e. Các trường hợp khác
2.2.2. Các giải pháp khác
* Giải pháp về tổ chức - cán bộ
- Tổ chức lại các Tòa phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao và các Viện phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho phù hợp;
- Tăng cường cán bộ và kiện toàn biên chế thẩm phán và kiểm sát viên của Tòa án và Viện kiểm sát cấp phúc thẩm, phân công nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động phúc thẩm các vụ án hình sự phụ thuộc rất lớn vào các chủ thể tiến hành tố tụng, đặc biệt là các thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm. Thực tiễn cho thấy trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên ở nước ta nói chung và của đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm nói riêng còn nhiều bất cập, không đồng đều, kỹ năng nghiệp vụ còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa trong giai đoạn hiện nay. Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, một
chất. Vì vậy, xây dựng đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên của nước ta nói chung và đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm nói riêng có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi là một yêu cầu cấp thiết, một giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự. Các giải pháp này bao gồm:
Thực hiện tốt công tác tuyển dụng và bổ nhiệm thẩm phán và kiểm sát viên; Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm;
Phải làm tốt công tác tuyển dụng và bổ nhiệm các chức danh tư pháp ở Tòa án và Viện kiểm sát các cấp nói chung và ở cấp phúc thẩm nói riêng. Ngành Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân phải lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, không bị mua chuộc, cám dỗ, vụ lợi cá nhân để bổ sung vào đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên các cấp, đồng thời phải xử lý kịp thời nghiêm minh những cán bộ thoái hóa, biến chất.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng (ngắn hạn) cho đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên cấp phúc thẩm về kỹ năng xét xử phúc thẩm, kỹ năng tranh tụng tại các phiên tòa phúc thẩm cũng như các kỹ năng đặc thù đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, các vụ án về ma túy, các tội về chức vụ,… và cập nhật thường xuyên các kiến thức pháp luật. Đây là một giải pháp cấp bách cần triển khai và thực hiện kịp thời để sớm trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên nói chung và các thẩm phán, kiểm sát viên cấp phúc thẩm nói riêng để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong giai đoạn cách mạng mới.
Việc sắp xếp, bố trí và phân công nhiệm vụ đối với thẩm phán và kiểm sát viên nói chung và cấp phúc thẩm nói riêng phải căn cứ vào trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thực tế của họ. Cần kịp thời chuyển những phẩm phán, kiểm sát viên hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc kỹ năng nghiệp vụ sang làm công việc khác phù hợp hơn.
* Sửa đổi chế độ chính sách đối với các cán bộ ngành
- Bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của các Tòa án và Viện kiểm sát cấp phúc thẩm. Cơ sở vật chất - kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm cho hoạt động của một cơ quan, tổ chức. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, thì yếu tố này càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả xét xử nói chung và phúc thẩm các vụ án hình sự nói riêng cần bảo đảm đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát cấp phúc thẩm, để thẩm phán và kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật: bảo đảm trụ sở, phòng làm việc, phòng xét xử, các trang thiết bị cần thiết để làm việc như bàn ghế, máy vi tính, giấy bút, các văn bản pháp luật cần thiết,..
- Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với thẩm phán và kiểm sát viên. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy cán bộ làm việc có chất lượng và hiệu quả, vì nó tạo điều kiện cho họ yên tâm, phấn khởi, tập trung thời gian, trí tuệ vào công việc chuyên môn. Đây cũng là một yếu tố để hạn chế, ngăn chặn sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường hiện nay.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và có nhiều cố gắng áp dụng những biện pháp cần thiết để cải cách chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tư pháp. Tuy nhiên, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ viên chức các ngành tư pháp nước ta vẫn còn nhiều
sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác (nhà ở, chính sách hậu phương đối với gia đình, nghỉ an dưỡng, tham quan du lịch,...) thỏa đáng, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của họ là một yêu cầu cấp thiết và cũng một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động phúc thẩm nói riêng.
