Quy định chung về xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự (Trang 36)

* Tính chất của xét xử phúc thẩm

Tính chất của xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 230 của Bộ luật: "Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị" [35].

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng do luật định nhằm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm. Thông qua việc xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm sửa chữa những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi ra bản án hoặc quyết định.

Theo quy định này, tính chất của xét xử phúc thẩm là xét xử lại và đối tượng của xét xử phúc thẩm là các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc quy định tính chất của xét xử phúc thẩm là "xét xử lại" và "xét lại" là không chính xác, không thống nhất với nguyên tắc "Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử". Việc quy định như vậy

dễ gây nhầm lẫn với tính chất của giám đốc thẩm vì đây là hai giai đoạn tố tụng khác nhau về bản chất và yêu cầu tố tụng.

* Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Tòa án có thẩm quyền xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị là Tòa án cấp trên trực tiếp. Cụ thể như sau:

- Các Tòa phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các vụ án do các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị (Điều 20, Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).

- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án do các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong tỉnh đó đã xét xử sơ thẩm mà bản án (quyết định) chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. (Điều 28, Điều 30 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).

Riêng đối với hệ thống các Tòa án quân sự, thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định cụ thể theo Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002, theo đó Tòa án quân sự được tổ chức thành ba cấp: Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự trung ương. Và cấp phúc thẩm của Tòa án quân sự cũng được tổ chức ở hai cấp, cụ thể:

- Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án do các Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. (điểm a khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự năm 2002).

- Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án do Tòa án quân sự khu vực xét xử bị kháng cáo, kháng nghị (khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự năm 2002).

Tuy nhiên, để phù hợp với xu hướng trong tương lai sẽ thành lập tòa án khu vực. Nên chăng cần thay thế cụm từ "Tòa án cấp trên trực tiếp" trong Điều 230 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thành "Tòa án cấp phúc thẩm".

* Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm

+ Những người có quyền kháng cáo và phạm vi kháng cáo: Theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật thì những người sau có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật:

- Bị cáo và (hoặc) người đại diện hợp pháp của họ;

- Người bị hại và (hoặc) người đại diện hợp pháp của họ;

- Người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

- Nguyên đơn dân sự và (hoặc) người đại hợp pháp của họ; - Bị đơn dân sự và (hoặc) người đại diện hợp pháp của họ;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và (hoặc) người đại diện hợp pháp của họ.

- Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

- Người được Tòa án tuyên bố là không có tội.

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo; còn theo Điều 231 Bộ luật Hình sự quy định thì họ lại có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Thực tiễn xét xử thời gian qua các Tòa án đều căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xác định quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại. Theo đó:

hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo [57].

Mặc dù vậy, hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng không thực sự thống nhất. Vấn đề đặt ra ở đây là xác định phạm vi kháng cáo của người bị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại như thế nào thì được coi là hợp lý. Nếu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự (chỉ có quyền kháng cáo về phần bồi thường và hình phạt của bị cáo là chưa đầy đủ, quá hẹp, không tạo điều kiện cho người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu quy định quyền kháng cáo của họ theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự (kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm) thì lại không hợp lý, quá rộng vì nếu cho phép họ kháng cáo toàn bộ bản án thì vô hình chung cho phép họ kháng cáo cả những quyết định của bản án sơ thẩm không liên quan gì đến họ như: quyết định về bồi thường thiệt hại cho người khác, quyết định xử lý vật chứng, án phí...

+ Thủ tục kháng cáo: Theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật quy định: Người kháng cáo phải gửi đơn đến tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này [35].

Theo hướng dẫn tại mục 3 phần I của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thủ tục kháng cáo được thực hiện như sau:

 Trường hợp nhận đơn kháng cáo nếu người làm đơn kháng cáo thuộc chủ thể kháng cáo, nội dung kháng cáo trong giới hạn của việc kháng cáo và đúng thời hạn quy định thì Tòa án thụ lý giải quyết, tiến hành việc thông báo kháng cáo theo quy định của Bộ luật.

