em đã tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu về công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Song công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Nhất Việt vẫn còn một số hạn chế mà luận văn đã nêu cần phải khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn.

Vì thời gian ngắn và kiến thức có hạn, luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các anh, chị tại phòng Tài chính - kế toán của Công ty cùng các Thầy, Cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của

GS.TS Nguyễn Đình Đỗ, chị Nguyễn Thị Ngoan,ban lãnh đạo Công ty và

các anh, chị công tác tại Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty TNHH Nhất Việt đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.

Sinh viên thực hiện:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhất việt (Trang 70 - 77)