VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨM
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách tư pháp hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây
hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần làm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiều tư tưởng, quan điểm, định hướng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã được pháp luật hóa thành những quy định tương ứng của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002... cần tiếp tục được pháp luật hóa thành những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đồng thời hạn chế được những bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, đảm bảo tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. Ngày 26/11/2003 Bộ luật Tố tụng hình sự đã được thông qua tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI. Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật, theo đó Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có 8 phần, 37 chương và 346 điều luật. So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã tăng 1 phần, 5 chương và 49 điều luật. Bộ luật đã giữ lại những quy định còn phù hợp, loại bỏ những quy định không còn phù hợp, sửa đổi những quy định chưa chặt chẽ, chưa chính xác hoặc chưa cụ thể, bổ sung và xây dựng những quy định còn thiếu, kết cấu của Bộ luật, ngôn ngữ, cách diễn đạt... cũng được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về xét xử phúc thẩm tại phần thứ tư, gồm 2 chương và 25 điều luật. Bên cạnh đó còn có nhiều điều luật khác điều chỉnh chế định này.