 Trường hợp người kháng cáo đến Tòa án cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo thì Chánh án Tòa án cử một cán bộ tòa tiếp, giải quyết và lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.

 Trường hợp đơn kháng cáo của người có quyền kháng cáo nộp trong hạn luật định nhưng nội dung kháng cáo không rõ ràng thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho họ để họ thể hiện nội dung kháng cáo cho cụ thể và rõ ràng.

 Trong trường hợp đơn kháng cáo của người không có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn kháng cáo thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn cho họ và ghi chú rõ lý do trả lại đơn.

 Trong trường hợp kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm lập hồ sơ kháng cáo quá hạn và gửi đơn kháng cáo quá hạn cùng các giấy tờ tài liệu kèm theo chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn cho Tòa án cấp phúc thẩm.

- Việc nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo tại Tòa án cấp phúc thẩm:  Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) thì Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành theo quy định chung.

 Trong trường hợp người kháng cáo đến Tòa án cấp phúc thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm giải thích cho họ biết là họ chỉ có quyền trình bày trực tiếp về việc kháng cáo đối với Tòa án cấp sơ thẩm.

 Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết...

Nếu đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Do đó, khi nhận đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì Tòa án phải kiểm tra ngày đóng dấu trên phong bì và lưu phong bì cùng đơn kháng cáo để xác định ngày kháng cáo.

Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn. Nếu Ban giám thì trại tạm giam không ghi ngày nhận được đơn kháng cáo thì Tòa án yêu cầu Ban giám thị trại tạm giam xác nhận ngày nhận đơn đó để xác định ngày kháng cáo.

Theo hướng dẫn tại mục 4 phần I của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì:

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện Kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa [57].

Trong trường hợp ngay trong ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định mà bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa có đơn kháng cáo ngay thì Tòa án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo theo thủ tục chung.

Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc

ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Trong trường hợp người kháng cáo đến nộp đơn kháng cáo tại Tòa án hoặc trong trường hợp họ đến Tòa án cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn hoặc là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

 Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

 Đối với người bị xử phạt tử hình, nếu hết thời hạn kháng cáo mà không nhận được đơn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm phải xác minh xem họ có kháng cáo hay không. Biên bản xác minh phải có chữ ký của cán bộ Tòa án, cán bộ trại tạm giam và người bị xử phạt tử hình

+ Kháng cáo quá hạn:

Kháng cáo quá hạn được quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự. "1. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng..." [35].

Lý do chính đáng là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định. Ví dụ: do thiên tai, do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị...

Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm xác minh lý do kháng cáo quá hạn rồi gửi hồ sơ vụ án cùng kháng cáo quá hạn lên Tòa án cấp phúc thẩm.

"2. Tòa án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn" [35].

Theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoài bị cáo, đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn luật định. Do đó khi nhận được hồ sơ vụ án mà có nhiều người kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm phải kiểm tra xem có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên tòa.

Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập một hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn trên cơ sở, giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn kháng cáo. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét xử có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy tờ, tài liệu bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng.

Phiên họp xét kháng cáo quá hạn không bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn mà hồ sơ Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung đối với kháng cáo quá hạn đó. Nếu hồ sơ vụ án đang ở Tòa án cấp sơ thẩm thì sau khi nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi ngay hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Trong trường hợp trước khi mở phiên tòa mà Tòa án cấp phúc thẩm mới nhận được kháng cáo quá hạn thì trước khi khai mạc phiên tòa, hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn.

Thẩm phán tòa án cấp phúc thẩm đã tham gia Hội đồng xét xử xét lý do kháng cáo quá hạn vẫn có thể tham gia Hội đồng xét xử vụ án theo thủ tục chung.

* Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm:

+Quyền kháng nghị: Theo quy định tại Điều 232 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

+ Thời hạn kháng nghị: thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng

cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày

Một phần của tài liệu Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự (Trang 36)