Kế toán chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhất việt (Trang 44 - 55)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

2.2.4.4/Kế toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi của các công trình.

Hiện nay, công ty TNHH Nhất Việt đã hạch toán các chi phí liên quan đến việc quản lý, phục vụ trong phạm vi các công trình được tập hợp trên TK 627 và được chi tiết theo công trình, hạng mục công trình.

Để hạch toán chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung, chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:

627.1 - Chi phí nhân viên quản lý ở đội xây dựng 627.2 - Chi phí vật liệu

627.3 - Chi phí dụng cụ sản xuất 627.4 - Chi phí khấu hao TSCĐ 627.7 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 627.8 - Chi phí bằng tiền khác.

Việc tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ tại công trình Toyota Mỹ Đình được tiến hành như sau:

Chi phí nguyên vật liệu, CCDC.

Trong mỗi công trình vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung có rất nhiều loại, mỗi loại có công dụng và chức năng khác nhau như: Đồ dùng bảo hộ, bao tải, dây nilong…Các loại nguyên vật liệu, CCDC này thường được mua ngoài và được xuất dùng nhiều lần trong kỳ. Giá trị nguyên vật liệu, CCDC xuất dùng cho quản lý công trình cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

Riêng CCDC mà công ty sử dụng thường là những đồ dùng bảo hộ lao động và một số CCDC khác thường có giá trị nhỏ xuất dùng thường xuyên nên công ty không tiến hành phân bổ. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn bán hàng, tờ kê chi tiết, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính. Dữ liệu nhập vào được máy tính tự động chuyển vào Sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627 theo từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể là bảng kê xuất CCDC như sau:

Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho của vật liệu, CCDC dùng cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi nhận chi phí nguyên vật liệu, CCDC dùng cho quản lý công trình là: 6,321,000 đồng.

Chi phí nhân viên quản lý công trình:

Chi phí nhân viên quản lý CT là các khoản tiền phải trả và các khoản trích theo tiền lương của nhân viên quản lý (quản lý CT, thủ kho…). Nhân viên quản lý CT được hưởng theo mức độ thực hiện tiến độ thi công CT, ngoài ra tùy theo chức vụ của mình họ còn được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm.

Căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp lương, kế toán tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng tương tự như cách tính toán đối với công nhân sản xuất. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương cho bộ phận gián tiếp và bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng công trình

nhập dữ liệu vào máy vi tính, máy tự động chuyển vào sổ Nhật kí chung, sổ chi tiết TK 627 theo từng công trình, hạng mục công trình.

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tháng 12/2011 (Biểu số 2.4: Đã trích ở phần tiền lương), kế toán ghi chi phí nhân viên quản lý công trình là: 13,707,744 đồng.

Chi phí khấu hao TSCĐ ở công trình.

TSCĐ ở công ty bao gồm nhiều loại và có giá trị sử dụng tương đối lớn chẳng hạn như: Máy đánh sàn, máy hút bụi, máy vệ sinh công nghiệp, máy khuấy sơn…Tỷ lệ khấu hao của các loại máy này là khác nhau. Mỗi TSCĐ được mở một thẻ chi tiết TSCĐ và được theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ mở từ đầu năm về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Số khấu hao được tính toán theo mỗi tháng và sẽ phản ánh vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng để tính, cuối tháng kế toán TSCĐ gửi bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ cho kế toán tổng hợp để làm căn cứ tính mức khấu hao TSCĐ sử dụng cho từng bộ phận. Công thức tính như sau:

Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm

= Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian sử dụng

Mức trích khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao (%năm) 12 tháng

Từ số liệu trên bảng trích khấu hao TSCĐ, kế toán nhập dữ liệu, máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627 cho từng công trình, hạng mục công trình và Sổ cái TK có liên quan( TK 214, TK 627).

Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi chi phí khấu hao dung cho quản lý công trình là: 6,212,400 đồng.

Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.

Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... Do công ty không có các phân xưởng điện nước riêng nên phải mua điện nước ở ngoài. Hàng tháng các chi nhánh điện nước đến kiểm tra và

tính tiền điện nước cho công ty, ngoài ra bộ phận quản lý và phục vụ cũng sử dụng điện nước nhưng với số lượng ít nên toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài này được phân bổ hết cho bộ phận sản xuất. Công ty thanh toán tiền điện nước bằng tiền mặt.