* Tăng cường công tác giải thích tuyên truyền giáo dục pháp luật
Bên cạnh các giải pháp pháp lý; các giải pháp về tổ chức, biên chế; về con người và vật chất - kỹ thuật như đã đề cập ở trên, thì việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm công dân cho các tầng lớp nhân dân cũng là một giải pháp không kém phần quan trọng để nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu các quy định pháp luật tố tụng hịnh sự về xét xử phúc thẩm trong thực tiễn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến nay, có thể rút ra một số điểm chính sau:
1. Từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực, ngành Tòa án Hà Nội đã thực hiện một cách có hiệu quả các quy định của Bộ luật. Bên cạnh những kết quả đạt được: tỷ lệ giải quyết án lớn, chất lượng xét xử tương đối cao,… thì vẫn còn những tồn tại đó là: tình trạng án quá hạn, án hủy vẫn còn tồn tại… Nguyên nhân của các tồn tại này là do sự bất cập của các quy định pháp luật hiện hành, trình độ năng lực, nghiệp vụ hạn chế, tinh thần trách nhiệm cũng như tác phong làm việc chưa cao của một bộ phận cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát các cấp.
2. Từ những tồn tại, yếu kém nêu trên, nâng cao hiệu quả xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta hiện nay là một nhu cầu cấp thiết và tất yếu khách quan của phát triển xã hội theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa theo tinh thần của Nghị quyết
số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị. Để làm được điều đó cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau như giải pháp về mặt pháp lý, giải pháp về tổ chức cán bộ, vật chất kỹ thuật… Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giải pháp này là tiền đề cho giải pháp kia và ngược lại.
3. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về xét xử phúc thẩm đề xuất nhằm góp phần thiết thực vào quá trình sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, góp phần giải quyết vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, nâng cao hiệu quả xét xử nói chung và xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự, những kết quả mà chúng tôi đạt được thể hiện ở những điểm chính sau đây:
Qua nghiên cứu các quan điểm khác nhau về phúc thẩm trong tố tụng hình sự và quy định của các nước về phúc thẩm, luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận các nội dung cơ bản của phúc thẩm: tính chất của phúc thẩm; thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và thủ tục phúc thẩm các vụ án hình sự; các quan điểm và xu hướng khác nhau trong điều chỉnh bằng pháp luật ở các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm mang tính khoa học về phúc thẩm trong tố tụng hình sự. Kết quả nghiên cứu góp một phần nhằm thống nhất nhận thức lý luận về bản chất và nội dung của phúc thẩm với tư cách là một giai đoạn độc lập, một chế định của tố tụng hình sự, đồng thời là một thủ tục xét xử lại những vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Luận án đã làm nổi bật được tính xã hội, tính lịch sử của các quy định này (tính chất và đối tượng của phúc thẩm trong tố tụng hình sự; phạm vi xét xử phúc thẩm; quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm; vấn đề thủ tục xét xử phúc thẩm rút ngắn,...) để từ đó rút ra những yếu tố hợp lý cần được kế thừa, phát triển trong quá trình sửa đổi toàn diện Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành; những quy định không còn phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và quá trình dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội cần loại bỏ nhằm bảo vệ có hiệu quả hơn các quyền con người trong lĩnh vực đặc thù này.
Các quy định pháp luật tố tụng hình sự nước ta về phúc thẩm không ngừng được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, do sửa đổi, bổ sung không đồng bộ, toàn diện nên các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và về phúc thẩm nói riêng ngày càng bất cập làm hạn chế hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta. Trước yêu cầu đòi hỏi của công
cuộc cải cách tư pháp, các quy định pháp luật hiện hành về phúc thẩm và các quy định có liên quan cần được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta những năm gần đây, luận án đã chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn phúc thẩm và nguyên nhân để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc đó nhằm nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự.
Dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tố tụng hình sự về phúc thẩm, có tham khảo pháp luật của một số nước, luận án đã chỉ ra nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra những định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phúc thẩm, cụ thể là:
- Các giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về phúc thẩm và các quy định có liên quan đến phúc thẩm;
- Các giải pháp về tổ chức nhằm kiện toàn tổ chức, biên chế của các Tòa án và Viện kiểm sát cấp phúc thẩm nhằm xây dựng đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên nói chung và đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm nói riêng có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động có hiệu quả; có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của họ;
- Ngoài ra, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm công dân cho các tầng lớp nhân dân cũng là một giải pháp cần quan tâm.