Trong quá trình sản xuất ngoài những chi phí trên còn phát sinh các chi phí các bằng tiền như: Chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí tiếp khách, chi phí bảo dưỡng, chi phí làm đêm, chi phí bốc dở nguyên vật liệu…Tất cả các khoản chi phí này đều được chi bằng tiền tạm ứng hoặc tiền mặt, các khoản chi phí này được theo dõi trên bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài do nhân viên hạch toán công trình lập và gửi lên phòng tài chính kế toán của công ty.

Cuối tháng kế toán nhập dữ liệu vào máy vi tính, máy chuyển vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627 chi tiết cho công trình, hạng mục công trình. Cụ thể được thể hiện trên bảng tổng hợp chi phí như sau:

Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí mua ngoài, kế toán ghi chi dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền là: 24,850,500 đồng.

Từ sổ chi tiết TK 627 ta có chi phí quản lý chung của công trình Toyota Mỹ Đình trong tháng 12/2011 là 109,402,435 đồng.

Vì phần mềm kế toán công ty sử dụng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo mã công trình, sản phẩm. Để xem chi tiết từng khoản mục chi phí của từng công trình kế toán chỉ cần khai báo với máy TK ghi Nợ và Mã công trình. Chẳng hạn, để xem Sổ chi tiết của TK 627 – chi phí sản xuất chung tháng 12/2011 kế toán khai báo với máy như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK ghi Nợ : 627

Mã công trình: 1080080.

Sau đó máy sẽ hiện màn hình chi tiết cho từng khoản mục chi phí.

2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty.

Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty đều được tập hợp về TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Công ty TNHH Nhất Việt tính giá thành sản phẩm theo tháng. Chi phí thực tế phát sinh trong tháng được tập hợp vào sổ chi tiết các Tài khoản của từng tháng sẽ được chuyển vào bảng tính giá thành sản phẩm của từng công trình, hạng mục công trình trong tháng đó.

Tài khoản sử dụng: 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Đồng thời với việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác kết chuyển trên máy các chi phí đó sang bên Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối tháng 12/2011, kế toán tổng hợp vào mục “ Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh” vào mục “Kết chuyển từ TK đầu 6 sang TK 154” khai báo các thông tin cần thiết máy yêu cầu để chuyển Cộng Nợ các TK 621, 622, 623, 627 lưu sang bên Nợ TK 154. Việc kết chuyển được thực hiện lần luợt với từng khoản mục chi phí.

Chẳng hạn, để kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình Toyota MĐ, kế toán cần khai báo với máy như sau:

Kết chuyển chi phí: Từ 01/12/2011 – 31/12/2011

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ TK621 sang TK154 Mã chi tiết TK: TK 627

Mã công trình: 1080080

Sau khi kế toán khai báo các thông tin cần thiết như trên, máy sẽ thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình Toyota Mỹ Đình tháng 12/2011 (bằng cách chuyển số cộng Nợ trên sổ cái TK 621 tháng 12/2011 chi tiết cho công trình Toyota Mỹ Đình lưu sang bên Nợ của TK 154 tháng 12/2011 chi tiết cho công trình Toyota Mỹ Đình). Việc kết chuyển các khoản mục chi phí khác: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cũng được tiến hành tương tự. Sau khi kết chuyển hết các khoản mục chi phí sản xuất của công trình Toyota Mỹ Đình trong tháng 12/2011 sang bên Nợ TK 154, máy thực hiện cộng Nợ của các TK đầu 6 để xác định chi phí sản xuất phát sinh tháng 12/2011 chi tiết cho công trình Toyota Mỹ Đình, từ đó xác định giá vốn của công trình Toyota Mỹ Đình. Giá vốn của công trình được chuyển sang bên Có TK154 và chuyển vào sổ cái TK 632 , được thực hiện bằng cách kế toán chọn “ Kết chuyển từ TK 154 sang TK 632” và khai báo các thông tin cần thiết về mã chi tiết TK, mã công trình như trên.

Cuối tháng căn cứ vào kết quả dòng cộng của từng sổ chi tiết TK, kế toán tổng hợp lên sổ chi tiết TK 154 như sau:

Từ sổ chi tiết TK 154 ta có Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công trình Toyota Mỹ Đình trong tháng 12/2011 là 677,336,050 đồng.

2.2.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm.

Tính giá thành sản phẩm là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì đây là cơ sở để công ty hoạch định được giá bán sản phẩm. Từ đó làm căn cứ để công ty có biện pháp giảm chi phí tăng doanh thu cho công ty. Do vậy công ty rất chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch giá thành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhất việt (Trang 44 - 55)